Nhân viên digital marketing cần viết CV xin việc như thế nào?
Một bản CV có chứa thông tin chủ đạo - đúng những gì nhà tuyển dụng quan tâm và tìm kiếm ở ứng viên sẽ là bản CV thu hút và thuyết phục. Thế nhưng, chẳng phải ai cũng có thể dễ dàng, ngay lập tức đoán biết được tâm lý nhà tuyển dụng, hiểu được tầm quan trọng của các thông tin mình chia sẻ. Điều đó dẫn đến nguy cơ CV quá dài hoặc quá ngắn nhưng "cái thừa vẫn thừa" mà "cái thiếu vẫn thiếu". Đó cũng là điều tối kỵ với các vai trò như nhân viên Digital Marketing.
Với CV xin việc nhân viên Digital Marketing, thông tin nhất định phải có chắc chắn sẽ là kinh nghiệm, các chiến dịch tiếp thị bạn đã tham gia hoặc hoàn thành độc lập. Cho dù đó là kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số hay trực tiếp, nhà tuyển dụng vẫn muốn biết bạn đã làm gì, đạt được hiệu quả như thế nào... Các số liệu chứng minh năng lực, thành tích của bạn cũng sẽ quyết định CV xin việc nhân viên Digital Marketing có đủ thuyết phục không.
Nhân viên Digital Marketing không phải là dân thiết kế nhưng rất nhiều người trong số họ có khả năng thiết kế cơ bản, từ hình ảnh đến video. Khi tạo CV xin việc, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho mình, tùy vào khả năng cũng như sở thích: Tự thiết kế CV, dùng các mẫu CV online có sẵn hoặc sáng tạo hơn thì là làm infographic CV hoặc video CV. Chỉ cần bạn có thể đảm bảo rằng CV đủ đẹp và ấn tượng thì hình thức nào cũng sẽ được nhà tuyển dụng chấp nhận khi bạn ứng tuyển vào một vai trò cần nhiều đến tính sáng tạo, chủ động như nhân viên Digital Marketing.
Bên cạnh đó, sự khác biệt sẽ không được thể hiện đúng mà ngược lại tạo cảm giác không chuyên nghiệp nếu bạn cố gắng làm nhiều hơn những gì cần thiết, chẳng hạn như mỗi phần trong CV lại dùng một font chữ khác nhau. Hãy nhớ, mọi thứ bạn trình bày trong CV xin việc nhân viên Digital Marketing phải vừa đủ và trong tầm kiểm soát được.
Cho dù bạn có muốn sáng tạo đến đâu thì vẫn có những phần trong CV xin việc nhân viên Digital Marketing như thông tin cá nhân cần được viết chính xác, không cần có một sự đột phá nào ở đây cả. Tất cả những gì bạn cần là thông tin đầy đủ và đúng. Dù vậy, vẫn có một lưu ý nhỏ là bạn phải cân nhắc có chia sẻ về hình ảnh trực tuyến của mình với nhà tuyển dụng hay không.
Những nội dung cơ bản và cách viết CV xin việc của nhân viên Digital Marketing
Hơn ai hết, một nhân viên Digital Marketing phải là người thành thạo trong sử dụng mạng xã hội, blog, website, CMS,... và do đó, những gì bạn thể hiện qua các kênh đó đều quan trọng. Nếu những thông tin bạn từng nói, viết đều lành mạnh, cho thấy cá tính, nét độc đáo của bạn hoặc sự am hiểu của bạn về lĩnh vực này thì hãy chia sẻ link Facebook, blog... Ngược lại, hình ảnh của bạn không được hoàn hảo lắm thì có thể bỏ qua nhé.
Với phần này trong CV xin việc nhân viên Digital Marketing, bạn có thể cho thấy sự tự tin và thể hiện đam mê của mình qua việc chia sẻ về mục tiêu rõ ràng nhưng đừng làm quá. Hãy viết dựa theo năng lực, kinh nghiệm hiện tại và một số mục tiêu phù hợp nhất với vai trò này bạn có thể tham khảo là: Học hỏi, rèn luyện thêm kỹ năng về SEO/thiết kế/chạy ads/làm video, tranh thủ vừa học vừa làm lấy chứng chỉ Digital Marketing, tham gia các dự án, chiến dịch tiếp thị lớn, đóng góp cho sự phát triển của công ty, thăng tiến làm leader, quản lý,...
Gợi ý:
Trên thực tế, nhân viên Digital Marketing có thể có bằng cấp đúng chuyên ngành, từ cao đẳng trở lên các ngành Marketing, Báo chí - Truyền thông hoặc làm trái ngành. Nhà tuyển dụng, dĩ nhiên sẽ thích ứng viên đúng chuyên ngành hơn nhưng nếu không thì cũng chẳng sao cả, miễn là bạn có kinh nghiệm, chứng minh được những hiểu biết và kỹ năng cần thiết với công việc.
Hiểu là như vậy nhưng đây vẫn là phần quan trọng, không thể thiếu trong CV xin việc nhân viên Digital Marketing. Dù bạn học ngành gì, hãy viết đúng thông tin nhé, và chỉ viết bằng cấp cao nhất.
Gợi ý: Đại học Thương mại (2016 - 2020)
Kinh nghiệm, đối với hầu hết công việc đều quan trọng, đặc biệt là những vai trò cần nhiều trải nghiệm, thực hành và không ngừng thay đổi, thích nghi với sự thay đổi như nhân viên Digital Marketing. Ứng viên có kinh nghiệm thường được "thêm điểm" từ nhà tuyển dụng, nhất là kinh nghiệm đó trùng khớp với những gì nhà tuyển dụng mong muốn.
Để viết CV xin việc nhân viên Digital Marketing, ứng viên có kinh nghiệm sẽ không thể ngay lập tức bắt tay vào điền nội dung. Thay vào đó, bạn nên xác định mình thuộc trường hợp nào: Đã và đang làm đúng vai trò tiếp thị kỹ thuật số hay kinh nghiệm làm trái ngành như nhân viên kinh doanh, bán hàng, chuyên viên PR, truyền thông nội bộ...?
Khi bạn có kinh nghiệm làm nhân viên/chuyên viên marketing hoặc Digital Marketing, bạn chỉ cần liệt kê vào CV khoảng 3, 4 kinh nghiệm theo thứ tự thời gian đảo ngược. Hãy nhớ là kinh nghiệm nên dài trên 6 tháng và cần bao gồm gạch đầu dòng mô tả nhiệm vụ chính cũng như các thành tích đạt được, số liệu chứng minh. Trường hợp bạn đã đi làm nhưng đa số là làm trái ngành, hãy viết rõ bạn đã học được gì, tích lũy gì từ trải nghiệm đó (và những kỹ năng, mối quan hệ đó phải có ích với công việc của nhân viên Digital Marketing).
Gợi ý: Công ty CP Truyền thông Thương hiệu GNX, Chuyên viên Marketing (8/2019 - nay)
Một sinh viên học kỹ thuật nhưng rất giỏi chỉnh sửa ảnh và video, cũng từng làm SEO cho website thì đôi khi sẽ dễ xin việc hơn sinh viên chuyên ngành tiếp thị mới ra trường và trong suốt quá trình học chẳng tham gia dự án nào. ói cách khác, thiếu kinh nghiệm là một điểm yếu thực sự nếu bạn muốn ứng tuyển nhân viên Digital Marketing.
Dù thế, bạn vẫn không thể bỏ qua phần kinh nghiệm trong CV xin việc nhân viên Digital Marketing. Bạn có một số lựa chọn để trình bày thông tin ở phần này, đó là: Có trải nghiệm làm CTV, freelancer trong thiết kế hình ảnh, photoshop, viết content, dịch nội dung, viết báo, quản lý fanpage Facebook... thì hãy viết vào CV. Trường hợp chưa từng đi làm nhưng đã đi thực tập thì thông tin về kỹ thực tập kéo dài 2 - 3 tháng sẽ giúp CV xin việc nhân viên Digital Marketing của bạn đỡ trống. Bạn cũng sẽ cần viết rõ mình đã học được những gì, phát triển kỹ năng gì.
