Thực tế, không chỉ riêng ngành logistics mà các lĩnh vực khác cũng vậy, nếu không làm trong ngành thì rất khó để xác định được các vai trò phổ biến. Thậm chí, ngay cả với những người đang làm việc, phấn đấu trong cùng lĩnh vực logistics cũng khó để mà thực sự hiểu về công việc của nhau. Vậy, các vị trí trong ngành logistics đa dạng như thế nào, đặc điểm là gì và mức lương bao nhiêu? Hãy cùng JobOKO tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Ngành Logistics có những việc làm nào Hot?
Logistics trong tiếng Việt nghĩa là các hoạt động hậu cần, bao gồm tổng thể quy trình từ thu mua, lưu trữ trong kho, vận chuyển và phân phối nguyên vật liệu cũng như hàng hóa. Khi nền kinh tế công nghiệp hóa, hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, thương mại trong nước và quốc tế hợp tác đa dạng hơn thì các hoạt động logistics ngày càng trở nên quan trọng.
Những năm gần đây, tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam có thể lên đến 2 con số. Mỗi năm, có thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới mở chuyên kinh doanh logistics. Đặc điểm của lĩnh vực hậu cần, kho bãi và chuỗi cung ứng ở nước ta là vẫn còn khá non trẻ, nhiều cơ hội, tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nhân sự trong ngành chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế vì đa số là mọi người làm trái ngành, có kiến thức cơ sở về kinh doanh, ngoại ngữ, luật,... Hiện nay, chỉ có một số trường bắt đầu đào tạo chuyên nghiệp ngành học logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Thực tế, các vị trí trong ngành logistics rất đa dạng, hầu hết đều yêu cầu kiến thức, sự am hiểu về ngành, kỹ năng đa nhiệm và khả năng giải quyết vấn đề. Ngoại ngữ hay khả năng phản ứng nhanh, cẩn thận và chịu được áp lực cũng là những kỹ năng cực kỳ cần thiết.
Có thể nói đây là vai trò phổ biến nhất của các vị trí trong ngành logistics, làm việc trong các công ty cung cấp dịch vụ logistics. Trong vai trò này, bạn sẽ tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng, giới thiệu và tư vấn, thuyết phục họ sử dụng các dịch vụ vận chuyển, quản lý kho bãi do công ty bạn cung cấp. Vì là công việc kinh doanh nên bạn sẽ cần có kỹ năng bán hàng, tư vấn, chốt đơn và chăm sóc khách hàng. Kiến thức về dịch vụ cũng quan trọng không kém. Đây được xem như một vị trí cực phù hợp khi bạn bắt đầu gia nhập ngành logistics.
Mức lương của nhân viên kinh doanh logistics: Trung bình từ 4 - 12 triệu/ tháng (lương chính và hoa hồng), cao nhất khoảng 20 - 30 triệu/ tháng.
Nhân viên thu mua là vai trò khá đặc thù khi nói đến các vị trí trong ngành logistics. Chưa có chuyên ngành nào đào tạo chuyên sâu cho nhân viên thu mua nhưng để xin việc nhân viên thu mua và hoàn thành tốt các nhiệm vụ, bạn sẽ cần có trình độ, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng sales, đàm phán và thuyết phục. Công việc chính của nhân viên thu mua là xác định nhu cầu của bộ phận sản xuất hoặc phân phối, phân tích nhu cầu thực tế, tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán và đặt hàng, đảm bảo hàng hóa và nguyên liệu đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng, chất lượng.
Mức lương của nhân viên thu mua: Trung bình từ 4 - 10 triệu/ tháng, cao nhất khoảng 25 triệu/ tháng.
Các vị trí việc làm ngành Logistics đa dạng
Forwarder hay nhân viên giao nhận chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin của các lô hàng, lấy D/O, giấy ủy quyền ở các hãng tàu hay đại lý. Trong hầu hết các trường hợp, forwarder cũng chịu trách nhiệm tư vấn khách hàng, sắp xếp phương tiện hỗ trợ vận chuyển cho lô hàng. Công việc của nhân viên giao nhận có phần tương tự với điều phối hoặc nhân viên hiện trường. Bạn cần phải có kiến thức về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, đồng thời tỉ mỉ, cẩn thận, phản ứng nhanh và phối hợp tốt với các phòng ban liên quan.
Mức lương của nhân viên giao nhận: Từ 6 - 15 triệu/ tháng.
Gần tương tự như vai trò nhân viên kinh doanh logistics, mục tiêu của các chuyên viên tư vấn logistics là tư vấn, giới thiệu cho khách hàng doanh nghiệp về các dịch vụ và giải pháp logistics như ứng dụng công nghệ vào nâng cao hiệu suất. Tuy nhiên, chuyên viên tư vấn logistics đòi hỏi kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng, điều phối vận chuyển, khả năng nghiên cứu và phân tích, xây dựng chính sách và các gói giải pháp. Kỹ năng tư vấn, đa nhiệm, sự tỉ mỉ là những yêu cầu cơ bản với vị trí này.
