Nghề IT (
công nghệ thông tin) trải qua những giờ phút thăng trầm. Trước khi công nghệ trở nên phổ biến, nhân viên IT là việc làm không nhiều người theo đuổi. Tuy nhiên, vài chục năm gần đây, nghề IT được đánh giá cao bởi xu thế phát triển dựa trên giải pháp công nghệ, kỹ thuật số và tự động hóa. Dẫu vậy, ngành nghề này cũng sẽ có những bất cập bên cạnh ưu điểm vượt trội mà bạn vẫn thấy.
Trước khi quyết định ứng tuyển thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng
các vị trí công việc trong ngành IT để lựa chọn việc làm phù hợp. Bất kể bạn vừa mới bắt đầu vào nghề hay đang suy xét đổi nghề thì những ưu nhược điểm của nhân viên IT dưới đây cũng đáng để bạn suy ngẫm.
Việc làm IT hiện nay được rất nhiều ứng viên yêu thích và lựa chọn
I. Nghề IT và những lợi thế vượt trội
1. Thu nhập cao
Không có mức lương tiêu chuẩn cho tất cả các vị trí,
việc làm công nghệ thông tin. Mức lương nhân viên IT trung bình vào khoảng
8 - 22 triệu đồng/tháng. Ngoài làm việc tại công ty, doanh nghiệp, nhân viên IT còn có thể kiếm thêm nhiều nguồn thu nhập khác như cài win thuê,... Xét trên mặt bằng chung so với các ngành nghề khác, nhu cầu về công nghệ ngày càng tăng và lợi thế lớn nhất của nghề IT là dịch vụ kỹ thuật thu hút các khoản thanh toán tương đối lớn tại doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và vị trí freelance (dân IT tự do). Theo kết quả khảo sát lương Dice Salary Survey, năm 2015 ghi nhận mức tăng lương lớn nhất ở ngành IT.
2. Nhiều lựa chọn
Nhân viên trong lĩnh vực công nghệ chắc chắn có nhiều lựa chọn khi xác định loại hình doanh nghiệp muốn làm việc. Trên thế giới ngày nay, mọi ngành nghề đều sử dụng dịch vụ IT, từ y tế đến ô tô, làm đẹp cho đến du lịch, giáo dục cho đến thể thao. Không còn nghi ngờ gì nữa, mọi ngành nghề bạn nghĩ đến đều cần nhân viên công nghệ. Nhân viên IT có cơ hội đạt được đỉnh cao sự nghiệp ngay khi còn trẻ hoặc lựa chọn làm cố vấn hoặc giảng dạy về công nghệ thông tin.
3. Phát triển sự nghiệp
Dân công nghệ không cần lo lắng bị lỗi thời. Mỗi ngày đều có những cải tiến mới trong lĩnh vực IT đòi hỏi nhân viên IT có trình độ chuyên môn cao,
kỹ năng công nghệ tốt và không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề.
Nếu bạn đang có ý định đổi nghề, bạn cần có cái nhìn dài hạn về thế giới công nghệ. Văn phòng Thống kê Lao động trực thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ đưa ra tăng trưởng trung bình ngành là 18% vào năm 2020. Mọi người đều có tiềm năng phát triển trong ngành IT và kiếm được nhiều tiền hơn cùng với sự phát triển chung của ngành.
Tất nhiên rồi, đằng sau ngọt ngào là những cay đắng mà không phải dân trong nghề thì chưa chắc đã hiểu. Ngành công nghệ không phải dành cho tất cả mọi người. Xem một số hạn chế sau của nghề IT sẽ giúp bạn quyết định có muốn theo đuổi nghề này hay không.
Việc làm nhân viên IT có thực sự tốt? II. Những thách thức của nghề IT không phải ai cũng biết
1. Yêu cầu và khiếu nại không ngừng
Công nghệ không phải một trong những những kỹ năng mà mọi người trong công ty đều có. Nhân viên khác có thể mơ hồ hoặc không biết gì về công nghệ. Do đó, nhân viên công nghệ luôn nhận được nhiều phàn nàn và yêu cầu từ đồng nghiệp, có những thứ thậm chí còn không có trong bảng
mô tả công việc.