Gợi ý: CTV viết bài website (6/2020 - nay)
Bằng cách tự trả lời câu hỏi xem vai trò bạn ứng tuyển cần kỹ năng nào để hoàn thành các nhiệm vụ và nhà tuyển dụng sẽ kỳ vọng thế nào về kỹ năng của ứng viên vị trí này, bạn sẽ có hướng để viết nội dung này trong CV xin việc nhân viên Digital Marketing. Lưu ý là bạn không nên "máy móc" chỉ viết đơn giản kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và tin học văn phòng, hãy cụ thể hóa, "bắt" chuẩn các kỹ năng cơ bản cần cho công việc và chỉ viết vào CV trong trường hợp bạn thành thạo.
Việc sở hữu các chứng chỉ rất quan trọng đối với các bạn có định hướng làm marketing nói chung và digital marketing nói riêng. Không chỉ là một minh chứng về niềm đam mê, sự quyết tâm của bạn, chứng chỉ cho thấy quá trình nỗ lực học hỏi và ghi nhận những gì bạn đã tích lũy được. Bạn có thể cân nhắc theo học và thi để có các chứng chỉ Digital Marketing quốc tế như CDMP, chứng chỉ SEO, thiết kế,...
Nếu đã có một (vài) chứng chỉ, bao gồm cả ngoại ngữ, tin học... thì bạn hãy viết vào CV xin việc nhân viên Digital Marketing nhé.
Sở thích là phần phải được cá nhân hóa, dù cho thực tế là có nhiều người có sở thích giống nhau nhưng bạn cũng không nên rập khuôn theo những gợi ý có sẵn. Tùy vào việc bạn thích hoạt động gì, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng trong CV xin việc nhân viên Digital Marketing. Dĩ nhiên, bạn có thể khéo léo chọn các sở thích của bạn mà trong đó phần nào cho thấy cá tính, niềm yêu thích với khám phá cái mới, sáng tạo, nhiều ý tưởng như đi du lịch, chơi trò mạo hiểm, chơi game...
Khi nói đến một trong những phần cơ bản nhất, dễ viết nhất nhưng không thể không có trong CV nói chung, không thể không đề cập tới phần tham chiếu. Ở đó, bạn sẽ đề cập tới thông tin, liên hệ của người tham chiếu, bao gồm họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email. Thường thì chỉ cần 1 - 2 người tham chiếu trong CV xin việc nhân viên Digital Marketing, có thể là giảng viên trong trường (nếu bạn mới tốt nghiệp) và quản lý cũ (leader, trưởng phòng) của bạn.
Ngoài ra, CV xin việc nhân viên Digital Marketing còn có 2 phần là hoạt động và giải thưởng. Vị trí này phù hợp với các bạn năng động nên viết phần hoạt động sẽ là lựa chọn không tồi, giúp bạn tạo thêm ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng. Bạn không thể (và không nên nói dối) nên chỉ viết các hoạt động trong câu lạc bộ tại trường, tình nguyện, hiến máu, hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng... khi bạn đã thực sự tham gia. Cuối cùng, nếu bạn đã giành được những giải thưởng về học tập, văn nghệ, giải thưởng cho nhân viên xuất sắc,... thì có thể chia sẻ trong CV xin việc nhân viên Digital Marketing, nếu không, bạn nên ẩn khỏi CV.Các tiêu chí cơ bản để nhà tuyển dụng dựa vào và đánh giá, lựa chọn nhân viên Digital Marketing tiềm năng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu của công ty, có thể khác giữa nhân viên nội bộ và nhân viên tại các agency cung cấp dịch vụ. Dù vậy, nhìn chung thì các tiêu chuẩn cơ bản thường là:
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên Digital Marketing
II. Mẫu CV xin việc Nhân viên Digital Marketing
III. Cách viết nội dung CV nhân viên Digital Marketing
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên Digital Marketing
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?