Mô tả công việc của Trưởng phòng kinh doanh

28/02/2020 15:00
Trưởng phòng kinh doanh là chức vụ cao nhất trong phòng kinh doanh, người có vai trò quyết định đến doanh thu của công ty. Họ tạo ra và nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên bán hàng hiệu suất cao, dẫn dắt họ đạt được các mục tiêu doanh thu đề ra và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích danh sách công việc trưởng phòng kinh doanh và con đường để nhân viên kinh doanh đạt đến chức vụ này.
Vị trí trưởng phòng kinh doanh luôn là niềm mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ năng lực để đảm nhận công việc này. Vì vậy, chuẩn bị cho mình kỹ năng phỏng vấn tốt bằng việc tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh là điều cần thiết để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, ứng viên cần biết được những yêu cầu công việc của trưởng phòng kinh doanh là gì để thể hiện bạn là người nghiêm túc và đam mê vị trí này khi được nhà tuyển dụng hỏi đến.
Hot - Xem hơn 1000 việc làm trưởng phòng kinh doanh thu nhập cao, chế độ tốt
Công việc cụ thể của Trưởng phòng kinh doanh

I. Công việc của Trưởng Phòng Kinh Doanh

Dưới đây là công việc điển hình của trưởng phòng kinh doanh, bao gồm các nhiệm vụ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm. Công việc cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, loại hình và quy mô công ty. Ba khía cạnh quản lý chính của trưởng phòng kinh doanh bao gồm Quản lý nhân viên, Quản lý nhu cầu khách hàng và Quản lý doanh nghiệp.

1. Quản lý nhân viên

  • Đặt mục tiêu, kế hoạch thực hiện và các tiêu chuẩn khách quan cho đại diện kinh doanh.
  • Hàng tuần họp với giám đốc kinh doanh để đánh giá kết quả thực hiện, tiến độ và mục tiêu.
  • Đánh giá hiệu quả làm việc chi tiết cho từng đại diện kinh doanh 1-2 lần/năm.
  • Hướng dẫn và đào tạo nhân viên kinh doanh.
  • Tư vấn, hỗ trợ, kỷ luật và sa thải nhân viên kinh doanh có kết quả làm việc kém, không đáp ứng yêu cầu.
  • Đảm bảo các nhân viên kinh doanh sử dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM) một cách chính xác.
  • Lập kế hoạch và triển khai các chương trình đào tạo.
  • Tuyển dụng và lựa chọn nhân viên kinh doanh mới.
  • Lập kế hoạch và chủ trì các cuộc họp hàng tuần với các tổ kinh doanh.

2. Quản lý nhu cầu khách hàng

  • Am hiểu nhu cầu của khách hàng và theo dõi sở thích của họ.
  • Giải quyết vấn đề và các khiếu nại từ phía khách hàng liên quan đến bán hàng và dịch vụ.
  • Tham gia vào lập và điều chỉnh kế hoạch định giá và tỷ lệ chiết khấu.
  • Kết nối trụ sở công ty với khách hàng và nhân viên bán hàng trong lĩnh vực.

3. Quản lý kinh doanh

  • Xác định và phân công hạn ngạch, chỉ tiêu và/hoặc mục tiêu doanh thu. Lập kế hoạch và dự báo mức doanh thu hàng quý, hàng năm cho một hoặc nhiều khu vực bán hàng.
  • Phát triển chiến lược bán hàng để thu hút khách hàng mới.
  • Theo dõi số liệu của đội ngũ bán hàng và báo cáo với lãnh đạo công ty.
  • Phân tích kết quả kinh doanh và xây dựng kế hoạch để cải thiện hiệu suất.
  • Phối hợp với chuyên viên Digital marketing để xây dựng kế hoạch tạo ra khách hàng tiềm năng.
  • Lập ngân sách và phê duyệt các khoản chi.
  • Theo dõi đối thủ cạnh tranh, các chỉ tiêu kinh tế và xu hướng của ngành.

II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí trưởng phòng kinh doanh

Yêu cầu với vị trí tuyển dụng trưởng phòng kinh doanh sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể và quy mô của doanh nghiệp. Một số tiêu chí với bằng cấp và kỹ năng bao gồm:
  • Bằng cử nhân (thạc sĩ) về Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Thương mại, Marketing hoặc một lĩnh vực liên quan.
  • Kinh nghiệm làm trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng marketing hoặc các vị trí giám sát, quản lý đội nhóm.
  • Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và bán lẻ với thành tích doanh số ấn tượng.
  • Am hiểu về xu hướng thị trường, có khả năng ra quyết định kinh doanh.
  • Kỹ năng lãnh đạo ấn tượng.
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục mạnh mẽ, hiệu quả.
  • Đáng tin cậy.
  • Khả năng thúc đẩy, truyền cảm hứng và tạo động lực.
  • Ý thức kinh doanh mạnh mẽ và chuyên môn trong ngành.
  • Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, đào tạo và quản lý nhân sự xuất sắc.

Để trở thành trưởng phòng kinh doanh giỏi cần làm gì?

III. Con đường đi từ nhân viên lên trưởng phòng kinh doanh

Nếu bạn hiện đang là nhân viên kinh doanh muốn tìm hiểu con đường thăng tiến lên vị trí trưởng phòng kinh doanh thì hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ. Chức vụ cao, trách nhiệm sẽ càng nặng nề. Dưới đây là một số thông tin hữu ích, chỉ ra cho bạn con đường đúng đắn.
  • Để thành công ở vai trò trưởng phòng kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo quan trọng hơn nhiều khả năng bán hàng.
  • Khi bạn sẵn sàng hướng dẫn và đào tạo nhân viên bán hàng mới, chia sẻ chiến thuật bán hàng với đồng nghiệp, bạn cho thấy khả năng quản lý và dẫn dắt một nhóm.
  • Phối hợp hiệu quả với nhân viên phòng Marketing và phòng ban khác vì mục tiêu chung.
  • Khả năng giao tiếp tốt và xây dựng mạng lưới quan hệ nghề nghiệp rộng.
Kinh doanh bao gồm đa dạng các lĩnh vực như mặt hàng gia dụng, quần áo, mỹ phẩm, sản phẩm chức năng,... Mỗi vị trí mà công ty, doanh nghiệp tuyển dụng kinh doanh sẽ đòi hỏi các yêu cầu và kỹ năng khác nhau. Do đó, nếu bạn thấy hứng thú với công việc nhân viên kinh doanh bất động sản thì hãy tìm hiểu yêu cầu mà vị trí này đăng tuyển dụng là gì để cân nhắc xem mình có phù hợp để ứng hay không.
Bên cạnh đó, khi đã lựa chọn ứng tuyển thì bạn cần tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh bất động sản để chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn. Việc nắm được những câu hỏi, cách trả lời sẽ giúp cho ứng viên tự tin và thể thiện tốt được những kỹ năng cũng như kiến thức để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

MỤC LỤC:
I. Công việc của Trưởng Phòng Kinh Doanh
II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí trưởng phòng kinh doanh
III. Con đường đi từ nhân viên lên trưởng phòng kinh doanh

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888