Trước hết, cần phải nhấn mạnh rằng quan điểm trên đây là hoàn toàn sai. Theo một thống kê gần đây, nhân viên ngày nay thường làm việc cho một công ty dài hơn trước đây. Vào khoảng những năm 1980, trung bình một nhân viên sẽ chuyển việc sau khoảng 3,5 năm. Hiện tại, con số này đã lên tới 5,1 năm.
Lý do nhân viên mới nghỉ việc ngay buổi đầu tiên
Tuy nhiên, lại vẫn có rất nhiều công ty phải đối mặt với tình trạng nhân viên nhảy việc liên tục. Thời gian làm việc của họ thường chỉ là 1 năm hoặc ít hơn. Có những người thậm chí nghỉ việc ngay khi vừa mới nhận việc buổi đầu. Nói một cách công bằng thì có rất nhiều yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên như ngành nghề, độ tuổi, giới tính, học vấn,...
Vậy vì sao nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu? Hãy cùng JOBOKO.com tìm hiểu một vài nguyên nhân phổ biến nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Những cấp trên không thực sự tin tưởng nhân viên thường làm việc theo phong cách quản lý vi mô. Họ liên tục đặt câu hỏi về các quyết định của nhân viên và yêu cầu họ phải xin phép trước khi làm bất cứ công việc gì. Thật không may là những nhân viên có năng lực thường lại không cần sự quản lý quá sát sao như vậy. Thay vào đó, họ muốn được làm việc với sự tin cậy và được chủ động những công việc trong phạm vi thẩm quyền của họ.
Việc quản lý quá chặt chẽ cũng sẽ tạo cho nhân viên cảm giác áp lực, lo lắng và không thể phát huy hết năng lực. Họ cảm thấy không được cấp trên tin tưởng và sẽ rất dễ bỏ cuộc.
Một trong những lý do quan trọng nhất khiến nhân viên mới nghỉ việc là việc làm của họ không được công nhận hoặc không được đánh giá cao. Điều này thể hiện ở chỗ họ không nhận được phản hồi tích cực từ cấp trên, được trả lương quá thấp so với công việc thực tế, công việc được giao khác với công việc trong mô tả,... Trong những trường hợp như vậy, họ rất dễ hình thành suy nghĩ tiêu cực và muốn nghỉ việc càng sớm càng tốt.
Nhiều nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu do những việc họ được giao quá nhàm chán, không phù hợp với năng lực hoặc kiến thức chuyên môn của họ. Họ muốn được thử thách bản thân để tạo nên thành công trong sự nghiệp; vì thế mà họ sẽ nhanh chóng tìm một công việc khác để không lãng phí thời gian.
Ngược lại, cũng có rất nhiều người nghỉ việc vì cảm thấy quá áp lực ngay từ ngày đầu tiên. Họ bị giao quá nhiều nhiệm vụ và chắc chắn phải làm thêm giờ hết ngày này qua ngày khác nhưng mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra lại không hề xứng đáng. Một xu hướng tất yếu khi công việc không thể kiểm soát là tìm một việc mới phù hợp hơn.
Bất cứ nhân viên mới nào cũng muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và được hướng dẫn rõ ràng ngay khi vừa nhận việc. Bị giao quá nhiều việc cộng thêm không có hướng dẫn rõ ràng sẽ khiến nhân viên mới cảm thấy bối rối và không biết bắt đầu từ đâu. Trong trường hợp này, họ không nghỉ việc vì công ty mà do cấp trên quản lý trực tiếp.
Qua những công việc được giao, nội quy công ty,... nhiều người nhận thấy rằng họ không có chung định hướng và mục tiêu phát triển với công ty và quyết định nghỉ việc. Điều này có thể do sai sót của cả nhà tuyển dụng và nhân viên vì đã không thảo luận, đàm phán rõ ràng trong quá trình phỏng vấn.
Văn hóa công ty cũng ảnh hướng tới quyết định nghỉ việc ngay buổi đầu của nhân viên mới
Văn hóa công ty không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến nhiều người nghỉ việc từ rất sớm. Nhiều công ty sẽ phổ biến nội quy cho nhân viên ngay từ những ngày đầu vào làm việc. Những khác biệt về quan điểm làm việc, thời gian làm việc, quy định cần phải chấp hành tại nơi làm việc,... sẽ khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái. Họ thận thức được rằng văn hóa doanh nghiệp này sẽ không giúp họ phát huy tối đa năng lực của bản thân nên lựa chọn nghỉ việc.
Ngày đầu tiên đi làm đã thấy nhân viên khác nghỉ việc hoặc nghe nói tới việc có nhiều nhân viên cũ đã nghỉ việc ở đây sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc. Họ sẽ đặt ra câu hỏi tại sao họ lại nghỉ việc? Do công việc quá áp lực? Trả lương thấp? Công ty đào thải nhân viên thường xuyên?.... Cho dù câu trả lời là gì đi chăng nữa thì nó vẫn sẽ khiến cho nhân viên mới phải suy nghĩ lại về quyết định làm việc của mình.
Chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày ở công ty; vì vậy mà việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở là vô cùng quan trọng. Nhân viên có phát huy được hết năng lực của mình và đạt năng suất cao trong công việc hay không; tất cả và phụ thuộc vào tâm trạng ở nơi làm việc.
Buổi đầu tiên nhận việc, nhân viên không chỉ cần tiếp nhận công việc mới mà còn phải làm quen với những nhân viên cũ của công ty. Nếu như ngay từ đầu họ đã phải chứng kiến những hành động không mấy thân thiện hay bị bắt nạt thì nguy cơ nghỉ việc sẽ rất cao.
Nếu bạn chú ý thì cả 8 nguyên nhân khiến nhân viên mới nghỉ việc này đều là những điều có thể tránh được. Trong quá trình phỏng vấn, cả hai bên nên trao đổi chi tiết công việc và nội quy công ty một cách thẳng thắn. Nhà tuyển dụng nên có kế hoạch đào tạo và phân công công việc hợp lý cho nhân viên mới và ngược lại, nhân viên cũng nên chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn sàng khắc phục khó khăn khi đã quyết định nhận việc thay vì từ bỏ.
Có rất nhiều lý do để nhân viên mới hay nhân viên cũ nghỉ việc. Trong đó, văn hóa công ty cũng nằm trong số lý do đưa ra quyết định nghỉ việc của nhân viên. Để biết chi tiết văn hóa công ty ảnh hưởng như thế nào đến nhân viên, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây.
MỤC LỤC:
1. Thiếu sự tin tưởng
2. Không được đánh giá cao hoặc công nhận
3. Công việc được giao không phù hợp với năng lực
4. Không có hướng dẫn rõ ràng
5. Không có cùng định hướng với công ty
6. Văn hóa công ty không phù hợp
7. Thấy nhân viên khác nghỉ việc
8. Không thể hòa đồng với nhân viên cũ
Đọc thêm: Làm gì khi đồng nghiệp thân thiết bất ngờ nghỉ việc?
Đọc thêm: Liệu có phải văn hóa công ty có vấn đề nên nhân viên nghỉ việc?