Đôi khi có tình huống dở khóc dở cười xảy ra là máy tính đột nhiên tắt, người sử dụng thì nghĩ rằng máy gặp sự cố trong khi thực tế là dây nguồn bị lỏng khi ai đó dẵm vào. Công việc nhiều khi rất phức tạp và chán nản, đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn. Trong trường hợp nhân viên IT làm tự do, có thể gặp phải trường hợp người ta ngầm phá hoại để từ chối thanh toán.
2. Sự chuyên môn hóa
Người bình thường sẽ không hiểu rõ toàn bộ những phức tạp trong ngành công nghệ. Họ cho rằng một nhân viên IT có thể giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật. Trên thực tế giống như những lĩnh vực khác, công nghệ có nhiều chuyên ngành khác nhau, chẳng hạn như phát triển ứng dụng, phát triển web, chuyên viên an ninh mạng,
nhân viên quản trị mạng, chuyên viên hỗ trợ máy tính, quản trị hệ thống... Họ có thể nghĩ rằng bạn không đủ khả năng nếu họ không hiểu rõ chuyên ngành, kinh nghiệm và bằng cấp của bạn.
3. Áp lực
Trong lĩnh vực công nghệ, bất kể là chuyên ngành nào, bạn đều sẽ làm việc với rất nhiều áp lực. Lấy ví dụ trong trường hợp hệ thống ngân hàng gặp trục trặc. Tất cả
nhân viên kỹ thuật làm việc cho ngân hàng đó không thể nghỉ ngơi cho đến khi khắc phục xong sự cố. Nhiều ngành như ngân hàng hay y tế có hệ thống trọng yếu và nhân viên IT chắc chắn sẽ phải làm thêm giờ, tăng ca với áp lực vô cùng lớn. Nhân viên ngành khác đi làm và về nhà đúng giờ nhưng dân công nghệ thì không, họ cần phải ở lại, tìm kiếm mọi giải pháp để xử lý sự cố và đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường.
Lời khuyên khi tìm việc làm nhân viên IT Nghề IT có những cơ hội, ưu điểm nhưng đồng thời cũng có vất vả. Tùy vào định hướng, năng lực mà bạn quyết định chọn nên theo đuổi hay không. Để trở thành một nhân viên IT tốt, vượt qua được những áp lực và căng thẳng trong công việc, ngoài kỹ năng chuyên môn, nhân viên IT phải nắm rõ cả những kỹ năng mềm. Việc tự trau dồi, rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên IT giỏi, có cơ hội thăng tiến cao.
Mặc dù có những hạn chế nhưng IT hay
IT helpdesk vẫn luôn là một nghề triển vọng trong hiện tại và tương lai. Ngày càng nhiều người học và khám phá lĩnh vực này và con số này sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Trở thành một chuyên viên IT là một con đường phát triển tốt cho những thanh niên tài năng và sáng tạo, cũng như người đang có ý định chuyển nghề.
Cũng giống như nhân viên IT, lập trình viên cũng là một công việc khá khó, đòi hỏi người làm phải có trình độ chuyên môn cao. Để có được kinh nhiệm hoàn thành tốt công việc, lập trình viên cũng phải trải qua rất nhiều sự nỗ lực, mồ hôi nước mắt. Nhìn chung nghề nào cũng vậy, cũng sẽ cần có sự đánh đổi, nỗ lực và cố gắng, có như vậy mới có được vị trí công việc vững chắc và ổn định.
Nội dung chia sẻ trên đây đã giúp cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp có thể định hình được công việc rõ ràng trước khi nộp
cv xin việc ứng tuyển. Hơn nữa, khi ứng viên có cái nhìn tổng quát, quá trình làm việc sẽ tránh được nhiều bỡ ngỡ, từ đó yên tâm và cố gắng ngay từ đầu. Nếu bạn biết cách khắc phục những hạn chế trong ngành thì còn chờ gì nữa mà không bắt đầu sự nghiệp ngay hôm nay?
MỤC LỤC:
I. Nghề IT và những lợi thế vượt trội
II. Những thách thức của nghề IT không phải ai cũng biết
Đọc thêm: Ngoài chuyên môn, nhân viên IT phải nắm rõ cả những kỹ năng mềm này
Đọc thêm: Mẹo "đánh bóng" CV xin việc dành cho ứng viên IT