Mức lương của chuyên viên tư vấn logistics: Trung bình từ 5 - 10 triệu/ tháng (chưa tính hoa hồng theo doanh số).
Đúng như tên gọi, nhân viên chứng từ là người chịu trách nhiệm với các giấy tờ, tài liệu, chứng từ xuất nhập khẩu như hợp đồng, vận đơn, lệnh giao nhận hàng hóa, chứng từ hải quan, công văn, hồ sơ,... Hơn ai hết, nhân viên chứng từ cần nắm được các luật và quy định hải quan để đảm bảo hoàn thành thủ tục thông quan chính xác, nhanh chóng và đáp ứng thời hạn. Trong số các vị trí trong ngành logistics thì nhân viên chứng từ yêu cầu khá cao, thường bắt buộc có kỹ năng ngoại ngữ, tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo trong giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ tích cực.
Mức lương của nhân viên chứng từ: Từ 6 - 8 triệu/ tháng, cao nhất khoảng 15 triệu/ tháng.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của vận hành kho, quản lý kho trong tổng thể các hoạt động logistics. Nhân viên kho sẽ phụ trách vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu xuất và nhập kho, lưu trữ, bảo quản, sắp xếp, vào sổ,... Trong khi đó, quản lý kho quản lý nhân sự và hàng hóa trong kho, phối hợp với các bộ phận khác như thu mua, vận chuyển để điều phối hoạt động, kiểm kê hàng tồn kho,...
Đặc điểm của công việc vận hành kho trong logistics là thường không yêu cầu trình độ hay bằng cấp cao. Tuy nhiên, sức khỏe thể chất, sự nhanh nhẹn và sự am hiểu về quy trình quản lý kho, ứng dụng các công cụ vào vận hành được cho là những tiêu chí quyết định thành công của bạn trong các vai trò nhân viên kho hay giám sát, quản lý kho.
Thu nhập của các vị trí ngành Logistics được đánh giá cao
Chuyên viên thanh toán quốc tế hay nhân viên thanh toán quốc tế là một trong các vị trí ngành logistics yêu cầu ứng viên có kiến thức, nghiệp vụ tài chính ngân hàng hoặc kế toán, kiểm toán. Cộng việc của bạn sẽ bao gồm xử lý các nghiệp vụ thanh toán quốc tế (thanh toán hợp đồng, tiền hàng hóa, đền bù,...) một cách chính xác; tiếp nhận chứng từ, hóa đơn, kiểm tra để đảm bảo các chứng từ hợp pháp, đúng quy định; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thanh toán quốc tế, giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng hoặc nhà cung cấp,...
Chuyên viên thanh toán quốc tế trong logistics đòi hỏi sự am hiểu về tiền tệ, ngoại tệ, công cụ chuyển đổi, luật, kiến thức về dòng vốn, thủ tục và hồ sơ tài chính, kiểm kê, quyết toán. Ngoài ra, sự tỉ mỉ, cẩn thận và nhạy bén với các con số cũng là yêu cầu bắt buộc.
Mức lương của chuyên viên thanh toán quốc tế: Từ 6 - 8 triệu/ tháng, cao nhất khoảng 15 triệu/ tháng.
Không giống như vị trí nhân viên hải quan trong cơ quan nhà nước, nhân viên khai báo hải quan trong các công ty logistics, xuất nhập khẩu đảm nhiệm vai trò chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ để làm thủ tục khai báo với cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển, vào cảng và tháo dỡ đúng theo quy định. Nhân viên khai báo hải quan cũng cần am hiểu về quy trình, luật pháp, có tiếng Anh tốt.
Mức lương của nhân viên khai báo hải quan: Từ 5 - 8 triệu/ tháng, cao nhất khoảng 12 - 15 triệu/ tháng.
Nhân viên hiện trường hay nhân viên giao nhận hiện trường là một trong những vai trò đặc thù nhất chỉ có ở các vị trí trong ngành logistics. Nhiệm vụ chính của nhân viên hiện trường là giám sát các hoạt động giao nhận hàng hóa tại cảng, từ khai báo hải quan trực tiếp, giám sát quá trình bốc dỡ hàng hóa, kiểm tra tình trạng hàng hóa cả về số lượng và chất lượng, lưu kho.
Mức lương của nhân viên hiện trường: Từ 7 - 9 triệu/ tháng, cao nhất từ khoảng 10 - 25 triệu/ tháng.
