Thực tế cho thấy, vị trí nhân viên an ninh phù hợp với nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trên lý thuyết là vậy, nhưng làm thế nào để chinh phục nhà tuyển dụng và kiếm cho mình một "chân" trong ngành này chỉ qua một bản CV thì không phải ai cũng biết.
Cách viết CV xin việc nhân viên an ninh
Trình bày thông tin quan trọng, xuyên suốt trong CV là cách tốt nhất để ứng viên chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn hiểu bản chất công việc và có năng lực đáp ứng các yêu cầu cơ bản. Về phía nhà tuyển dụng, thông qua đó họ cũng sẽ hiểu rõ hơn về ứng viên và có thể dễ dàng theo dõi thông tin, đánh giá cả tổng thể và chi tiết của CV.
Đối với CV xin việc nhân viên an ninh, thông tin quan trọng nhất sẽ là kỹ năng và phẩm chất, tố chất - cụ thể là kỹ năng xử lý tình huống và sự chính trực, nghiêm túc trong công việc. Những từ khóa như vậy không thể thiếu trong CV vì chúng giống như lời cam kết của bạn với nhà tuyển dụng, lời hứa sẽ hoàn thành các nhiệm vụ với sự cố gắng, chăm chỉ.
Khi tuyển dụng nhân viên an ninh, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến thông tin cá nhân của ứng viên. Độ tuổi, ngoại hình, quê quán... đều có thể ảnh hưởng đến kết quả ứng tuyển của bạn. Hãy trung thực trong phần này, chọn ảnh nghiêm túc, gọn gàng để đưa vào CV. Bạn có thể không ghi ngày tháng năm sinh, mà thay vào đó chỉ cần ghi số tuổi.
Nhìn chung thì để làm nhân viên an ninh, bạn không nhất định phải có kinh nghiệm. Do đó, khi viết CV bạn cũng có thể thả lỏng dù phần kinh nghiệm có hơi trống. Dĩ nhiên, bạn cũng không thể vì thế mà bỏ qua nội dung này không viết nhưng có thể cân nhắc lựa chọn:
Gợi ý: Thợ mộc (2015 - nay)
Nhân viên an ninh không cần bằng cấp cao mà các chứng chỉ ghi nhận bạn đã từng tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp, tập võ, rèn luyện thân thể và khả năng phản ứng... sẽ hữu ích hơn. Tuy vậy, thực tế vẫn là đa số nhân viên an ninh tốt nghiệp THPT hoặc THCS (với người trung tuổi). Với phần này trong CV xin việc nhân viên an ninh, hãy ghi bằng cấp cao nhất của bạn và năm tốt nghiệp.
Gợi ý: Trường THPT ABC (1990 - 1993)
Nhân viên an ninh viết CV xin việc như thế nào để ứng tuyển dễ dàng
Nhân viên an ninh có thể làm việc ở nhiều nơi và tùy vào năng lực, điều kiện của bạn cũng như các yêu cầu đặc thù của từng cơ sở mà yêu cầu với vị trí này không giống nhau. Thế nhưng, có một điều có thể chắc chắn rằng một nhân viên an ninh sẽ phải làm nhiều hơn thay vì chỉ "ngồi im" tại chỗ theo dõi camera giám sát hay quan sát. Tuần tra, kiểm tra xung quanh, liên hệ với đồng nghiệp hay cơ quan chức năng giải quyết vấn đề phát sinh, giao tiếp với mọi người... đều cần có kỹ năng thành thạo.
Khi viết CV xin việc nhân viên an ninh, các kỹ năng như tin học, tiếng Anh bạn có thể chọn mức độ thành thạo từ trung bình hoặc khá nhưng có thể đưa vào các kỹ năng khác như:
Bên cạnh đó, ứng viên cần tránh đưa vào các kỹ năng bạn không có, chẳng hạn như đấu tay đôi hay võ thuật nói chung. Chỉ viết kỹ năng bạn tự tin, thành thạo và phù hợp với công nghiệp. Đồng thời, với các kỹ năng chưa có nhưng cần thiết cho công việc, bạn cũng có thể cân nhắc đầu tư thời gian để học hỏi, rèn luyện.
Không phải bất cứ ai khi xét duyệt CV xin việc nhân viên an ninh cũng sẽ quan tâm, để ý đến sở thích của nhân viên an ninh nhưng ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng coi đây là một phần thú vị và ý nghĩa để có cái nhìn chính xác hơn về tính cách của ứng viên. Bạn nên viết phần này, nhưng chỉ đề cập tới sở thích lành mạnh, tích cực thôi nhé và cũng không nên nói dối.
Gợi ý:
Hiểu đơn giản, phần tham chiếu trong CV là phần mà ứng viên cung cấp thông tin về những người tham khảo, những người có thể chứng thực rằng thông tin bạn chia sẻ trong CV là chính xác. Nếu bạn từng đi làm, dù ở vị trí nào hoặc tốt nhất là làm trong doanh nghiệp, tổ chức thì ghi họ tên, số điện thoại của người giám sát, quản lý, tổ trưởng; nếu mới tốt nghiệp thì ghi thông tin của thầy cô còn nếu là ứng viên trung niên, trước đây chỉ làm tự do thì có thể bỏ qua phần này. Lời khuyên nữa là bạn chỉ nên viết vào 1 - 2 thông tin tham chiếu.
Trên thực tế, các phần hoạt động, giải thưởng và chứng chỉ trong CV xin việc nhân viên an ninh không thực sự quan trọng và đa số ứng viên đều không có thông tin để chia sẻ trong các nội dung này. Sẽ khá kỳ lạ nếu bạn có giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học hay có chứng chỉ tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) mà lại ứng tuyển công việc nhân viên an ninh, vì thế tốt nhất là hãy ẩn các phần này khỏi CV nhé.Nhà tuyển dụng tuyển nhân viên an ninh dựa theo những yếu tố nào?
Nắm được một số tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn nhân viên an ninh của nhà tuyển dụng sẽ giúp ứng viên hiểu công việc, tự đánh giá cơ hội trúng tuyển của mình. Một số tiêu chí cơ bản, thường được nhiều nhà tuyển dụng coi trọng sẽ là:
Vậy là JobOKO.com vừa chia sẻ đến bạn một số lưu ý làm thế nào để viết CV xin việc nhân viên an ninh hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn sở hữu bản CV tuyệt vời và ứng tuyển thành công vào vị trí nhân viên an ninh mong muốn. Để biết thêm nhiều mẹo hay và "chớp thời cơ" những công việc tốt nhất, đừng quên truy cập JobOKO.com nhé!
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên an ninh
II. Mẫu CV xin việc Nhân viên an ninh
III. Cách viết CV xin việc Nhân viên an ninh
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên an ninh
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc