Nếu chọn học chuyên ngành quản trị kinh doanh, bạn sẽ có cơ hội lựa chọn nhiều công việc. Dưới đây là một số vị trí việc làm ngành kinh doanh phổ biến, hãy cùng JobOKO khám phá ngay nhé.
Những việc làm tốt ngành quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là chương trình đào tạo cung cấp rất nhiều kiến thức tập trung vào lĩnh vực đa dạng, cho phép sinh viên tự định hướng và lựa chọn nhiều vị trí công việc khi tốt nghiệp. Bạn có thể được học về cách lập kế hoạch chiến lược để tạo ra giá trị, lợi nhuận cho tổ chức và nắm vững các nguyên tắc tài chính. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội học cách quản lý các dự án trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh.
Bằng cách nghiên cứu lý thuyết kinh doanh và học hỏi các hoạt động kinh doanh tốt nhất, chuyên ngành quản trị kinh doanh có thể phát triển các kỹ năng quan trọng, chẳng hạn như biết cách phân tích vấn đề thông qua dữ liệu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thành thạo quản lý nhân sự, ra quyết định và thúc đẩy marketing, truyền thông chuyên nghiệp.
Ngành Quản trị kinh doanh thường thi vào các khối A00, A01, C00, và D01. Các môn thi thuộc các khối này bao gồm:
Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, các bạn sinh viên có thể tham gia vào thị trường việc làm với các lựa chọn nghề nghiệp đa dạng, như nhân viên kinh doanh, kế toán, tư vấn bảo hiểm, chứng khoán...
Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc trong các doanh nghiệp hoặc công ty ở nhiều vai trò thuộc lĩnh vực kinh doanh.
1.1. Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là người chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tư vấn và thuyết phục họ chuyển đổi thành khách hàng thực tế. Nhân viên kinh doanh cũng tạo dựng quan hệ và chăm sóc khách hàng hiện tại, mở rộng thị trường.
Mục tiêu của nhân viên kinh doanh là ký kết hợp đồng kinh doanh và tăng doanh số. Đây là vị trí cơ bản, được coi như bước đệm để nhân viên kinh doanh phát triển lên vị trí quản lý trong tương lai.
Sinh viên hoàn thành chương trình học ngành quản trị kinh doanh có thể trở thành nhân viên kế toán nếu yêu thích lĩnh vực này. Dĩ nhiên, bạn sẽ cần theo học thêm để lấy chứng chỉ kế toán - kiểm toán. Với nền tảng kiến thức sẵn có, việc đào tạo để trở thành nhân viên kế toán sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán, lập báo cáo tài chính và thiết kế hệ thống kế toán.
Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, bạn cũng có thể xin việc làm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính như quản lý tài sản, đầu tư, tài chính cá nhân và bảo hiểm. Các ngân hàng, thị trường tiền tệ và môi giới chứng khoán cũng thuộc dịch vụ tài chính.
3.1. Chuyên viên tài chính
Chuyên viên tài chính tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân, thu thập và phân tích dữ liệu, phát hiện xu hướng đầu tư, hỗ trợ quản lý tài sản và tiền bạc, đưa ra các đề xuất và khuyến nghị tài chính. Họ có sự hiểu biết sâu rộng về tài chính, tiền tệ và đầu tư.
Sau khi có bằng quản trị kinh doanh, bạn có thể học thêm chứng chỉ và tích luỹ kinh nghiệm để bắt đầu sự nghiệp như một chuyên viên tài chính.
Lựa chọn được việc làm quản trị kinh doanh phù hợp sẽ giúp bạn có sự thành công cao
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử chuyển hướng sang lĩnh vực marketing, làm nhân viên hoặc chuyên viên marketing rồi phát triển lên các vị trí quản lý cấp cao hơn. Công việc trong lĩnh vực marketing chủ yếu bao gồm tìm kiếm ý tưởng, thực hiện các chiến dịch tiếp thị, quảng bá, phát triển thương hiệu doanh nghiệp, mở rộng thị trường và thúc đẩy doanh số.
Với nền tảng kiến thức học được trong ngành quản trị kinh doanh, bạn hoàn toàn có khả năng thích nghi với việc làm marketing. Bạn cũng nên tham gia các khoá học bổ sung như học về SEO, SEM,...
Các vị trí công việc trong những tổ chức phi lợi nhuận thường đòi hỏi ứng viên có khả năng lãnh đạo, thuyết phục, tư duy nhanh và tầm nhìn. Do đó, những người tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh cũng có thể làm việc cho các tổ chức này.
Dựa vào các vị trí đang tuyển trên JobOKO, mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh thường phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc và vị trí công việc cụ thể.
Mức lương theo kinh nghiệm làm việc:
Mức lương theo vị trí công việc:
Trên đây là một số vị trí việc làm ngành quản trị kinh doanh mà bạn có thể xem xét và cân nhắc. Ngoài ra, tuỳ vào định hướng của bản thân cũng như các cơ hội công việc, bạn còn có thể trở thành chuyên viên nhân sự hoặc các công việc quản lý hành chính. Bạn có thể tham khảo thêm top việc làm ngành nhà hàng, khách sạn để nếu yêu thích lĩnh vực này cũng có thể ứng tuyển dễ dàng.
MỤC LỤC:
I. Ngành quản trị kinh doanh là gì? học khối nào?
II. Các vị trí HOT ngành quản trị kinh doanh
III. Mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh bao nhiêu?
IV. Tạo CV xin việc ngành Quản trị kinh doanh ở đâu?
Đọc thêm: Có nên theo học ngành Quản trị kinh doanh không? dựa vào tiêu chí nào để quyết định?
Đọc thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? các trường đào tạo chất lượng