Quy trình 10 bước tuyển dụng Quản lý dự án

21/10/2021 17:30
Khi tuyển dụng Quản lý dự án, các doanh nghiệp và nhà thầu phải chú ý đến rất nhiều yếu tố để làm sao tìm được người tài năng, am hiểu công việc và có khả năng bao quát tốt. Quy trình tuyển dụng tiêu chuẩn có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng nhân sự vị trí này.

Quản lý dự án là người phụ trách toàn bộ các công việc liên quan đến một dự án, từ mảng kỹ thuật, tài chính cho tới hành chính nhân sự. Đây là một trong những vị trí quan trọng có vai trò quyết định đối với sự thành công và uy tín của công ty. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các công ty khi tuyển dụng vị trí này là phải xây dựng một quy trình thật chuyên nghiệp. Chỉ khi có quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp thì mới có thể thu hút được ứng viên tài năng.

Làm thế nào để tuyển được quản lý dự án hiệu quả?

I. Việc cần làm trước khi tiếp xúc ứng viên Quản lý dự án​

Bước 1: Xác định công việc cần làm

Bạn cần tuyển quản lý dự án để làm những công việc gì? Có liên quan nhiều đến chuyên môn hay hành chính nhân sự? Hãy liệt kê thật chi tiết những công việc mà họ cần phải làm để từ đó xác định những yêu cầu đối với ứng viên tiềm năng. Chẳng hạn, bạn cần tuyển quản lý dự án phát triển trang web của công ty. Vậy bạn có thể cân nhắc tìm kiếm một nhà thiết kế web chuyên nghiệp, biết lập trình, thiết kế đồ họa, cập nhật nội dung, SEO, v.v. hay một người có kỹ năng quản lý, phân công công việc, ....

Bước 2: Xác định yêu cầu về chuyên môn của ứng viên

Tùy theo danh sách những việc cần làm và yêu cầu cụ thể của công ty mà bạn có thể xác định yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đối với ứng viên. Liệu họ có cần thành thạo kỹ năng coding, tìm kiếm nhà tài trợ, sử dụng tốt phần mềm quản lý, viết content hay thiết kế đồ họa hay không? Ví dụ với nhiệm vụ quản lý dự án xây dựng chuỗi spa cho thú cưng, ứng viên có buộc phải có trình độ chuyên môn về động vật học hay chỉ đơn giản là kỹ năng giao tiếp và quan sát tốt?
Ngoài ra, cũng tùy vào từng ngành nghề khác nhau mà bạn có thể đưa ra yêu cầu về bằng cấp đối với ứng viên. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên phải có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên khi nộp CV xin việc Nhân viên Quản lý dự án để ứng tuyển.

Bước 3: Xác định kỹ năng cần thiết

Kỹ năng cần thiết đối với quản lý phụ thuộc vào tính chất công việc cụ thể của từng dự án. Nhà tuyển dụng nên dựa vào danh sách những việc cần làm để xác định các kỹ năng cần thiết, bao gồm cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.

Bước 4: Soạn thảo mô tả công việc

Bên cạnh công việc cần làm, yêu cầu về chuyên môn, hãy đảm bảo mô tả công việc có thêm cả các yêu cầu như quan sát chi tiết, giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, tầm nhìn chiến lược. Suy cho cùng, mục đích của việc tuyển dụng quản lý này là để họ thay bạn quản lý, giám sát tất cả các công việc trong dự án.

Bước 5: Đề xuất mức lương

Bạn có thể nghiên cứu mức lương trung bình của quản lý dự án trên thị trường hiện nay là bao nhiêu (6 - 60 triệu đồng/tháng tùy lĩnh vực cụ thể). Sau đó, căn cứ vào tình hình tài chính của công ty để đề xuất một mức lương cụ thể trong mô tả công việc. Hãy nhớ, những tin tuyển dụng có mức lương và chế độ phúc lợi rõ ràng sẽ thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng hơn.

II. Chuẩn hóa các quy trình nội bộ để tuyển dụng Quản lý dự án

Bước 6: Tìm kiếm ứng viên tiềm năng dựa vào mối quan hệ sẵn có

Thay vì vội vàng đăng bản mô tả công việc lên các website bất kỳ, hãy thử hỏi bạn bè và người quen của bạn liệu họ có biết nhân tố tiềm năng nào không. Hoặc ngay trong chính công ty liệu có nhân viên nào có khả năng ngồi vào vị trí này mà cần ít hoặc không mất thời gian đào tạo hay không.

Bước 7: Quy định thời gian thử việc

Thời gian thử việc tầm 2 - 3 tháng là đủ để bạn đánh giá và đi đến quyết định một người có đủ năng lực cũng như phù hợp với môi trường làm việc đó không.

Bước 8: Xây dựng lộ trình đào tạo rõ ràng

Bạn cần xây dựng một lộ trình đào tạo cụ thể, chi tiết để giúp ứng viên làm quen, thích nghi với công việc và môi trường làm việc mới. Việc này có thể khiến bạn mất một chút thời gian và công sức lức bạn đầu nhưng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực về lâu về dài. Bạn cũng có thể trao đổi về kế hoạch đào tạo này với ứng viên ngay trong quá trình phỏng vấn.

Các bước tuyển dụng quản lý dự án nhanh chóng, chuyên nghiệp

Bước 9: Xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả công việc

Để biết nhân viên làm việc có hiệu quả hay không, bạn cần phải có quy trình đánh giá. Đối với quản lý dự án thì bạn sẽ đánh giá dựa trên những yếu tố nào? Tiến độ, chi phí hay nhân công? Ngay khi phỏng vấn, bạn có thể trao đổi rõ ràng với ứng viên về quy trình này để xem quan điểm của họ như thế nào? liệu họ có thể đáp ứng được những yêu cầu này hay không? Ứng viên tiềm năng sẽ không chỉ đáp ứng được mà còn đưa ra cho bạn những ý tưởng để hoàn thiện bản đánh giá.

Bước 10: Chế độ phúc lợi, khen thưởng

Chế độ phúc lợi tốt, khen thưởng kịp thời khi hoàn thành tốt công việc sẽ giúp thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên. Các hình thức phổ biến như tăng lương, voucher quà tặng,... đều là những cách hiệu quả để khuyến khích nhân viên làm việc. Cũng có rất nhiều ứng viên hỏi về chế độ phúc lợi mà họ nhận được trong quá trình phỏng vấn. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn sàng và trao đổi thẳng thắn để tạo sự tin cậy, chuyên nghiệp.
Tuyển dụng quản lý dự án là một sự lựa chọn cực kỳ thông minh. Bạn sẽ có nhiều thời gian tập trung vào công việc chuyên môn khác hoặc là tìm kiếm những dự án mới về cho công ty. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công việc, bạn nhất định phải tìm được một quản lý dự án có năng lực tốt. Bắt đầu từ khâu lên kế hoạch tuyển dụng, đăng tin tuyển dụng cho tới phỏng vấn, hãy đảm bảo một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp nhất. Chỉ có như vậy bạn mới có thể thu hút được những ứng viên tiềm năng.
Ngoài vị trí quản lý dự án thì giám đốc dự án cũng được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên, vị trí này yêu cầu trình độ và kỹ năng chuyên môn cao nên không phải ai cũng có thể ứng tuyển. Để tìm việc làm thành công, tạo CV xin việc Giám đốc dự án chuyên nghiệp là điều cần thiết để bạn dần bước tới vị trí mơ ước. Nếu ứng viên chưa biết cách viết CV ra sao thì hãy truy cập vào JOBOKO để được hướng dẫn chi tiết nhé.

MỤC LỤC:
I. Việc cần làm trước khi tiếp xúc ứng viên Quản lý dự án​
II. Chuẩn hóa các quy trình nội bộ để tuyển dụng Quản lý dự án

Đọc thêm: Công việc của Quản lý Dự án là làm gì?

Đọc thêm: ​Kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng cần thiết để làm việc chuyên nghiệp

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888