Chuẩn bị danh sách các câu hỏi phỏng vấn cho từng vị trí việc làm khác nhau mà công ty đăng tuyển là nhiệm vụ quan trọng của nhà tuyển dụng. Có những câu hỏi hay, thú vị, "bẫy" ứng viên để phân loại, đánh giá họ thật chính xác. Bên cạnh đó, cũng có những câu hỏi mà nhà tuyển dụng phải tránh không bao giờ đề cập tới trong buổi phỏng vấn.
Thời gian cho mỗi lần phỏng vấn là có hạn, vì thế câu hỏi đưa ra cho các ứng viên cần có chọn lọc, giúp bạn tìm ra người phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng cũng như nhân tài cho công ty. Khó khăn sẽ càng nhiều hơn nếu bạn đảm nhận công tác tuyển dụng ở một công ty đa quốc gia, nơi mà nhân viên có quốc tịch và nền văn hóa khác nhau. Không riêng các ứng viên, cũng có các lỗi cơ bản mà nhà tuyển dụng cần tránh để quá trình tuyển dụng được nhanh và hiệu quả. Đi kèm với
những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay hỏi ứng viên là danh sách các câu hỏi bạn không nên đặt ra cho ứng viên, cùng tham khảo nhé!
Những kỹ năng giúp bạn trở thành một nhà tuyển dụng giỏi
Những câu hỏi nhà tuyển dụng nên tránh khi phỏng vấn ứng viên
1. Bạn tốt nghiệp năm nào?
Hỏi năm tốt nghiệp là câu hỏi liên quan đến xác định tuổi tác. Người phương Đông thường thoải mái hơn trong chuyện hỏi tuổi tác nhưng người phương Tây thì khác, người ta coi việc này là một trong những hành vi thiếu lịch sự. Ở một số quốc gia, hành vi phân biệt tuổi tác với người trên 40 là phạm pháp. Điều duy nhất bạn cần biết là họ đã đủ 18 tuổi chưa (21 tuổi với một số ngành nghề). Thông tin này nếu doanh nghiệp quan tâm có thể tham khảo trong Cv xin việc, bởi trong
Cv xin việc cơ bản đã cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, năm tốt nghiệp và quá trình học tập sinh hoạt...
2. Bạn có mấy cháu rồi?
Chủ đề về con cái thường do người được phỏng vấn đưa ra và xuất hiện trong phần trò chuyện ngắn (small talk) của buổi phỏng vấn hoặc buổi hẹn ăn trưa giữa bạn với họ. Anh ấy/cô ấy sẽ nắm được thông tin về bạn và đưa ra bình luận và theo phép lịch sự bạn cũng sẽ hỏi anh ấy/cô ấy câu tương tự. Ngoài ra, trong buổi phỏng vấn, câu hỏi được xem là phù hợp nếu liên quan đến khả năng làm việc của ứng viên đó. Chẳng hạn như: "Công việc có giờ giấc không được linh hoạt lắm. Chúng tôi khá khắt khe trong vấn đề này. Bạn sẽ không phiền gì chứ?".
3. Bạn có khiếm khuyết nào không?
Một số khiếm khuyết dễ dàng thấy được, chẳng hạn như khiếm thị, bại liệt, nhưng nhiều khiếm khuyết không thể hiện ra bên ngoài ngay ở lần gặp đầu tiên. Bạn không nên hỏi họ vấn đề này. Mặc dù bạn không cố tính kỳ thị người khuyết tật nhưng đây là chủ đề nhạy cảm. Thay vào đó, hỏi ứng viên xem liệu họ có khả năng hoàn thành tốt công việc không. Nếu họ cam kết có thể làm được thì việc họ khiếm khuyết hay không sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.
Bí quyết giúp bạn trở thành một nhà tuyển dụng giỏi
4. Bạn ghét điều gì ở công việc hiện tại?
Nghe có vẻ là một câu hỏi hay vì bạn sẽ biết được ưu điểm của vị trí đang tuyển dụng và điều mà ứng viên mong đợi. Nhưng hãy đặt mình vào vị trí của người được phỏng vấn, nếu họ nói thật có thể bạn sẽ nghĩ họ có suy nghĩ tiêu cực hoặc nói xấu sếp/công ty cũ. Vì thế, nếu bạn hỏi câu này, các ứng viên thường sẽ cố duy trì thái độ tích cực và bạn sẽ không nhận lại gì cả ngoài những lời xáo rỗng và nhận xét chung chung.
Một điều chắc chắn rằng nếu ứng viên hoàn toàn hài lòng với công việc hiện tại họ sẽ không tìm việc mới và cũng không gặp bạn trong buổi phỏng vấn. Thay vì hỏi họ không thích điều gì ở công việc hiện tại, bạn nên hỏi họ mong muốn điều gì ở công việc mới, câu hỏi này sẽ mang sắc thái tích cực hơn. Bên cạnh những lỗi trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng nên quan tâm tới những kỹ năng khi đăng tin tuyển dụng làm sao để có thể tiếp cận được nhiều ứng viên tiềm năng nhất và cũng có những
lỗi cần tránh khi đăng tin tuyển dụng nhất định mà nhà tuyển dụng không thể bỏ qua. Bởi tin tuyển dụng không chỉ là một tin đăng tuyển thông thường, nó phải có sự nổi bật, cuốn hút thì mới thu hút được ứng viên tiềm năng.
Những câu hỏi nên tránh sử dụng đối với nhà tuyển dụng trên đây nên áp dụng phỏng vấn ở mọi ngành nghề, dù doanh nghiệp bạn đang tuyển một
nhân viên kế toán bình thường, nhân viên kinh doanh hay
nhân viên thiết kế đồ họa, IT... Cái chúng ta cần quan tâm nhiều đó là năng lực và trình độ làm việc, hãy luôn biết cách phỏng vấn cuốn hút nhất, để các ứng viên ấn tượng về sự chuyên nghiệp của bạn.
MỤC LỤC BÀI VIẾT:
1. Bạn tốt nghiệp năm nào?
2. Bạn có mấy cháu rồi?
3. Bạn có khiếm khuyết nào không?
4. Bạn ghét điều gì ở công việc hiện tại?