Kinh tế vốn là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm rất nhiều chuyên ngành khác nhau tập trung vào mọi khía cạnh. Trong số đó, ngành kinh tế phát triển có đặc thù là tập trung nhiều vào nghiên cứu, giải thích về các điều kiện, xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc gia. Các bạn hãy cùng JobOKO tìm hiểu kỹ hơn về chương trình đào tạo, khối thi cũng như cơ hội nghề nghiệp, mức lương của ngành này nhé.
Tìm hiểu cơ hội việc làm ngành Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển (Development Economics/Development Economics and International Development) là ngành học mà trong đó người học sẽ được tiếp xúc với rất nhiều kiến thức lý thuyết và cơ hội thực hành cả về kinh tế, các môn khoa học xã hội, kế toán, kiểm toán, tiếp thị... Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có thể tự tin trong lập kế hoạch, lựa chọn các hướng chuyên sâu về nghiên cứu kinh tế học, chính sách công hay môi trường và phát triển.
Ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhân lực có trình độ chuyên môn cao về kinh tế phát triển sẽ cần thiết trong nhiều lĩnh vực, hoạch định và thực thi các dự án, chính sách... Trong tương lai, ngành này cũng sẽ dần chứng minh được tầm quan trọng và các đóng góp ý nghĩa của mình.
Hiện nay, các trường đào tạo ngành kinh tế phát triển đang xét duyệt tổ hợp môn các khối: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh). Thông thường, tùy chính sách từng trường nhưng ngoài xét điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia, các trường cũng sẽ cân đối cả chương trình xét học bạ, tuyển thẳng.
Mã ngành dự thi của ngành kinh tế phát triển là: 7310105
Trên cả nước, chỉ có chưa đến 10 trường đào tạo ngành kinh tế phát triển, đặc biệt là ở khu vực phía Nam chưa có trường nào tuyển sinh ngành này. Điều này nói nên một thực tế rằng mức độ phổ biến của ngành kinh tế phát triển chưa cao, nếu muốn học thì sinh viên chưa có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, đổi lại thì bạn hãy nhìn đến các cơ hội sau khi ra trường, sẽ ít phải cạnh tranh hơn. Một số trường có ngành kinh tế phát triển hiện nay là:
Ngành Kinh tế phát triển có những trường nào đào tạo?
Với nhiều người, cho dù đã biết ngành kinh tế phát triển học những gì thì vẫn còn khá mông lung, mơ hồ vì chưa rõ sau khi tốt nghiệp có thể đi làm ở đâu, xin việc vào các vị trí nào. Mặc dù suy nghĩ đầu tiên với ngành này là làm trong cơ quan nhà nước hoặc theo hướng nghiên cứu nhưng thực tế, bạn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau ngay cả trong các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, công ty nước ngoài hoặc tự kinh doanh.
Khảo sát của JobOKO cho thấy, tấm bằng kinh tế phát triển không chỉ tạo cho bạn cơ hội nghề nghiệp rộng mở mà còn có mức lương tương đối cao, cụ thể như sau:
Ngoài ra, các công việc như thư ký, trợ lý kinh doanh cũng khá lý tưởng, giúp bạn có thêm kinh nghiệm, mối quan hệ để phát triển lên các vai trò có thu nhập tốt hơn. Với kiến thức chuyên sâu về kinh tế, khi có vốn và thị trường, các cơ hội tự kinh doanh cũng rất rộng mở với cử nhân ngành kinh tế phát triển.
Thu nhập của ngành Kinh tế phát triển cao hay thấp?
Trong lĩnh vực kinh tế nói chung và các chuyên ngành như kinh tế phát triển nói riêng, để thành công thì bạn sẽ cần nhiều nỗ lực, tố chất và kỹ năng, kinh nghiệm hơn là bằng cấp. Về cơ bản, những gì bạn được học ở trường chỉ là kiến thức cơ sở. Có các kỹ năng sau đây, bạn sẽ tiến gần hơn tới thành công trên con đường sự nghiệp:
Với tiềm năng, các cơ hội việc làm và xây dựng sự nghiệp, ngành kinh tế phát triển đang dần được nhiều người biết đến hơn. Nếu như có niềm yêu thích và muốn thử sức trong lĩnh vực này, bạn hãy cân nhắc tới việc thi vào các trường đào tạo ngành kinh tế phát triển nhé.
MỤC LỤC:
1. Tổng quan về ngành Kinh tế phát triển
2. Các khối thi ngành Kinh tế phát triển
3. Mã ngành ngành Kinh tế phát triển
4. Các trường đào tạo ngành Kinh tế phát triển tốt nhất
5. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế phát triển
6. Phẩm chất, kỹ năng cần có để thành công trong ngành Kinh tế phát triển
Đọc thêm: Học ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?
Đọc thêm: Học Kinh tế xây dựng ra làm gì? có dễ xin việc không?