Sếp khó tính quá, có nên nộp đơn xin nghỉ việc?

01/12/2019 14:24
Khó tính và tồi tệ là khái niệm nghe có vẻ giống nhau nhưng về bản chất thì khác xa. Nếu ông chủ của bạn thuộc loại khó tính, họ không làm gì sai trái hay vô lý cả, thậm chí họ còn có thể là một boss tốt nhưng hơi nghiêm khắc chút xíu, cốt là để nhân viên tập trung tinh thần làm việc cao độ và đạt kết quả tốt. Trong trường hợp này, bạn nên tìm cách ứng xử phù hợp thay vì vội vàng đưa ra quyết định nghỉ việc.

Việc xảy ra xung đột, mâu thuẫn giữa nhân viên với sếp là điều không thể tránh khỏi trong môi trường công sở. Thường xuyên xảy ra những căng thẳng, bất mãn trong công việc khiến nhân viên chán nản, bỏ việc giữa chừng. Vì vậy, quản lý cần phải có kỹ năng lãnh đạo tốt, khéo léo thì mới thu hút được nhân tài "đầu quân" cho mình. Nếu tránh được những lỗi sai chết người trong cách quản lý khiến nhân viên nghỉ việc, bạn sẽ không phải đau đầu trong việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự. Nhân viên thôi việc một phần cũng do sếp quá khó tính. Vậy bạn có nên nộp đơn xin nghỉ việc trong trường hợp này không? Hãy cùng theo dõi cách ứng xử trong bài viết sau đây.

Khi môi trường làm việc cũ không còn phù hợp, bạn nên tìm việc làm mới

Cách ứng xử khi sếp khó tính quá

1. Đừng nhạy cảm quá

Quy tắc đầu tiên của những ông chủ khó tính là không mang tình cảm riêng tư vào công việc. Sếp của bạn có thể hay nổi giận, có đạo đức nghề nghiệp siêu chuẩn xác hoặc đặt ra những tiêu chuẩn gần như vô lý. Họ có thể nổi nóng và đòi hỏi bạn làm những điều tưởng chừng như không thể. Họ có thể bất lịch sự hoặc thô lỗ với bạn nhưng tất cả những điều đó không thể hiểu rằng sếp khinh thường hay ghét bỏ bạn.

Sếp cũng là người và phải xử lý hàng đống việc không liên quan đến bạn. Mỗi người đều có một cá tính riêng và là cơ sở để giao tiếp với người khác. Mặc dù sự nổi nóng thì không ai ưa được nhưng mặt khác, điều này sẽ thử thách ý chí và sự kiên nhẫn của bạn. Với những trường hợp này, hãy chỉ tiếp nhận thông tin bạn cần và làm tốt công việc được giao. Đừng quá để ý sếp thích bạn hay không vì thường thì dù không thích họ cũng sẽ đánh giá cao những nhân viên làm được việc. Nếu bạn là người để ý và cảm thấy khó chịu trước những thái độ đó và viết đơn xin nghỉ việc quá vội vàng thì có thể bạn sẽ hối hận sau đó. Bởi có rất nhiều người quản lý khó tính chỉ với mục đích muốn nhân viên của mình tốt hơn và học được nhiều điều hơn chứ không hề có ý xấu.
 

2. Tự tìm ra giải pháp

Nếu sếp của bạn là một người khó tính, hãy hỏi các thắc mắc của bạn của bạn nếu thấy sếp có tâm trạng tốt như khi nói chuyện phiếm chẳng hạn. Không thể nào có chuyện bạn không bao giờ cần sự giúp đỡ từ sếp, dù là bất cứ công việc nào. Dù không để ý nhưng chẳng ai thích nhìn một khuôn mặt đằng đằng sát khí cả, nên cứ tránh gặp sếp thì hơn nếu bạn không muốn bị lấy làm nơi trút giận. Tập trung vào công việc của mình. Bạn tìm ra các giải pháp đề xuất xử lý vấn đề của sếp thay vì đưa ra các câu hỏi trừ trường hợp bất khả kháng.

3. Luôn chủ động

Nếu bạn có quyền tiếp cận với lịch trình làm việc của sếp, hãy ghi chú lại những dự án lớn và ưu tiên sếp đang làm và quan tâm sát xao. Luôn chủ động hỗ trợ bất cứ khi nào bạn có thể. Thay vì chờ đợi được hỏi đến khi sếp muốn kiểm tra bạn, bạn nên chủ động lên lịch kiểm tra thường xuyên. Trình bày chi tiết dự án bạn đang làm và tiến độ công việc. Dự liệu trước yêu cầu và câu hỏi của sếp để chuẩn bị sẵn sàng cho câu trả lời. Sự chủ động của bạn sẽ là liều thuốc tốt để tránh bệnh nóng giận của sếp có cơ hội phát tác.

Khi sếp nổi nóng, bạn cần giữ bình tĩnh để tránh đưa ra quyết định nghỉ việc vội vàng

4. Tự tin

Tự tin ngay cả khi bạn phạm sai lầm. Khi có sai sót xảy ra, thay vì bạn cố giấu giếm hay trốn tránh trách nhiệm, hãy chủ động đối mặt và tìm ra giải pháp. Dù trước mặt bạn sẽ phải hứng chịu sự giận dữ từ sếp nhưng yên tâm đi, trong mắt họ bạn vẫn là một nhân viên thông minh và có năng lực. Đưa ra cho sếp những lý do hợp lý để quên đi sai lầm bạn đã mắc phải. Đặc biệt tự tin lúc nào cũng là người làm chủ được bản thân cả về hành động và cảm xúc, tự tin cũng giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được sự cố gắng của bạn.

5. Xem điều gì phù hợp với bạn

Hãy nhìn mọi việc theo hướng lạc quan, sếp khó tính có thể là một cơ hội tuyệt vời cho bạn. Bạn sẽ có động lực làm việc chăm chỉ hơn, có nhiều kỹ năng hơn và gặt hái nhiều thành công trong công việc. Bạn sẽ biết mình muốn hoặc không muốn điều gì ở ông chủ tương lai để có những quyết định sáng suốt cho sự nghiệp của bnả thân. Cố gắng tập trung vào điểm tích cực của một tình huống khó khăn sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong công việc.

Làm việc trong một môi trường không phù hợp chắc hẳn là điều mà không ai trong số chúng ta mong muốn. Nếu khi áp lực công việc đã lên quá cao khiến bạn cảm thấy không còn động lực vậy thì hãy tìm cho mình một môi trường làm việc mới. Nhân viên nghỉ việc có rất nhiều lý do mà sếp khó tính là một trong số đó. Để biết chi tiết nguyên nhân vì đâu mà nhân viên nghỉ việc hàng loạt, bạn đọc hãy truy cập bài viết được đăng tải để có thêm cái nhìn toàn diện cho mình nhé.

Nhu cầu tuyển dụng hiện nay khá nhiều, dù ở lĩnh vực ngành nghề nào, chỉ cần bạn chuẩn bị cho mình một bản cv xin việc thật hoàn chỉnh, có sức thuyết phục thì chắc chắn việc tìm một môi trường làm việc mới sẽ không gây khó khăn cho bạn. Cách tạo mẫu cv xin việc trực tuyến chuyên nghiệp được Joboko chia sẻ khá nhiều, bạn hãy truy cập vào trang web để tìm cho mình một bản CV phù hợp nhất.


  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888