Những phẩm chất, kỹ năng cần có của một kế toán giỏi
Nghề kế toán tuyển dụng nhiều, được đánh giá là có tiềm năng thăng tiến và phát triển lâu dài nhưng thực tế, thị trường lao động Việt Nam hiện nay thiếu rất nhiều kế toán giỏi. Khi mà tiêu chuẩn tuyển dụng kế toán ngày càng được nâng cao, nếu không trở nên giỏi giang hơn, bạn rất dễ bị đào thải hoặc sẽ luôn dậm chân tại chỗ mà không thể thăng tiến. Vậy như thế nào thì được gọi là một kế toán giỏi?
Dĩ nhiên, mỗi công ty, tổ chức có cách đánh giá khác nhau về một kế toán giỏi - bạn có thể thể hiện tốt ở công ty này và như thế là xuất sắc nhưng chuyển sang môi trường khác thì đánh giá đó lại chưa chắc chắn sẽ chính xác. Dù vậy, những yếu tố cơ bản để đánh giá thế nào là kế toán giỏi vẫn có nhiều điểm chung, thể hiện qua năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề, hiệu suất làm việc và các thành tích bạn đạt được.
Cụ thể, kế toán giỏi sẽ làm tốt bảng cân đối kế toán, báo cáo ngày, theo tháng và theo quý, báo cáo tài chính, hồ sơ thuế và báo cáo thuế. Bên cạnh đó, khả năng nắm chắc các thay đổi trong quy định, nghị định thuế và sử dụng các kỹ năng công nghệ để gia tăng hiệu suất công việc của kế toán cũng được đánh giá cao.
Như một lẽ đương nhiên, khi bạn làm việc trong một ngành nghề nhất định và có chuyên môn, kỹ năng giỏi thì bạn sẽ được nhận mức lương, thưởng và cơ hội thăng tiến xứng đáng, từ đó phát triển sự nghiệp lâu dài, bền vững. Trở thành một kế toán giỏi, bạn sẽ có các cơ hội như sau:
Triển vọng nghề nghiệp, mức lương của một kế toán giỏi
Xu hướng tuyển dụng kế toán ngày nay đã không còn giống như xưa - cứ miễn là có chứng chỉ kế toán hoặc bằng kế toán trung cấp là được. Dần dần, nhà tuyển dụng yêu cầu cao hơn với ứng viên, muốn ứng viên có bằng cấp chuyên nghiệp. Do vậy, nếu muốn trở thành kế toán giỏi thì tốt nhất, bạn đầu tư vào học hỏi, nếu xuất phát điểm chưa cao có thể cân nhắc tiếp tục hỏi lấy bằng cấp đại học, sau đại học hoặc đầu tư học và thi chứng chỉ kế toán quốc tế như CPA, ACCA,...
Nghiệp vụ kế toán từ lập báo cáo tới hoàn thiện hồ sơ thuế, từ cân đối số liệu, tính toán, phân tích số liệu,... đều quyết định hiệu quả công việc và nghiệp vụ cũng là yếu tố được các nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn làm bài kiểm tra để đánh giá năng lực nghiệp vụ kế toán và chắc chắn, bạn chỉ có thể trở thành một kế toán giỏi nếu tự tin, thành thạo nghiệp vụ, đảm bảo tính chính xác trong các nhiệm vụ tài chính kế toán mình phụ trách.
Nhân viên kế toán thời 4.0 sẽ không xử lý tất cả công việc bằng cách thủ công mà buộc phải thành thạo excel và các phần mềm kế toán. Kỹ năng công nghệ hay tin học văn phòng sẽ giúp bạn đảm bảo tính chính xác khi xử lý số liệu và tăng tốc quá trình làm việc, đảm bảo có hiệu suất cao. Một điều chắc chắn là bạn không thể trở thành kế toán giỏi nếu thiếu kỹ năng công nghệ, loay hoay với phần mềm kế toán.
Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ cũng sẽ ảnh hưởng tới cơ hội thăng tiến của bạn. Những kế toán có chứng chỉ ngoại ngữ như tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn,... thường có lương cao hơn từ 1 - 3 triệu/ tháng cho cùng một vị trí kế toán.
Phẩm chất của một kế toán xuất sắc được thể hiện qua việc bạn có trung thực, chính trực, có đạo đức nghề nghiệp hay không. Kế toán thiếu trung thực không chỉ gây ảnh hưởng tới công việc hàng ngày mà còn đẩy công ty cũng như bản thân kế toán đó vào các nguy cơ đối diện với rắc rối pháp lý, kiện tụng hoặc thất thoát tài sản nghiêm trọng.
Trở thành kế toán giỏi không khó nếu bạn là người cẩn thận, tỉ mỉ, có định hướng chi tiết, nghiêm túc với công việc và tất cả sự chăm chỉ nỗ lực đều để đảm bảo sự chính xác trong số liệu. Những kế toán giỏi cũng là người quản lý tốt hóa đơn, hồ sơ, gần như ngay lập tức có thể tìm ra những giấy tờ, hóa đơn, báo cáo mình cần và nhanh chóng, dễ dàng phát hiện lỗi sai để khắc phục kịp thời.
Muốn trở thành kế toán giỏi, bạn không thể thiếu sự nhanh nhẹn và nhạy bén với các con số, khả năng tính toán nhanh và chuẩn. Đây cũng là điểm khác biệt của những kế toán giỏi với những người chưa giỏi - nhanh chóng nhận thấy sự bất hợp lý (nếu có) của các hóa đơn, tài liệu, báo cáo, phát hiện sớm sự chênh lệch và tốn ít thời gian hơn để biết vấn đề nằm ở đâu.
Không chỉ vậy, trở thành một kế toán giỏi cũng có nghĩa là bạn phát triển tốt kỹ năng phân tích và khả năng tư duy logic, rõ ràng, có định hướng kinh doanh. Nghề nghiệp kế toán ngày nay không thể tách biệt với các hoạt động kinh doanh, thương mại. Nói cách khác, để trở thành một kế toán giỏi thì bạn buộc phải biết làm sao để không chỉ báo cáo, tổng hợp số liệu mà còn thông qua đó nhận định về tình hình kinh doanh, phân tích xu hướng, đưa ra dự báo và tham vấn cho ban giám đốc.
Với những ai học kế toán chỉ vì tính ổn định hoặc những lý do khác mà không yêu nghề thì khó mà gắn bó lâu dài, thường chọn chuyển việc sau vài năm đi làm. Thế nhưng, nếu có xuất phát điểm là lòng yêu nghề, đam mê với công việc thì bạn có thể thực sự trở nên xuất sắc, sẽ không ngại thử thách để tiến bộ, từ đó đạt được thành công.
Dĩ nhiên, mặc dù công việc thường ngày của kế toán có thể không phải giao tiếp quá nhiều nhưng kỹ năng giao tiếp vẫn quyết định phần nhiều bạn có thể trở thành một kế toán giỏi hay không. Kỹ năng này sẽ giúp bạn hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài bộ phận, trao đổi tốt với sếp, đặc biệt là khi cần làm việc với cục thuế hay các đơn vị nhà nước (bảo hiểm, thanh tra,...).
Trở thành kế toán giỏi cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Con đường sự nghiệp kế toán của mỗi cá nhân sẽ không giống nhau, nhưng nhìn chung thì lộ trình phát triển sẽ là:
Trở thành một kế toán giỏi có nghĩa là bạn có thể rút ngắn các mốc thời gian thăng tiến, và thực tế chứng minh có nhiều bạn có thể lên kế toán trưởng chỉ sau khoảng 7 năm làm việc, trong khi nhiều người khác mất tới 12 - 15 năm hoặc tệ hơn là không bao giờ chạm tay được vào vị trí đó.
Trên đây là những chia sẻ của JobOKO về việc làm sao để trở thành kế toán giỏi. Bạn có thể bắt đầu càng sớm càng tốt với các kế hoạch nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng, từ đó trở nên xuất sắc hơn, nổi bật hơn và thành công hơn trong sự nghiệp kế toán của mình.
MỤC LỤC:
I. Như thế nào là một kế toán giỏi?
II. Trở thành kế toán giỏi bạn được gì?
III. Điều kiện để bạn trở thành kế toán giỏi
IV. Lộ trình nghề nghiệp kế toán
Đọc thêm: Kế toán cần học những gì? Có nên học chứng chỉ kế toán quốc tế?
Đọc thêm: Kế toán thi khối nào? trường nào? Những vị trí việc làm của kế toán