Marketing online gồm nhiều vị trí việc làm khác nhau như nhân viên marketing online, nhân viên digital marketing, content marketing,... Đặc điểm của nghề nghiệp là có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập ổn và nhiều triển vọng phát triển lâu dài. Tuy nhiên, trong một thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, muốn tìm được việc làm marketing lý tưởng thì ứng viên cần có bằng cấp, trình độ, có những kỹ năng thiết yếu, kinh nghiệm và phải có kỹ năng xin việc - từ biết cách viết CV xin việc marketing online tới chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
Hướng dẫn cách viết CV xin việc Marketing Online chuyên nghiệp
Bất kỳ vị trí nào trong lĩnh vực marketing đều có tính chất hướng mục tiêu - khách hàng tiềm năng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, bán hàng. Hơn ai hết, nhân sự trong ngành cần thể hiện được khả năng xác định thông tin trọng tâm và khả năng này trước hết sẽ được thể hiện qua CV ứng tuyển.
Trước khi đi vào tìm hiểu cách viết CV xin việc marketing online, bạn cần xác định thông tin quan trọng nhất, sau đó làm nổi bật, thể hiện nội dung thông tin đó xuyên suốt trong toàn bộ các phần của CV. Mặc dù mỗi ứng viên sẽ có thế mạnh riêng nhưng lời khuyên của JobOKO là bạn nên nhấn mạnh vào: Bằng cấp, chứng chỉ và các chiến dịch marketing online, dự án tiếp thị bạn đã tham gia, đạt kết quả thế nào, thành tích ra sao.
Rất nhiều các bạn ứng viên khi tìm việc làm marketing online có kỹ năng thiết kế và vô cùng tự tin vào khả năng thiết kế của mình. Tuy vậy, trong thời đại công nghệ như hiện nay, những nền tảng như JobOKO cung cấp công cụ tạo CV miễn phí nên bạn có thể cân nhắc sử dụng trực tiếp, chỉ cần chọn đúng mẫu CV phù hợp là dùng được mà không cần phải loay hoay thiết kế.
Kho CV đa dạng, chuyên nghiệp của JobOKO có hàng chục mẫu CV đẹp, đặc biệt có những CV được thiết kế dành riêng cho lĩnh vực tiếp thị. Bạn nên chọn mẫu cá tính, sáng tạo, chuyên nghiệp và tùy theo số năm kinh nghiệm. Với nghề marketing online thì dù CV có hơi màu sắc cũng sẽ giúp bạn thể hiện cá tính, ý tưởng của mình nên hãy tự tin lựa chọn, miễn là không bị quá lố. Hơn nữa, bố cục và phông chữ của CV cũng nên đơn giản, gọn gàng.
Với bản CV ứng tuyển vào ngành nghề nào cũng vậy, thông tin cá nhân là phần bắt buộc phải có, vô cùng quan trọng nhưng lại rất dễ viết và không có lưu ý nào với phần này. Ngoài họ tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại và email được viết chính xác, không sai không thiếu ký tự thì bạn phải lưu ý đến một mục là dẫn link Facebook, Instagram hoặc blog cá nhân (nếu có). Khác với nghề nghiệp khác, marketing online đòi hỏi nhiều kỹ năng, đặc biệt là về mặt thiết kế, truyền thông, quảng cáo nói chung.
Dĩ nhiên, bạn chỉ nên share link nếu hình ảnh cá nhân của bạn là tích cực, chứng minh khả năng chụp hình, thiết kế, viết lách. Trong nhiều trường hợp thì link Tiktok hay kênh YouTube cũng hợp lý.
Thông tin cá nhân trong CV xin việc Marketing Online nên đề cập những gì?
Hơn ai hết, bản thân bạn cần phải rõ ràng về lý do tại sao mình muốn phát triển sự nghiệp theo hướng marketing online và khi làm việc trong lĩnh vực này, bạn muốn đạt được những thành tích gì. Mục tiêu của mỗi cá nhân chắc chắn sẽ không hoàn toàn giống nhau, hơn nữa lộ trình thăng tiến của mỗi vị trí việc làm marketing online cũng khác nhau. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là làm sao để viết phần mục tiêu trong CV rõ ràng và thuyết phục nhất.
