2 nhóm kỹ năng không thể thiếu trong mọi CV ứng tuyển

27/05/2022 13:30
Kỹ năng cũng là một trong những phần nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng khi lựa chọn CV ứng viên bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. Nếu biết những kỹ năng mềm, kỹ năng cứng nào nên đề cập trong CV, bạn có thể tự giúp mình gia tăng cơ hội phỏng vấn.

Để tạo nên một CV ứng tuyển thành công, ấn tượng, bên cạnh kinh nghiệm làm việc, thành tích cá nhân thì yếu tố vô cùng quan trọng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào khi đọc CV cũng đều quan tâm đó là kỹ năng. Vậy đâu là những nhóm kỹ năng bạn nhất định không được bỏ qua trong CV nếu muốn đạt kết quả tốt?

1. Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là những kỹ năng liên quan đến tính cách, phẩm chất, khả năng tương tác cá nhân của bạn với người khác. Nhà tuyển dụng tìm kiếm các kỹ năng mềm ở ứng viên vì những kỹ năng này khó học, phải do bản thân bạn tự tiếp thu, rèn luyện và rất quan trọng cho sự thành công lâu dài.

Thực tế nhiều ứng viên không trau dồi cho mình những kỹ năng mềm cần thiết khi ngồi trên ghế nhà trường nên dẫn đến hệ quả thiếu các kỹ năng cơ bản như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tổ chức, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác, cộng tác, đàm phán, đưa ra quyết định,... trong quá trình làm việc.

Có thể nói, việc liệt kê những kỹ năng mềm mà bạn có vào trong CV không phải là điều quá khó khăn. Tuy nhiên, để đạt kết quả cao thì bạn nên nghiên cứu đâu là kỹ năng quan trọng và cần thiết với vị trí công việc đang ứng tuyển thì mới có thể làm nổi bật trong CV xin việc.

Kỹ năng mềm hay để sau kỹ năng chuyên môn nhưng vẫn theo thứ tự ưu tiên, ví dụ làm chăm sóc khách hàng thì lắng nghe tích cực nên được ưu tiên, làm lập trình viên thì kỹ năng tư duy logic quan trọng hơn.

2. Kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng cứng)

Kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) là những gì bạn cần để có thể làm tốt vị trí ứng tuyển, được trau dồi qua quá trình học tập theo ngành nghề. Dưới đây là các kỹ năng cứng bạn có thể viết trong CV tùy theo lĩnh vực ứng tuyển:

* Kỹ năng công nghệ:

Sử dụng thành thạo Microsoft Office (Excel, Powerpoint, etc.), Google Suite (Docs, Sheets, etc.), quản trị dữ liệu, ngôn ngữ lập trình HTML/CSS, Javascript,...

* Kỹ năng quản lý:

Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí giám sát thì ngoài kỹ năng mềm, kỹ năng cứng đều rất quan trọng. Một số kỹ năng cứng liên quan đến quản lý bao gồm kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng phân tích kinh doanh, lập kế hoạch tài chính, theo dõi KPI,...

* Kỹ năng Marketing:

Các kỹ năng chuyên môn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong CV bạn có thể viết như: Kỹ năng SEO/SEM (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), quảng cáo AdWords, Facebook, sử dụng thành thạo CMS, phân tích Google, thiết kế đồ họa, quản trị chiến dịch Marketing,...

* Kỹ năng Kế toán:

Một số kỹ năng cứng quan trọng với nghề Kế toán bao gồm lập báo cáo tài chính, thành thạo Excel, phần mềm kế toán, kiểm toán, mô hình hóa dữ liệu...

* Kỹ năng phân tích:

Nghiên cứu, chẩn đoán, khai thác, trình bày dữ liệu là các thao tác quan trọng của kỹ năng phân tích.

* Kỹ năng thiết kế: Kỹ năng thiết kế quan trọng với những lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo. Trong CV, bạn có thể đề cập đến kỹ năng này bằng cách mô tả như có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop, InDesign, Dreamweave, Acrobat, etc, phần mềm thiết kế sản phẩm kỹ thuật số, khả năng sản xuất video, thiết kế UX, thiết kế giao diện người dùng (UI),...

* Kỹ năng kinh doanh/bán hàng: Với các vị trí liên quan đến lĩnh vực kinh doanh/bán hàng thì trong CV, ứng viên hãy đề cập đến các kỹ năng như đàm phán hợp đồng, sử dụng các phần mềm CRM, Hệ thống POS (điểm bán hàng) hay kiến thức về sản phẩm cụ thể,...

Mặc dù kỹ năng là phần quan trọng trong CV xin việc nhưng không phải cứ liệt kê, trình bày càng nhiều vào thì bạn càng nhận được sự quan tâm của nhà tuyển dụng và dễ dàng trúng tuyển mà phải biết sắp xếp khoa học. Với hai nhóm kỹ năng không thể thiếu trong CV xin việc JobOKO chia sẻ, hy vọng bạn sẽ biết cách làm nổi bật sao cho phù hợp với ngành nghề ứng tuyển của mình.

Đọc thêm: Vì sao nhà tuyển dụng coi trọng kỹ năng phân tích của ứng viên? rèn luyện thế nào?

MỤC LỤC:
1. Kỹ năng mềm
2. Kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng cứng)

Đọc thêm: Phân biệt "kỹ năng cứng" và "kỹ năng mềm" trong CV

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888