Ngành Công nghệ chế tạo máy học xong làm gì? công việc và mức lương

31/10/2021 08:30
Cho dù ở hiện tại hay tương lai, cơ khí vẫn sẽ là lĩnh vực kỹ thuật quan trọng và không thể thay thế. Trong đó, ngành công nghệ chế tạo máy cũng được đánh giá là ngành nhiều triển vọng, phù hợp với các bạn thích kỹ thuật, máy móc, thiết kế, chế tạo và vận hành.

Từ các trường trung cấp đến cao đẳng, đại học, ngày càng có nhiều trường mở chương trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy. Thực tế, nhiều người vẫn cho rằng đây là một ngành chuyên về thực hành, cần có tay nghề và thành thạo các nguyên lý cơ bản, kỹ năng chuyên môn là đủ. Tuy nhiên, việc các trường đại học có chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư ngành công nghệ chế tạo máy rồi các khóa đào tạo thạc sĩ... đã cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ cho nhân sự lĩnh vực này.

Học ngành Công nghệ chế tạo máy sau khi tốt nghiệp ra làm gì?

1. Tổng quan ngành Công nghệ chế tạo máy

Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của máy móc, thiết bị kỹ thuật, tự động hóa trong đời sống và các lĩnh vực sản xuất công nghiệp ngày nay. Ngành công nghệ chế tạo máy là ngành học chuyên về nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy, phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp, từ dây chuyền sản xuất, chế biến đến phương tiện đi lại...
Ở một đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam, lao động có trình độ, tay nghề với chuyên môn ngành công nghệ chế tạo máy có thể dễ dàng tìm việc. Không giới hạn khu vực hay tỉnh thành, với tấm bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của ngành này, bạn có cơ hội ứng tuyển thành công ở mọi miền đất nước và nhiều cơ hội thăng tiến.

2. Các khối thi ngành Công nghệ chế tạo máy

Những tổ hợp môn thi ngành công nghệ chế tạo máy phổ biến nhất hiện nay là: A00, A01, C01, D01. Ngoài ra, một số trường có thể xét tuyển các tổ hợp môn khối D07, D90, B00, A16, A03, A10. Các hình thức xét tuyển học bạn THPT cũng trở được nhiều trường áp dụng.

3. Mã ngành ngành Công nghệ chế tạo máy

Mã ngành dự thi ngành công nghệ chế tạo máy là: 7510202

4. Các trường đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tốt nhất

Khi nghe về ngành công nghệ chế tạo máy, nhiều bạn sẽ ngay lập tức nghĩ tới các trường trung cấp, cao đẳng nghề nhưng rõ ràng, có nhiều trường đại học hàng đầu mở chuyên ngành, bộ môn này. Nếu có năng lực để thi vào trường tốt, bạn không chỉ được tiếp xúc với kiến thức chuyên sâu và rèn luyện, thực hành nhiều mà tấm bằng khi đi xin việc cũng sẽ được đánh giá cao. Một số trường đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy có tiếng trên cả nước hiện nay là:

4.1. Miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội (chỉ tiêu: chưa rõ).
  • Đại học Hải Phòng (chỉ tiêu: 80).
  • Đại học Công nghệ Đông Á (chỉ tiêu: 38).
  • Đại học Thủy Lợi (Cơ sở 1) (chỉ tiêu: 210 - bao gồm cả kỹ thuật cơ khí và ngành công nghệ chế tạo máy).
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (100).
  • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên (chỉ tiêu: 60).

4.2. Miền Trung

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (chỉ tiêu: chưa rõ).
  • Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng (chỉ tiêu: 160).
  • Đại học Nha Trang (chỉ tiêu: 60).

4.3. Miền Nam

  • Đại học Công nghiệp TP.HCM (chỉ tiêu: chưa rõ).
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai (chỉ tiêu: chưa rõ).
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (chỉ tiêu: chưa rõ).
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long (chỉ tiêu: 50).
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (chỉ tiêu: chưa rõ).

Triển vọng nghề nghiệp ngành Công nghệ chế tạo máy ra sao?

5. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ chế tạo máy

Để có quyết tâm theo học và xây dựng sự nghiệp với tấm bằng tốt nghiệp ngành công nghệ chế tạo máy, hơn tất cả, bạn sẽ phải nắm rõ các cơ hội việc làm: Có thể xin việc vào đâu, trong các vai trò gì và thu nhập hàng tháng ra sao. Bên cạnh niềm yêu thích, đam mê của mỗi cá nhân, rõ ràng triển vọng có việc tốt, lương cao thực tế và thu hút hơn nhiều với đa số ứng viên dự thi, tìm việc làm.
Như đã đề cập, học ngành công nghệ chế tạo máy, bạn có thể đảm nhiệm nhiều vai trò ở các công ty, xí nghiệp khác nhau, ví dụ như: Công ty sản xuất chế tạo cơ khí, công ty sản xuất, khu công nghiệp, công ty thiết kế, thi công và lắp đặt thiết bị máy móc, các viện nghiên cứu, trường học và trung tâm đào tạo, đơn vị tư vấn...
Những vị trí việc làm phổ biến nhất cho sinh viên ngành công nghệ chế tạo máy là:

  • Kỹ thuật viên/ Nhân viên kỹ thuật chế tạo máy: Theo khảo sát của JobOKO, đây là công việc phù hợp cho các bạn sinh viên mới ra trường, bất kể trình độ trung cấp hay đại học. Mức lương hàng tháng từ 6 - 9 triệu/tháng, cao nhất khoảng 12 - 16 triệu/tháng.
  • Kỹ sư chế tạo máy/ Kỹ sư cơ khí chế tạo máy: Nếu học chương trình đào tạo kỹ sư chế tạo máy và làm trong vai trò này, khi mới ra trường, lương của bạn từ khoảng 7, 8 triệu/tháng và tăng dần lên 14 - 15 triệu/tháng. Thu nhập cao nhất của bạn sẽ trong khoảng 25 - 30 triệu/tháng, tương đương hầu hết các vai trò kỹ sư khác.
  • Kỹ sư thiết kế (cơ khí, chế tạo máy): Vị trí này chuyên về thiết kế, sáng tạo, chế tạo máy móc và thiết bị, máy móc. Tùy theo năng lực, bạn sẽ nhận khoảng 8 - 13 triệu/tháng trong vài năm đầu, tăng dần lên 20 - 40 triệu/tháng khi đã có kinh nghiệm và uy tín, có các thiết kế được công nhận.
  • Nghiên cứu, giảng dạy: Trở thành chuyên viên nghiên cứu tại các Viện Cơ khí, Trung tâm Thiết kế và Công nghệ chế tạo máy... hay giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có chuyên ngành công nghệ chế tạo máy, cơ khí,... là các lựa chọn khác cho những bạn học công nghệ chế tạo máy. Tuy nhiên, các công việc này thường yêu cầu bằng cấp cao với kết quả học tập tốt, các thành tích trong quá trình học, thực hành, thực nghiệm.

Mức lương của ngành Công nghệ chế tạo máy cao hay thấp?

6. Tố chất, kỹ năng cần có để thành công trong ngành Công nghệ chế tạo máy

Bên cạnh bằng cấp, các tốt chất và kỹ năng đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với các công việc, vai trò trong ngành công nghệ chế tạo máy. Ngay từ khi đi học đến khi đi làm, bạn hãy chú ý để rèn luyện và phát triển các kiến thức, kỹ năng sau để thành công, có sự nghiệp như ý:

  • Kiến thức về các quy trình kỹ thuật cơ điện.
  • Khả năng làm việc với hệ thống máy tính.
  • Đọc và viết mã lập trình máy.
  • Đọc bản thiết kế sản xuất.
  • Kỹ năng thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống sản xuất tự động.
  • Hiểu biết chuyên sâu về hệ thống thủy lực, khí nén và điện, quản lý năng lượng, gia công...
  • Yêu thích máy móc, thiết bị, công nghệ chế tạo máy.
  • Tư duy logic, sáng tạo.
  • Sức khỏe tốt, tay chân nhanh nhẹn, chú ý đến chi tiết.
  • Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt, tập trung và quản lý công việc, thời gian hiệu quả.

Mong rằng, các thông tin đầy đủ về ngành công nghệ chế tạo máy, khối thi, mã ngành dự thi, các cơ hội việc làm, thu nhập và các trường đào tạo mà JobOKO vừa chia sẻ sẽ hữu ích với bạn. Chọn ngành học và chọn trường không dễ nhưng một khi có định hướng và quyết tâm, bạn sẽ thành công.

MỤC LỤC:
1. Tổng quan ngành Công nghệ chế tạo máy
2. Các khối thi ngành Công nghệ chế tạo máy​
3. Mã ngành ngành Công nghệ chế tạo máy
4. Các trường đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tốt nhất
5. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ chế tạo máy
6. Tố chất, kỹ năng cần có để thành công trong ngành Công nghệ chế tạo máy

Đọc thêm: Công việc của Kỹ sư chế tạo máy là làm gì?

Đọc thêm: Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888