Ngành Logistics có nhiều vị trí dành cho lao động phổ thông
Ở những lĩnh vực khác, nhân viên chăm sóc khách hàng (CSKH) sẽ được đào tạo về sản phẩm, dịch vụ của công ty để cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng khi họ có yêu cầu hoặc thắc mắc. Với nhân viên chăm sóc khách hàng trong các công ty logistics cũng tương tự nhưng bạn sẽ cần có chuyên môn, kiến thức về kinh doanh quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng. Ngoài việc hỗ trợ khách hàng, giải quyết thắc mắc về thủ tục, giấy tờ, dịch vụ vận chuyển hay dịch vụ hậu cần, vận đơn nói chung, một số doanh nghiệp có thể yêu cầu nhân viên chăm sóc khách hàng tư vấn về các hợp đồng hợp tác.
Mức lương của nhân viên chăm sóc khách hàng: Trung bình từ 6 - 8 triệu/ tháng, cao nhất từ 12 - 20 triệu/ tháng.
Trưởng phòng logistics quản lý bộ phận nói chung, bao gồm quản lý nhân sự, phân công công việc, giám sát việc thực thi các hợp đồng, dự án và báo cáo cho giám đốc logistics hoặc giám đốc chuỗi cung ứng. Công việc này đòi hỏi bạn có kinh nghiệm từ 4 - 6 năm trở lên, bằng cấp từ cử nhân. Các kinh nghiêm trong vai trò leader (trưởng nhóm) hoặc trợ lý trưởng phòng, trợ lý giám đốc logistics có thể hỗ trợ rất nhiều cho bạn khi thăng tiến.
Mức lương của trưởng phòng logistics: Từ 20 - 40 triệu/ tháng, cao nhất khoảng 50 - 70 triệu/ tháng.
Giám đốc logistics hay giám đốc chuỗi cung ứng là vị trí quản lý cấp cao nhất khi nói đến các vị trí trong ngành logistics. Số năm kinh nghiệm yêu cầu cho vai trò này thường là từ 7 - 10 năm trở lên, đòi hỏi bạn phải có bằng cấp từ cử nhân hoặc sau đại học các chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, quản trị kinh doanh, xuất nhập khẩu hoặc liên quan. Chuyên môn thành thạo, có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, mạng quan hệ rộng là một số trong rất nhiều các yêu cầu đối với một giám đốc logistics.
Mức lương của giám đốc logistics/ giám đốc chuỗi cung ứng: Từ 30 - 50 triệu/ tháng, cao hơn là khoảng 70 - hơn 100 triệu/ tháng.
Để so sánh, bạn có thể thấy rằng mức lương khởi điểm của các vị trí trong ngành logistics không quá cao nhưng so với đa số các công việc văn phòng khác thì tương đương hoặc cao hơn một chút. Bên cạnh đó, khi tính đến mức lương bạn cũng cần nắm được rằng ngoài mức lương chính thức hàng tháng, một số vai trò sẽ được tính thêm các khoản phụ cấp công tác, phụ cấp vai trò, hoa hồng theo doanh số, thưởng vượt KPI,... (tùy chính sách của mỗi công ty). Vì thế thì nhìn chung thì lương các vị trí trong ngành logistics khá cạnh tranh, đặc biệt là khi bạn không nhất thiết phải xin việc đúng ngành.
Nếu như trong quá khứ thì nhân sự cho các vị trí trong ngành logistics hầu như là làm việc trái ngành, có bằng cấp các chuyên ngành như xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, marketing,... Hiện nay, với đà phát triển nhanh của ngành, đã có nhiều trường đào tạo cao đẳng và đại học chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu nhân sự có chuyên môn.
Làm thế nào để xin việc làm logistics hiệu quả?
Theo thời gian, tỷ lệ cạnh tranh của các vị trí trong ngành logistics đều tăng lên, ngay cả với các vai trò mà vốn không yêu cầu bằng cấp chuyên nghiệp như nhân viên kinh doanh logistics hay nhân viên kho, quản lý kho. Để xin việc ngành logistics, bạn cần lưu ý đến một số tiêu chí như sau:
Ứng tuyển vào các vị trí trong ngành logistics chỉ là bước đầu để bạn xây dựng sự nghiệp của mình. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, thăng tiến nhanh trên con đường sự nghiệp thì ngoài chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và sự chăm chỉ, bạn cũng sẽ cần thường xuyên rèn luyện và nâng cao các kỹ năng cần thiết, đặc biệt chú trọng đến khả năng ngoại ngữ, giao tiếp, đàm phán và nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
MỤC LỤC:
I. Tổng quan về ngành Logistics
II. Các vị trí trong ngành Logistics
III. Đánh giá mức lương các vị trí trong ngành Logistics
IV. Kinh nghiệm xin việc ngành Logistics