10 lỗi tuyển dụng hàng đầu thường xảy ra ở các doanh nghiệp lớn

07/07/2021 16:30
Tuyển dụng ở doanh nghiệp lớn thường phức tạp hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Thông thường, những doanh nghiệp lớn sẽ có quy trình tuyển dụng rõ ràng nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả.


Thực tế trong quá trình tuyển dụng hầu hết doanh nghiệp nào cũng có những sai lầm, chính vì thế cần cân nhắc những lỗi lầm để có thể tuyển ứng viên dễ dàng cũng như đạt kết quả như mong đợi.

Doanh nghiệp cần có chiến lược đúng đắn trong tuyển dụng.

Những lỗi phổ biến nhà tuyển dụng ở doanh nghiệp lớn thường mắc

1. Tuyển dụng vì "phù hợp"

"Phù hợp" là một khái niệm rất thú vị vì nó có thể có nghĩa là bất cứ điều gì. "Phù hợp" là tuổi tác, giới tính, tính cách hoặc mọi thứ mà nhà tuyển dụng cảm nhận được về ứng viên trong cuộc phỏng vấn. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể bỏ lỡ một số ứng viên tuyệt vời bởi vì bạn quyết định chủ quan rằng họ có vẻ không phù hợp.

2. Tuyển dụng vì hình ảnh công ty

Công ty nào cũng có một hình ảnh mà họ muốn xây dựng và hướng đến. Không có vấn đề gì với quan điểm này, nhưng trong tuyển dụng, đó có thể là một hạn chế để tìm ra ứng viên tốt nhất. Đôi khi, nhà tuyển dụng có thể bỏ lỡ một người có đủ trình độ và kỹ năng mềm chỉ vì hình ảnh của họ không phù hợp với các khuôn mẫu mà công ty muốn người bên ngoài ghi nhận.

3. Tuyển dụng theo tiêu chuẩn cơ bản nhất

Với vai trò nhà tuyển dụng, bạn không nên chỉ tập trung vào năng suất và định hướng mục tiêu công việc. Mỗi ứng viên sẽ có những thế mạnh khác nhau, chẳng hạn có người làm tốt nhất khi chăm chỉ, trong khi người khác lại rất giỏi trong việc tìm kiếm sự đồng thuận.

4. Tuyển dụng vì quen biết

Trong nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng có thể quyết định thuê một ai đó bởi vì mẹ hoặc ông của họ là một trong những khách hàng thân thiết nhất của công ty. Tuy nhiên, sẽ thật tệ nếu những ứng viên này không có khả năng, nhưng công ty lại bị mắc kẹt với họ vì không có cách nào sa thải.

5. Tuyển dụng ngắn hạn

Tuyển dụng là một chiến lược lâu dài, và nhà tuyển dụng cần có tầm nhìn xa, xác định trước về mục tiêu của công ty trong vài năm tới và cách bạn dự định sử dụng nhân viên của mình để đạt được mục tiêu đó. Tuyển dụng mà không suy nghĩ trước và có ý tưởng sơ bộ về cách người mới sẽ thực hiện kế hoạch chung thường là một sai lầm.

Tránh được các lỗi tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ có được nhân tài phù hợp

6. Tuyển dụng mà không có kế hoạch

Một trong những lưu ý quan trọng hàng đầu với nhà tuyển dụng là bạn bắt buộc phải có kế hoạch cụ thể, và thực hiện tìm kiếm, sàng lọc, phỏng vấn, đánh giá ứng viên theo lộ trình.

7. Không quan tâm đến ứng viên nội bộ

Đôi khi, những tài năng ngay trong tổ chức có thể là tài sản lớn nhất của công ty. Ứng viên nội bộ có thể là lựa chọn tuyệt vời nhất cho vị trí tuyển dụng mới vì họ đã gắn bó với hoạt động của công ty, hiểu rõ về văn hóa chung.

8. Tuyển dụng hoàn toàn dựa trên phỏng vấn

Nhiều ứng viên biết cách chuẩn bị trả lời những câu hỏi phỏng vấn một cách trơn tru nhất, nhưng điều đó cũng không có nghĩa họ là người phù hợp nhất. Nhà tuyển dụng nên tìm hiểu thông tin tham vấn, để chắc chắn rằng những gì ứng viên thể hiện thực sự là con người họ.

9. Tuyển dụng mà không kiểm tra ứng viên

Tuyển dụng chỉ dựa vào CV, thư xin việc và những câu trả lời trong cuộc phỏng vấn ngắn ngủi có thể cho kết quả cuối cùng không chính xác. Hãy giao cho ứng viên một nhiệm vụ cụ thể, yêu cầu họ giải quyết, hoặc thiết kế sẵn các bài đánh giá phù hợp với từng vị trí.

10. Tuyển người mới mà không biết vì sao nhân viên cũ rời đi

Liệu nhân viên cũ rời đi vì người quản lý không làm tốt nhiệm vụ của mình? Hay họ rời đi vì không cảm thấy được hỗ trợ đầy đủ? Do xích mích với đồng nghiệp hay lý do cá nhân? Dù thế nào, bạn cũng nên biết lý do tại sao để có thể khắc phục kịp thời và xây dựng môi trường làm việc tốt hơn.

5 điều nhà tuyển dụng cần chú ý khi phỏng vấn ứng viên

Bên cạnh những lỗi tuyển dụng mà các doanh nghiệp thường mắc phải trên đây thì còn rất nhiều những bài học khác dành cho nhà tuyển dụng. Dù trong quá trình tuyển hay phỏng vấn nhà tuyển dụng cũng cần có những lưu ý để lựa chọn được những ứng viên tiềm năng và phù hợp với công việc của mình.

MỤC LỤC:
1. Tuyển dụng vì "phù hợp"
2. Tuyển dụng vì hình ảnh công ty​
3. Tuyển dụng theo tiêu chuẩn cơ bản nhất
4. Tuyển dụng vì quen biết
5. Tuyển dụng ngắn hạn
6. Tuyển dụng mà không có kế hoạch
7. Không quan tâm đến ứng viên nội bộ
8. Tuyển dụng hoàn toàn dựa trên phỏng vấn
9. Tuyển dụng mà không kiểm tra ứng viên
10. Tuyển người mới mà không biết vì sao nhân viên cũ rời đi

Đọc thêm: Những việc nhà tuyển dụng cần làm ngay khi có nhân viên mới

Đọc thêm: Nhà tuyển dụng đôi khi cũng mắc sai lầm

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888