Nhà tuyển dụng cần biết và muốn biết bạn có định hướng như thế nào, có gắn bó lâu dài với công ty hay không, liệu tham vọng của bạn có cùng một hướng với mục tiêu của công ty không. Mục tiêu của bạn có thể là bất cứ điều gì nhưng hãy đảm bảo sao cho hợp lý, hứa hẹn cống hiến cho công ty, thể hiện quyết tâm, đam mê nghề nghiệp và rõ ràng về những gì bạn muốn làm, có thể làm.
Gợi ý (vị trí Nhân viên marketing online):
Cách viết CV xin việc marketing online trong phần học tập không khác so với phần thông tin cá nhân, tức là bạn viết đúng, viết đủ thông tin là đủ. Lĩnh vực marketing trực tuyến yêu cầu nhân sự phải có bằng cấp từ trung cấp trở lên dù nhiều nhà tuyển dụng chấp nhận ứng viên làm trái ngành.
Bạn viết vào CV tên trường, ngành, niên khóa, xếp loại tốt nghiệp và GPA (điểm trung bình học tập) nếu điểm khá giỏi. Lưu ý nếu đã ra trường, đi làm trên 5 - 7 năm thì phần xếp loại và GPA có thể bỏ qua không đề cập tới.
Gợi ý: Đại học Thương mại (9/2017 - 6/2021)
Thiếu kinh nghiệm, bạn giảm một phần đáng kể khả năng cạnh tranh với các ứng viên khác. Dù công việc marketing online thường yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm ít nhất từ vài tháng trở lên nhưng rõ ràng sẽ có những trường hợp nhà tuyển dụng sẵn sàng đào tạo người mới.
Nhìn chung, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn chỉ nên ứng tuyển vào những vị trí chấp nhận ứng viên mới ra trường hoặc ít kinh nghiệm. Lúc này, lợi thế bằng cấp hoặc kỹ năng, chứng chỉ của bạn sẽ hỗ trợ đáng kể còn ngược lại, thiếu kinh nghiệm thì tránh gửi CV cho các vai trò yêu cầu từ 2 năm kinh nghiệm làm việc trở lên. Dù thế nào thì bạn vẫn phải biết cách viết CV xin việc marketing online trong phần kinh nghiệm để CV không bị trống. Mẹo hoàn thiện phần này như sau:
Gợi ý (vị trí Content marketing): CTV bán hàng online, Công ty TNHH DBS (10/2020 - 3/2021)
Có hay chưa có kinh nghiệm làm việc, viết trong CV xin việc Marketing Online ra sao?
Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiếp thị, dù là trực tiếp hay trực tuyến thì cách viết CV xin việc marketing online cũng đơn giản hơn nhiều. Bạn cần chú ý như sau:
Gợi ý (vị trí Chuyên viên marketing): Nhân viên marketing, Công ty quảng cáo ABC (8/2019 - 10/2021)
Bạn có thể có nhiều kỹ năng bao gồm cả kỹ năng cứng để hoàn thành công việc và các kỹ năng mềm. Thế nhưng, trước khi viết vào CV, bạn nên tự hỏi liệu đó có phải là những kỹ năng nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hay không? Cách viết CV xin việc marketing online ở phần kỹ năng thật ra không phức tạp cũng không dài nhưng để bắt đúng tâm lý nhà tuyển dụng thì ứng viên cần dụng tâm hơn.
JobOKO khuyên bạn nên viết từ 4 - 6 kỹ năng theo định dạng gạch đầu dòng vào phần này. Tiêu chí để lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các kỹ năng đó là: Cần thiết nhất cho công việc và bạn thành thạo, tự tin. Lưu ý, bạn không nên copy các kỹ năng nhà tuyển dụng nhắc tới trong JD hoặc viết các kỹ năng mà thực tế bạn không có.
Vẫn là công việc trong lĩnh vực marketing online nhưng mỗi vị trí việc làm sẽ có yêu cầu kỹ năng khác nhau. Tùy vào việc bạn ứng tuyển công ty nào, vai trò cụ thể nào mà điều chỉnh nội dung này sao cho phù hợp nhất nhé.
Gợi ý (vị trí Nhân viên marketing online):
Ngoài bằng cấp, chứng chỉ cũng có thể giúp ứng viên tìm việc làm marketing online có thêm lợi thế cạnh tranh. Một số loại chứng chỉ thích hợp "khoe" trong CV xin việc là: Ngoại ngữ, chứng chỉ marketing quốc tế, chứng chỉ thiết kế, chứng chỉ SEO/ SEM,...
