Cơ khí là một ngành nghề phổ biến và cung cấp nhiều cơ hội việc làm. Những người làm trong lĩnh vực này, có thể là kỹ sư cơ khí, thợ cơ khí, kỹ thuật viên... sẽ tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thiết kế và vận hành máy móc, kiểm soát chất lượng sản phẩm, chạy thử nghiệm hệ thống,... Họ cũng được tuyển dụng ở gần như tất cả mọi ngành nghề khác nhau, từ sản xuất thiết bị y tế, sản phẩm tiêu dùng cho đến các ngành công nghiệp nặng khác. Đặc điểm công việc đòi hỏi ứng viên phải hiểu rõ yêu cầu của nhà tuyển dụng và điều chỉnh cách viết CV xin việc nghề cơ khí phù hợp nhất, thu hút nhất.
Biết cách viết CV xin việc nghề cơ khí, cơ hội trúng tuyển sẽ gia tăng
Trong mỗi bản CV xin việc đều cần có thông tin chủ đạo, giống như "xương sống" của toàn bộ nội dung. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể dễ theo dõi và đưa ra đánh giá ban đầu với ứng viên. Đối với CV xin việc nghề cơ khí, thông tin quan trọng nhất là gì và nên đưa vào phần nào?
Nghề cơ khí thuộc lĩnh vực kỹ thuật, đòi hỏi người làm vừa có kiến thức về máy móc, thiết bị, động lực học, cơ điện..., lại vừa có kỹ năng để có thể thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp... Do đó, với nhà tuyển dụng thì kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) của ứng viên sẽ quan trọng hơn kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng sẽ được coi trọng. Khi viết CV xin việc nghề cơ khí bạn nên chú ý đưa các từ khóa như vậy vào CV, tốt nhất là trong phần kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn.
Ngày nay, thay vì phải tự mình thiết kế, chuẩn bị CV ứng tuyển, ứng viên có nhiều lựa chọn sử dụng các mẫu CV online. Tuy nhiên, vấn đề mới đặt ra là có nhiều mẫu như vậy thì phải làm sao để ra quyết định đúng, có được CV phù hợp với vai trò? Như đã nói trước đó, nghề cơ khí là nghề kỹ thuật và người làm kỹ thuật thì quan trọng nhất là sự thẳng thắn, tư duy rõ ràng, mạch lạc.
Ngoài ra, mẫu CV ngành cơ khí phải thể hiện được cá tính như thế, tốt nhất là mẫu đơn giản, sử dụng tiếng Việt, bố cục gọn gàng, màu sắc thì đen trắng cơ bản hoặc gam màu lạnh (xám trắng...) sẽ thích hợp hơn màu nóng (đỏ, cam).
Viết phần thông tin cá nhân trong CV xin việc nghề cơ khí không khó vì không cần lưu ý gì đặc biệt. Thay vì cố gắng tìm cách mới, sáng tạo để trình bày các thông tin cơ bản nhất, bạn nên chú ý không để có bất kỳ lỗi nào trong nội dung này. Từ họ tên, vị trí ứng tuyển đến địa chỉ, số điện thoại và email. Vị trí ứng tuyển cần ghi đúng theo mô tả công việc của nhà tuyển dụng (ví dụ Kỹ sư cơ khí, Thợ cơ khí, Thợ hàn...). Ngoài ra, địa chỉ email bạn viết vào CV nên nghiêm túc, rõ ràng, tránh những cái tên khó đọc khó nhớ, dễ nhầm lẫn hoặc có vẻ "nhố nhăng".
Mục tiêu nghề nghiệp là phần khiến nhiều người tìm việc băn khoăn
Mục tiêu nghề nghiệp thể hiện mong muốn, tham vọng của một người trong công việc hiện tại và cả tương lai. Những người có khả năng xác định rõ ràng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thường kiên định và dễ thành công hơn những người mơ hồ. Với cách nhìn nhận của nhà tuyển dụng, họ cũng muốn thuê lao động biết rõ bản thân muốn gì và cần làm gì để đạt được thành tựu đó.
Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc nghề cơ khí, bạn nên đề cập tới các mục tiêu phù hợp với vị trí ứng tuyển, số năm kinh nghiệm, thành tích tính đến hiện tại. Ví dụ, kỹ sư cơ khí có 5 năm kinh nghiệm thì mục tiêu trở thành trưởng phòng kỹ thuật cơ khí sẽ phù hợp, nhưng mục tiêu này không thể áp dụng cho thợ cơ khí mới đi làm 1 năm. Lúc đó, mong muốn được nâng cao tay nghề, tăng lương còn thực tế và thuyết phục hơn.
Gợi ý:
Trong hầu hết các lĩnh vực, nghề nghiệp thì kinh nghiệm của ứng viên luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao và với nghề cơ khí cũng không ngoại lệ. Những người có kinh nghiệm hiểu rõ các nguyên lý, kỹ thuật, thao tác cơ bản, dễ phát hiện vấn đề và xử lý, khắc phục hiệu quả, nhanh chóng. Có kinh nghiệm làm cơ khí, các công việc liên quan đến chế tạo máy, hàn... bạn có thể chọn ra từ 3 - 5 kinh nghiệm trên 6 tháng viết vào CV xin việc nghề cơ khí.
Nhà tuyển dụng không chỉ muốn biết bạn đã làm gì, ở đâu, trong thời gian bao lâu, mà còn muốn biết về công việc, các nhiệm vụ cơ bản của bạn cũng như thành tựu bạn đạt được. Bạn có thể trình bày chúng dưới dạng gạch đầu dòng, viết ngắn gọn và tổng quát là đủ.
Gợi ý: Công ty TNHH Cơ khí và Chế tạo GLJ, Thợ cơ khí (4/2020 - nay)
Rõ ràng, không phải ai đi xin việc, vừa mới bắt đầu đã có đầy đủ kinh nghiệm và trong nghề cơ khí, nhà tuyển dụng có thể chấp nhận cả ứng viên mới hoàn thành chương trình học nghề hoặc mới tốt nghiệp đại học. Dĩ nhiên, vấn đề là bạn sẽ gặp khó khăn khi viết CV xin việc nghề cơ khí: Không thể bỏ trống thông tin nhưng cũng không có thông tin phù hợp để liệt kê.
Ở trường hợp này, bạn có 2 lựa chọn như sau: Đã đi thực tập hay trải nghiệm thực tế ở xưởng chế tạo, công ty... hoặc có kinh nghiệm làm thêm trong vai trò hoàn toàn không liên quan (đi bán hàng, làm shipper...) thì có thể viết vào CV 2, 3 thông tin, nhấn mạnh vào những gì bạn đã học được (kỹ năng mềm, mối quan hệ); Ngược lại, khi bạn hoàn toàn không có thông tin để chia sẻ thì cũng không nên nói dối, hãy thay bằng lời khẳng định bạn có chuyên môn, kỹ năng thành thạo và sẵn sàng học hỏi, chăm chỉ.
Gợi ý: Xưởng cơ khí ABC, Thực tập sinh kỹ thuật cơ khí (3/2020 - nay)
Những người làm nghề cơ khí có thể giữ các vai trò khác nhau, từ cơ bản đến chuyên sâu và học vấn có thể là yêu cầu bắt buộc, cũng có thể không với ứng viên. Khi tuyển kỹ sư cơ khí, các doanh nghiệp sẽ viết rõ cần bằng cử nhân trở lên, trong khi những người xin việc thợ hàn, thợ cơ khí nói chung thì tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc đơn giản hơn là đi học tại các xưởng chế tạo, lắp ráp... đều có thể được chấp nhận. Viết CV xin việc nghề cơ khí, trong phần học vấn bạn nên viết chính xác, nếu tốt nghiệp THPT và đi học nghề (không phải trường học) thì hãy ghi cả 2 thông tin.
