Nhân viên kinh doanh bất động sản mới vào nghề làm sao để tồn tại?

05/11/2019 10:00
Nhân viên kinh doanh bất động sản mới vào nghề chẳng khác gì một start-up mới thành lập, gặp vô vàn khó khăn như không có uy tín, trong vòng tròn quan hệ rất ít người có khả năng mua nhà, khó khăn trong tiếp cận khách hàng tiềm năng. Nhiều nhân viên kinh doanh bất động sản không thể tồn tại qua hai năm đầu tiên hoặc ít hơn vì kỳ vọng quá lớn vào thu nhập trong khi lại đánh giá thấp chi phí bỏ ra.


Hai điều quan trọng nhất đối với một nhân viên kinh doanh bất động sản (hay nhân viên môi giới BĐS) đó là uy tín và mối quan hệ. Trong khi đó, một nhân viên mới vào nghề thiếu cả hai điều này. Họ chưa tạo được sự tin tưởng với khách hàng cũng như chưa có tập cơ sở dữ liệu khách hàng của riêng mình.

Trên con đường xây dựng uy tín và mối quan hệ của riêng mình, nhân viên kinh doanh BĐS cần sự bản lĩnh và một kế hoạch chu đáo để vượt qua khó khăn khi bước vào nghề. Ngoài ra các bạn cũng cần tham khảo thêm về công việc nhân viên kinh doanh bất động sản để có thể nắm rõ hơn công việc cũng như rút ra được những bài học tốt nhất cho bản thân. Dưới đây sẽ là một số kỹ năng sinh tồn dành cho nhân viên kinh doanh bất động sản mới vào nghề.


Nhân viên kinh doanh bất động sản bước chân vào nghề sợ nhất điều gì?

Cách tồn tại của nhân viên kinh doanh bất động sản mới vào nghề

1. Bạn không cần giỏi "bán hàng"

Để tạo được niềm tin nơi khách hàng, bạn cần đặt nhu cầu của họ lên trước nhu cầu của bản thân mình: cung cấp cho khách hàng thông tin về các dự án, chính sách khuyến mại và đưa ra tư vấn cho khách hàng để họ lựa chọn được căn nhà tốt nhất với chính họ chứ không phải đưa ra thông tin không đầy đủ để bán được nhà bằng mọi cách. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng hiện tại chính là chìa khoá để mỗi nhân viên bán hàng tạo ra nhóm khách hàng thân thiết.

Là một nhân viên môi giới bất động sản, bạn nên nghĩ rằng mình là một nhân viên tư vấn thay vì nghĩ rằng mình là một nhân viên bán hàng. Bỏ suy nghĩ "bán hàng" ra khỏi đầu, ngay cả khi bạn đang rất cần một đơn hàng. Bạn cần có kỹ năng đàm phán, thương lượng, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến khách hàng để có được sự thành công.

2. Xây dựng mối quan hệ

Đứng dưới góc nhìn của khách hàng, chúng ta chỉ muốn giao dịch mua bán với người quen biết, tin tưởng hoặc do người quen giới thiệu. Đưa ra một quyết định mua nhà là điều không hề dễ dàng. Vì thế, xây dựng mối quan hệ mọi lúc mọi nơi là điều không thể thiếu để tồn tại trong nghề môi giới BĐS. Tiếp cận khách hàng dựa trên nguồn dữ liệu của mình và do công ty cung cấp, tham gia các sự kiện về bất động sản, trực tiếp tham quan các dự án để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Cùng tham khảo Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ để giữ được những khách hàng tiềm năng và những mối quan hệ tốt nhất cho công việc của mình.

3. Nhiệt huyết và gắn bó với nghề

Một số người bắt đầu chuyển sang nghề này vì thấy người quen hoặc bạn bè mình làm môi giới bất động sản có mức thu nhập "khủng". Tuy nhiên, "việc nhẹ" và "lương cao" chẳng bao giờ song hành. Để có được thu nhập cao, bạn không biết họ đã phải bỏ ra bao nhiều mồ hôi, công sức, bao nhiêu thời gian trước khi đạt được thu nhập khiến bao người mơ ước. Nếu đến với nghề nhân viên kinh doanh vì tiền, bạn sẽ nhanh chóng thất vọng khi vài tháng trời không kí được một hợp đồng nào hoặc đến phút cuối khách hàng bỗng dưng huỷ hợp đồng.

4. Chịu được áp lực công việc

Đối mặt với áp lực công việc để có thành công tốt nhất

Giống như kinh doanh, nhân viên kinh doanh BĐS không có ngày nghỉ cố định vì nghề này là làm việc với khách hàng khi họ có thời gian rảnh. Bạn phải chấp nhận làm việc ngoài giờ hay cuối tuần và nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những người có nhiều thời gian rảnh. Chủ động gặp gỡ, tiếp cận khách hàng theo thời gian họ sắp xếp. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị tinh thần để ứng phó với những khách hàng không nghiêm túc và có hành vi thiếu tôn trọng.

5. Dự phòng ngân sách

Môi giới BĐS là nghề mà thu nhập chính của bạn dựa trên hoa hồng từ hợp đồng mua bán nhà chứ không phải lương cứng. Tháng trước bạn có thể kiếm được vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu tiền hoa hồng nhưng có thể vài tháng tiếp theo thậm chí lâu hơn, bạn không có thêm một hợp đồng nào tiếp theo. Vì thế, để sống sót với nghề, bạn luôn cần lập một khoản dự phòng cho chí phí sinh hoạt cần thiết từ 3-6 tháng để không quá bị động và khó khăn. Không ít người bỏ nghề là vì họ không thể duy trì cuộc sống trước khi gặt hái thành quả.

Nếu bạn yêu thích công việc kinh doanh bất động sản thì hoàn toàn có thể tạo CV xin việc nhân viên kinh doanh bất động sản với những mẫu cv đẹp mắt, đúng chuẩn trên JOBOKO.com và gửi tới nhà tuyển dụng. Chắc chắn với kinh nghiệm cùng sự tự tin kết hợp với cv chuyên nghiệp sẽ giúp bạn lựa chọn được vị trí công việc như mong đợi. Hay cũng đừng bỏ lỡ các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh bất động sản nếu bạn được mời tham dự cuộc phỏng vấn. Hãy tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng chào đón công việc mới nhé.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888