Nếu như đã sở hữu một vài chứng chỉ kể trên thì rõ ràng bạn nên viết vào CV. Trường hợp ngược lại chưa có bất kỳ chứng chỉ nào bạn cũng nên cân nhắc để theo học. Nhìn chung về lâu dài, việc sở hữu các chứng chỉ chỉ có lợi mà không có hại, giúp ích khá nhiều cho việc phát triển bản thân và thăng tiến sự nghiệp của bạn.
Chứng chỉ nào quan trọng trong CV xin việc Marketing Online?
Nói đến marketing online là hầu hết mọi người đều sẽ nghĩ ngay tới công việc dành cho những người trẻ năng động, đa dạng ý tưởng, không ngừng sáng tạo để tìm ra các hướng tiếp cận mới. Do đó, trong CV thì phần hoạt động cũng rất được nhà tuyển dụng chú ý để tìm hiểu thêm về ứng viên. Nếu bạn thường tham gia hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện, thiện nguyện vì cộng đồng như hiến máu, cứu trợ,... thì ở một khía cạnh nhất định, nhà tuyển dụng thấy được bạn là người nhiệt tình, không ngại khó, năng nổ, tích cực.
Đương nhiên như vậy cũng không có nghĩa là bạn vì "mục đích" xin việc thành công mà "chém gió" ở phần này, không tham gia cũng ghi cho có. Chỉ nên viết hoạt động vào CV xin việc marketing online nếu bạn thực sự có trải nghiệm thôi nhé.
Ứng viên có thể ít tham gia hoạt động, ít kinh nghiệm nhưng rõ ràng là gần như ai cũng có một vài sở thích nào đó. Ghi sở thích vào CV xin việc marketing online là một cách để bạn kết nối, kéo gần hơn khoảng cách với nhà tuyển dụng. Qua những gì bạn chia sẻ, nhà tuyển dụng hiểu thêm về tính cách của bạn, đánh giá sơ bộ khả năng bạn thích nghi với môi trường và văn hóa công ty, có thể hòa hợp với nhân viên trong bộ phận hay không.
Cách viết CV xin việc marketing online ở phần sở thích khá đơn giản và có thể... tùy ý vì sở thích của chúng ta đều khác nhau. Bạn chỉ cần lưu ý các sở thích đó không phạm pháp hay vi phạm thuần phong mĩ tục, sở thích liên quan tới công việc thì càng tốt.
Gợi ý:
So với hầu hết các phần trong CV xin việc marketing online thì phần tham chiếu không có yêu cầu nào đặc biệt, viết nhanh chóng và dễ dàng với điều kiện bạn phải thực sự chú ý nếu không thì đây lại hay là phần phạm lỗi nhiều nhất. Thực tế cho thấy nhiều ứng viên vì quá "lười" hoặc không chú ý mà sử dụng thông tin sai lệch, thông tin mẫu có sẵn trên mẫu CV. Tệ hơn, nếu bạn ghi tham chiếu của giảng viên hay quản lý cũ nhưng chưa xin phép họ thì đó cũng là một "tai nạn", sai sót hết sức nghiêm trọng.
Trường hợp đã đạt được một số giải thưởng về viết lách, thiết kế, hùng biện,... bạn có thể viết vào CV xin việc marketing online. Ngược lại, nếu chưa có bất cứ khen thưởng nào, bạn nên bỏ qua phần này, ẩn mục khỏi CV để không bị trống.
Những yếu tố nào nhà tuyển dụng đánh giá cao ở nhân sự Marketing Online?
Cùng với việc tìm hiểu cách viết CV xin việc marketing online, biết về tiêu chuẩn tuyển dụng của các doanh nghiệp, agency cũng là cách để mỗi ứng viên tự chuẩn bị tốt nhất trước khi ứng tuyển, gửi CV và tham dự phỏng vấn. Mỗi nhà tuyển dụng có tiêu chí khác nhau nhưng nhìn chung đều sẽ kỳ vọng ứng viên trong ngành có các phẩm chất, kỹ năng như sau:
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách viết CV xin việc chuẩn nhất mà JobOKO giới thiệu đến bạn, mong rằng các thông tin sẽ hữu ích, giúp bạn tự tin tạo CV chuyên nghiệp, độc đáo và sớm xin việc thành công!
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Marketing Online
II. Hình thức, bố cục CV xin việc Marketing Online
III. Cách viết CV xin việc Marketing Online chuyên nghiệp nhất
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự Marketing Online
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
Đọc thêm: Nên ghi gì vào mục hoạt động trong CV xin việc?
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc