Mục tiêu nghề nghiệp có thực sự quan trọng? làm gì để tạo mục tiêu phù hợp?

06/08/2021 16:30
Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp cụ thể là đang "vẽ" ra chiến lược phát triển trong tương lai. Chính nhờ nó mà bạn có động lực để bước những bước đi chắc chắn, không bị mất phương hướng trên con đường tiến tới thành công. Tại sao lại nói vậy? Hãy cùng JOBOKO tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu nghề nghiệp trong bài viết nhé.

Xây dựng sự nghiệp cần thời gian, cần kiên trì, cần kiến thức và quan trọng là cần một kế hoạch. Làm việc gì cũng vậy, nếu đã có sự chuẩn bị tốt chắc hẳn mọi việc cũng sẽ diễn ra suôn sẻ, dễ dàng hơn. Đó là lý do tại sao mỗi người cần có mục tiêu nghề nghiệp cho riêng mình.

MỤC LỤC:
I. Cần đặt mục tiêu nghề nghiệp như thế nào?
II. Cách xây dựng mục tiêu nghề nghiệp

muc tieu nghe nghiep co thuc su quan trong

Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu nghề nghiệp cụ thể

I. Cần đặt mục tiêu nghề nghiệp như thế nào?

1. Phát huy thế mạnh

Thực tế cho thấy, những người làm việc trong lĩnh vực mà mình thích thường có hiệu quả làm việc cao hơn, thời gian gắn bó lâu hơn và dễ dàng thành công hơn. Vì vậy, điều quan trọng, mục tiêu trước khi bắt đầu một công việc là cần xác định thế mạnh, sở trường để tìm vị trí và lĩnh vực làm việc thích hợp nhất. Chỉ có môi trường làm việc phù hợp mới tạo ra điều kiện tốt nhất để tập trung phát triển thế mạnh đã có.

Đọc thêm: Bạn đã biết cách thiết lập mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân?

2. Đi đúng hướng

Không ai khác, bạn phải là người lên kế hoạch và mục tiêu nghề nghiệp cho chính mình, đâu là "vạch đích" mà bạn muốn tới. Bằng cách này, ngay từ đầu, bạn sẽ có được cái nhìn trực quan nhất về những kỹ năng, phẩm chất, kinh nghiệm cần tích lũy để đạt được mục tiêu ban đầu.
Ước mơ của bạn là trở thành Giám đốc điều hành một công ty? Vậy, một khi đã xác định được mục tiêu đó, bạn cụ thể hóa từng bước đi, bắt đầu với vị trí giám sát viên, rồi quản lý. Trong quá trình đó đồng thời trang bị nhiều kỹ năng cần thiết, từng bước dần dần để một ngày tiến tới vị trí Giám đốc điều hành.
Một khi đã có bản kế hoạch sự nghiệp trong tay, dự trù trước mọi tình huống, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát, khi đó bạn hoàn toàn có thể chủ động ứng biến, không còn tình trạng chệch hướng đi.

3. Tự tin tiến bước

Một người bắt đầu sự nghiệp mà không có kế hoạch hay mục tiêu giống như đang đứng giữa ngã tư đường, bối rối không xác định được hướng đi và kết quả là đi sai đường. Nhìn vào thực tại, hiếm có người nào chắc chắn với quyết định của mình nếu không có sự đầu tư nghiên cứu và xác định bước đi từ trước.
Xây dựng mục tiêu ngay từ đầu là vô cùng cần thiết để tránh tới mức tối thiểu mọi biến số có thể xuất hiện, làm chủ tình thế và tự tin cất bước tới thành công.

muc tieu nghe nghiep co thuc su quan trong 2

Làm thế nào để xây dựng mục tiêu nghề nghiệp khả thi?

II. Cách xây dựng mục tiêu nghề nghiệp

Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp có tầm chiến lược quan trọng như vậy, làm thế nào để xây dựng cho riêng bản thân mình một kế hoạch khả thi đây?

1. "Nghĩ lớn"

Dám mơ lớn chính là tiền đề đầu tiên cho thành công sau này của bạn. Đừng tự giới hạn bản thân chỉ vì công việc hiện tại chẳng có chút liên quan hoặc bạn không có đủ kỹ năng cần thiết để chạm tới công việc yêu thích. Thay vào đó, hãy vạch rõ những điều bạn cần làm để thay đổi, trau dồi bản thân, để từng bước hiện thực hóa mục tiêu đó. Bằng cách này, bạn sẽ được tiếp thêm nguồn động lực và suy nghĩ tích cực hơn.

Đọc thêm: ​10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn

2. Xác định sở thích và thế mạnh

Tất nhiên, vấn đề thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp mỗi người. Tuy nhiên, động lực mặt tiền bạc như vậy liệu có thể giúp một người vượt qua áp lực và tâm lý chối bỏ công việc hiện tại?
Như đã nói, sở thích và thế mạnh có tác động rất lớn, hay nói cách khác là quyết định tính khả thi của mục tiêu sự nghiệp đề ra. Sở thích thì không khó để nắm bắt nhưng nếu gặp khó khăn khi xác định tiềm năng và thế mạnh của mình, bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của những người xung quanh, những người hiểu bạn.