Gợi ý: Trường Trung cấp Nghề Cơ khí Hà Nội (9/2017 - 6/2019)
Để viết phần kỹ năng trong CV xin việc nghề cơ khí, trước hết bạn sẽ cần xác định xem nên viết gì và tránh đề cập đến điều gì. Kỹ năng mềm rõ ràng không quan trọng bằng kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực này. Bạn cũng không nên "máy móc" bắt đầu bằng kỹ năng chung chung như Tin học, tiếng Anh hay giao tiếp mà hãy nghĩ đâu là kỹ năng cơ bản, cần thiết cho công việc và không thể hoàn thành các nhiệm vụ nếu thiếu sót, không thành thạo.
Một lưu ý khác là ứng viên tránh viết các kỹ năng mình không có vào CV xin việc nghề cơ khí. Bạn không chỉ "ghi cho có" mà kỹ năng là công cụ để bạn làm việc nên nếu cuối cùng bạn không biết, không thành thạo thì chất lượng công việc sẽ bị ảnh hưởng, lời nói dối cũng sẽ bị phát hiện. Nhìn chung, viết vào CV khoảng 3 - 5 kỹ năng bạn có và cho là nó quan trọng nhất nhé.
Gợi ý:
Có thể nói, với nghề cơ khí thì dường như đa số nhà tuyển dụng sẽ không quá quan tâm đến sở thích của ứng viên. Tuy nhiên, vẫn sẽ có nhiều bên đọc phần này để dự đoán tính cách của ứng viên, tìm kiếm những người có thói quen lành mạnh, tính cách tích cực và nhất là tỉ mỉ, trung thực. Vì vậy, nếu trong số các sở thích của bạn có điều gì cho thấy nét tính cách này, hãy viết vào CV xin việc nghề cơ khí nhé. Chẳng hạn như: Đi du lịch, chơi game chiến thuật, game tư duy... Các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng nên viết phần này để CV đầy đủ và "dày" thông tin.
Không phải phần chính nhưng CV xin việc nghề cơ khí cũng không thể thiếu phần tham chiếu thông tin. Cũng như thông tin cá nhân, phần này bạn chỉ cần liệt kê tên, chức danh và số điện thoại, email của những người tham khảo của bạn là đủ, đừng cố phức tạp hóa vấn đề. Thông tin đó có thể là của giảng viên, giáo viên trong trường hay người hướng dẫn thực tập, quản lý của bạn.
Với các kỹ sư cơ khí, chứng chỉ tin học hay ngoại ngữ phần nào giúp bạn tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn; trong khi đó, các vai trò kỹ thuật, thợ cơ khí thông thường thì chứng chỉ nghề cơ khí cũng đã đủ để bạn cạnh tranh. Đặc biệt, các bạn học nghề không qua trường lớp chính quy nên đăng ký khóa đào tạo và cấp chứng chỉ để dễ xin việc. Khi đã có chứng chỉ, hãy viết vào CV, còn nếu không, bạn nên ẩn phần này.
Những phần cuối cùng trong CV xin việc nghề cơ khí là giải thưởng và hoạt động. Thực tế, không có nhiều ứng viên có giải thưởng về thiết khí, chế tạo hay nghiên cứu. Và dĩ nhiên, bạn cũng chỉ viết được nếu thực sự từng giành được giải thưởng. Phần hoạt động thì phù hợp với các bạn mới ra trường, mới đi làm còn nếu đã có kinh nghiệm trên 5 năm thì bạn cũng có thể bỏ qua.Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
Tránh những sai sót nhỏ trong CV sẽ giúp bạn gia tăng sự thành công khi tìm việc làm
Chắc chắn, mỗi nhà tuyển dụng đều sẽ có tiêu chí khác nhau khi tìm kiếm nhân tài, cho dù là với vị trí nào. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự nghề cơ khí được xây dựng dựa trên các yêu cầu thực tế về công việc, những người như thế nào, có phẩm chất, nền tảng ra sao sẽ hoàn thành tốt nhất, phù hợp nhất với công việc đó. Một số yêu cầu cơ bản thường là:
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc nghề cơ khí
II. Mẫu CV xin việc nghề cơ khí
III. Cách viết CV xin việc nghề cơ khí
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự nghề cơ khí
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc