Đừng cảm thấy lạ vì sao lại đặt câu hỏi khi chưa tham gia buổi phỏng vấn chính thức, bởi đây cũng là một phương pháp, một cơ hội bạn nên trân trọng để sẵn sàng hơn cho buổi phỏng vấn sắp tới. Dĩ nhiên, hỏi những câu hỏi gì và cách đặt câu hỏi thế nào thì chúng ta sẽ cần tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung sau đây.
Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng tại thời điểm nhận được lời mời tham gia buổi phỏng vấn, dù là thông qua phương thức nào đi nữa (email hay điện thoại) đều mang lại nhiều ý nghĩa và thông tin hữu ích.
Dưới góc độ là ứng viên, điều này giúp bạn có thể tìm hiểu rõ hơn một số thông tin quan trọng khác như mức lương khởi điểm, kỳ vọng, phúc lợi, trang thiết bị làm việc, ... , căn cứ vào đó để đưa ra quyết định có nhận lời mời phỏng vấn hay không.
Ngoài việc chuẩn bị tâm lý để ứng phó với các câu hỏi phỏng vấn, đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trước khi phỏng vấn còn giúp bạn xác minh được những thông tin liên quan đến phỏng vấn như hình thức phỏng vấn (qua video hay trực tiếp), thời gian, bài test năng lực, ... và lên kế hoạch chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công mỹ mãn hơn.
Thực tế không có bất kỳ quy định nào về số lượng câu hỏi mà ứng viên có thể hỏi nhà tuyển dụng tại thời điểm khi nhận được lời mời tham gia phỏng vấn hay nói cách khác là thời điểm trước phỏng vấn. Tuy nhiên số lượng câu hỏi lý tưởng nhất là trong khoảng từ 3 đến 5 câu hỏi.
Số lượng câu hỏi này được cho là "vừa đủ", giúp bạn có thể khai thác thông tin muốn biết, trong khi không khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu, quá tải.
Đặt các câu hỏi có nội dung phù hợp và hỏi vừa đủ giúp bạn dễ chiếm được thiện cảm với nhà tuyển dụng ngay cả khi đôi bên chưa "mặt đối mặt" trong buổi phỏng vấn.
Dưới đây là một số câu hỏi trước phỏng vấn được các chuyên viên nhân sự cấp cao của JobOKO chia sẻ mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn để hỏi nhà tuyển dụng:
Trong trường hợp nếu người bạn đang nói chuyện là chuyên viên tuyển dụng nội bộ, có thể họ sẽ đưa ra một cái tên và chức danh công việc cụ thể. Từ đó, bạn sẽ hình dung được phần nào những câu hỏi có thể xuất hiện trong buổi phỏng vấn chính thức.
Ứng viên nên đưa ra câu hỏi về vị trí ứng tuyển, công ty, quy trình phỏng vấn,...
Tương tự, câu hỏi này giúp bạn có thể biết trước được quy trình phỏng vấn sẽ gồm mấy vòng, hình thức phỏng vấn (phỏng vấn từ xa hay trực tiếp), có những bài test nào và trong thời gian là bao lâu.
Rất có thể bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn khi biết rằng sẽ có trao đổi trực tiếp trong khoảng 15 - 30 phút và làm bài test ngoại ngữ, viết luận, IQ hay nghiệp vụ chuyên ngành, ít nhất là sắp xếp lịch trình khác của mình để có đủ thời gian, hệ thống hóa kiến thức hay thử làm bài test tương tự từ trước đó. Đến khi thực sự tham gia phỏng vấn, bạn sẽ tự tin hơn vì đã chuẩn bị sẵn sàng.
Dĩ nhiên bạn có thể tham khảo từ bản mô tả công việc hay tin tuyển dụng để tìm hiểu rõ hơn về vai trò, kỹ năng và yêu cầu cho vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên bằng cách đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng giúp bạn có thể "khai thác" được thêm nhiều thông tin quý giá để có thể "tái khẳng định" lại một lần nữa liệu vị trí này có thực sự phù hợp với mình không. Nếu có, đây chính là cách bạn định hình câu trả lời cho buổi phỏng vấn chính thức.
Đây là câu hỏi này khá nhạy cảm và thông thường thì trong các buổi phỏng vấn chính thức nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi ứng viên. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể "hỏi khéo" nhà tuyển dụng trước đó trong trường hợp nếu thông tin mức lương không công khai hoặc mức lương cạnh tranh / thỏa thuận.
Sau cùng thì mục đích của câu hỏi này là để xác định xem liệu mức lương nhà tuyển dụng đưa ra có thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của bạn hay không và cân nhắc có nên tham gia phỏng vấn hay liệu có thể deal lương cao hơn chút nào hay không.
Tuy nhiên vì đây là câu hỏi mang tính chất nhạy cảm, do đó bạn buộc phải giữ thái độ lịch sự và đúng mực. Hãy thử tiếp cận bằng cách: "Tôi chỉ muốn khẳng định vị trí này phù hợp với nhu cầu của mình. Liệu anh/chị có thể chia sẻ về mức lương khởi điểm hay chế độ đãi ngộ được không?".
Mặt khác, một số nhà tuyển dụng cũng có thể chủ động hỏi bạn về mức lương kỳ vọng nên hãy chuẩn bị trước câu trả lời nhé.
Ứng viên có thể hỏi về mức lương một cách tinh tế, khéo léo
Việc tìm hiểu mức độ phù hợp của bản thân với văn hóa công ty trước khi tham gia phỏng vấn là vô cùng cần thiết. Hầu hết ứng viên chỉ tiếp cận từ trang web hay Facebook chính thức của công ty nhưng thực tế cho thấy, những gì thể hiện trên nền tảng mạng xã hội là không hoàn toàn đáng tin cậy. Chính vì vậy, nếu có cơ hội được nói chuyện trực tiếp với nhà tuyển dụng qua điện thoại, tại sao bạn không tận dụng để khai thác thông tin?
Thường thì nhà tuyển dụng sẽ thông báo cho ứng viên chuẩn bị trước hồ sơ hay trang phục, thiết bị để làm bài test, ... cần mang theo khi đến phỏng vấn. Tuy nhiên trong trường hợp nếu nhà tuyển dụng quên hoặc không đề cập đến, bạn có thể "nhắc khéo" bằng cách đặt các câu hỏi như: "Em / Tôi có cần mang theo hồ sơ xin việc bản công chứng hay không?", "Công ty có quy định gì về trang phục phỏng vấn không ạ?", "Em / Tôi có cần mang theo laptop để làm bài test hay không?".
Mỗi công ty sẽ có quy định về trang phục phỏng vấn, yêu cầu hồ sơ xin việc bản công chứng, hay thiết bị làm bài test. Vì vậy việc hỏi nhà tuyển dụng câu hỏi này trước buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn chủ động và thể hiện thái độ chuyên nghiệp, nghiêm túc hơn.
Không hẳn là bạn nóng lòng về kết quả, chỉ đơn giản là với câu hỏi này, bạn đang thể hiện sự quan tâm với cơ hội việc làm tại công ty. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được tiết lộ về thời gian mình biết kết quả phỏng vấn vì chưa chắc khi trao đổi với người phỏng vấn bạn đã nhớ tới/ có cơ hội để hỏi. Ngoài ra, bạn còn có thể hỏi về việc liệu bạn không trúng tuyển thì công ty có thông báo, phản hồi hay không.
Nếu sau thời hạn phản hồi nhà tuyển dụng đã đề cập đến mà bạn chưa nhận được kết quả, rất có thể bạn nên chủ động hỏi kết quả.
Hỏi về kết quả phỏng vấn cho thấy ứng viên quan tâm tới vị trí ứng tuyển
Nếu cuộc trao đổi có nhiều lưu ý hoặc thông tin bị quá tải, bạn có thể đề nghị nhà tuyển dụng gửi lại thông tin chi tiết về buổi phỏng vấn qua email. Thứ nhất, email sẽ giúp bạn đọc thông tin kỹ lưỡng và xem lại nếu quên. Hơn nữa, thông qua cách nhà tuyển dụng soạn thảo email, bạn cũng ít nhiều có đánh giá thêm về sự chuyên nghiệp của những "đồng nghiệp tương lai".
Nếu như bạn đang trao đổi với nhà tuyển dụng qua điện thoại, bạn cũng có thể "rào đón" trước rằng mình có thể liên hệ lại hay không nếu có bất kỳ thay đổi nào. Chẳng hạn bạn muốn hủy phỏng vấn, đổi lịch phỏng vấn hay không đến kịp giờ/ lạc đường cần hỗ trợ,... Một câu hỏi như vậy chắc chắn sẽ cần thiết và hữu ích, giúp bạn hạn chế tối đa các nguy cơ lỡ phỏng vấn hoặc không biết liên hệ với ai khi cần liên hệ để hỏi điều gì đó.
Nắm được những sai lầm mà các ứng viên hay phạm phải khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trước phỏng vấn để chắc chắn rằng bạn sẽ không mắc sai lầm tương tự. Các lỗi cơ bản này bao gồm:
Hiểu được tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi trước phỏng vấn, sau đó vận dụng, hỏi đúng trọng tâm, đúng thời điểm là rất quan trọng. Những gì ứng viên cần lưu ý để chắc chắn rằng những câu hỏi bạn đề cập, cách bạn hỏi đã đủ chuyên nghiệp và có thể nhận được đáp án bạn muốn biết gồm có:
Trường hợp bạn hỏi đến một mức độ nhất định - cả về chiều sâu thông tin khai thác hay số lượng câu hỏi - và thấy có vẻ như nhà tuyển dụng đang mất kiên nhẫn thì hãy khéo léo chuyển chủ đề, dừng lại các câu hỏi của mình.
Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trước phỏng vấn là một cách hữu ích cho ứng viên để khai thác thông tin. Ghi nhớ và vận dụng ngay các câu hỏi "đắt giá", đúng trọng tâm mà JobOKO giới thiệu đến bạn, kết hợp với các mẹo giao tiếp thông minh, bạn sẽ có thêm lợi thế cho cuộc phỏng vấn sắp tới đấy!
MỤC LỤC:
I. Có nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khi nhận lời mời phỏng vấn?
II. Nên đặt bao nhiêu câu hỏi cho nhà tuyển dụng là phù hợp?
III. Nên hỏi gì nhà tuyển dụng khi xác nhận tham gia phỏng vấn?
IV. Những lỗi "tai hại" cần tránh khi hỏi nhà tuyển dụng trước phỏng vấn
V. Lưu ý khi đặt câu hỏi trước phỏng vấn cho nhà tuyển dụng
Đọc thêm: 10 điều ứng viên cần hỏi khi nhận được cuộc gọi của headhunter
Đọc thêm: Bí quyết đặt câu hỏi về lương thưởng trong quá trình phỏng vấn