3. Chuyển hướng

5 năm, 10 năm, 20 năm, khoảng thời gian cho mục tiêu nghề nghiệp dài như vậy, tất nhiên sẽ không tránh khỏi những lúc lung lay, không còn giữ được "lửa" và niềm yêu thích với ước mơ ban đầu. Điều này là hoàn toàn bình thường, đây không phải bạn từ bỏ, mà chỉ điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với bản thân của hiện tại. Trong trường hợp đó, hãy cân nhắc lại chặng đường đã qua, một lần nữa vạch ra hướng đi tiếp theo, chiến lược tiến tới đỉnh cao mơ ước.
Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng giúp phát huy tối đa thế mạnh bản thân, đảm bảo sự tự tin và chắc chắn trong từng lựa chọn, bước đi sau này. Tạo một bản kế hoạch như thế và bắt đầu chuyến hành trình xây dựng sự nghiệp, bạn đã sẵn sàng chưa?

tin mới

Top 10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất

Sinh viên tìm việc làm thêm không chỉ để tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng, mà còn để tăng thu nhập. Bạn có thể chọn công việc phù hợp với sở thích, khả năng và lịch học của mình. Trước khi nộp đơn, hãy kiểm tra thông tin việc làm một cách kỹ lưỡng để tránh rủi ro lừa đảo.

24/02/2023 11:00

Top 10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất

Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Lựa chọn được ngành học thuộc các nhóm ngành nghề trong xã hội dễ xin việc, bạn sẽ có nhiều cơ hội ứng tuyển sau khi tốt nghiệp với mức lương lý tưởng. Khi quyết định theo học, một số tiêu chí ngành nghề có thể sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, định hướng con đường sự nghiệp tương lai nhiều triển vọng phát triển.

14/02/2023 09:30

Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê "bèo bọt"?

Là một nghề nghiệp có đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội nhưng khi đánh giá về lương của kỹ sư xây dựng, có người ao ước rằng đó là mức cao, ấn tượng, trong khi với người trong nghề thì mức thu nhập không thực sự tương xứng. Để hiểu rõ, bạn hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin được JobOKO chia sẻ sau đây nhé.

08/02/2023 10:30

Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê "bèo bọt"?

​10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn

Khi tìm việc làm, ứng viên không chỉ viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng tuyển mà thông thường, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi rõ hơn câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn. Dù cho mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người là khác nhau, nhưng nếu muốn vượt qua vòng phỏng vấn, ứng viên đều cần biết cách diễn đạt thật thuyết phục, cho thấy đam mê, tham vọng của bạn. Cùng tham khảo ngay những mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất cùng JobOKO nhé.

26/01/2023 10:15

​10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn

Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Dù không nhận lời mời làm việc, bạn vẫn cần giữ quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng khi từ chối. Vì vậy, nắm được cách viết thư từ chối đi làm hay thư từ chối nhận việc khi trúng tuyển lịch sự của JobOKO, mọi việc sẽ đến với bạn đơn giản hơn nhiều.

11/01/2023 13:53

Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Lương của sinh viên mới ra trường bao nhiêu là chuẩn? Ngành nào cao nhất?

Là sinh viên sắp tốt nghiệp, bạn thắc mắc mức lương sau khi ra trường cao hay thấp? lương sinh viên mới ra trường là bao nhiêu? có đủ trang trải cuộc sống không? Đây là vấn đề chung của các bạn sinh viên mới ra trường, mong muốn có được 1 công việc tốt với mức lương hấp dẫn. Nhìn chung, mức lương của sinh viên mới ra trường đa dạng theo lĩnh vực ứng tuyển.

01/01/2023 10:55

Lương của sinh viên mới ra trường bao nhiêu là chuẩn? Ngành nào cao nhất?

Top 7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên

Là một ứng viên tìm việc, bạn muốn được nhận vào công ty lớn, có mức lương cao và cơ hội phát triển. Vậy ở cương vị nhà tuyển dụng thì sao? Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên? Hãy cùng tìm hiểu top 7 những điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên nhé!

01/01/2023 09:30

Top 7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên

Đi thực tập thường làm những công việc gì? có học hỏi được nhiều không?

Nhiều người cho rằng công việc của thực tập sinh chủ yếu là pha trà nước hay in ấn tài liệu, những công việc không liên quan gì đến chuyên ngành của họ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Nhân viên thực tập cũng có cơ hội được giao các công việc thực tập chuyên môn để rèn luyện những kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này.

20/12/2022 01:59

Đi thực tập thường làm những công việc gì? có học hỏi được nhiều không?

Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập

Thực tập là một trong những cơ hội quý giá nhất cho sinh viên để bước đầu xây dựng nền tảng cho sự nghiệp thành công trong tương lai. Thế nhưng, vì còn non nớt, chưa va chạm nhiều nên nhiều bạn vẫn bối rối không biết sinh viên thực tập cần nhất điều gì và phải làm thế nào để tìm nơi thực tập phù hợp hay tìm được công ty tuyển thực tập sinh uy tín.

07/12/2022 15:09

Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập

Chân dung một chuyên viên tài chính chuyên nghiệp

Những vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp muốn kiểm soát chặt chẽ, chi tiêu, đầu tư hợp lý thì không thể thiếu vai trò của Chuyên viên tài chính. Một chuyên viên tài chính chuyên nghiệp, ngoài trình độ chuyên môn còn cần nhiều yếu tố khác.

28/09/2022 16:05

Chân dung một chuyên viên tài chính chuyên nghiệp
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.