Cách viết CV xin việc Nhân viên kiểm soát chất lượng (QA/QC)

02/04/2024 12:30
Với sự phát triển của các công cụ tạo CV trực tuyến miễn phí, việc tạo CV không còn là một vấn đề phức tạp đối. Tuy nhiên, đối với các vị trí đặc biệt như Nhân viên kiểm soát chất lượng (QA/QC), việc tạo CV vẫn đòi hỏi sự chú ý đến nhiều yếu tố để đạt được kết quả tốt nhất.

Nhân viên kiểm soát chất lượng là những người đứng trên lập trường của khách hàng để đánh giá, nhận xét sản phẩm nhằm góp ý, đưa ra một số cải tiến để nâng cao chất lượng đầu ra. Họ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong dây truyền sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng, Khi viết CV xin việc nhân viên kiểm soát chất lượng, bạn phải thể hiện được rằng bạn hiểu những gì nhà tuyển dụng kỳ vọng ở một ứng viên tiềm năng, đồng thời chứng minh rằng bạn có trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp.

Cách viết CV xin việc nhân viên kiểm soát chất lượng - qa/qc đơn giản

I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên QA/QC

Tùy thuộc vào từng nghề nghiệp, từng vai trò, nhà tuyển dụng sẽ coi trọng một vài tố chất cần thiết nhất mà ứng viên cần có. Trước khi bắt tay vào viết CV xin việc nhân viên kiểm soát chất lượng, bạn cần minh bạch về thông tin quan trọng mình phải nhấn mạnh, làm nổi bật trong CV để từ đó gia tăng cơ hội được mời phỏng vấn.
Cụ thể, tố chất không thể thiếu với một nhân viên QA/QC, tố chất mà nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm ở ứng viên đó là chính trực và tỉ mỉ, cẩn thận. Những gì bạn sẽ phụ trách giám sát, thẩm định, đánh giá đều liên quan trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước khi đưa ra thị trường. Thiếu sự chính trực và tập trung, tỉ mỉ để đảm bảo độ chính xác thì có thể gây lỗi nghiêm trọng, ảnh hưởng tới người tiêu dùng và danh tiếng, thương hiệu của công ty.

II. Hình thức, bố cục CV xin việc Nhân viên kiểm soát chất lượng

Về hình thức, các mẫu CV xin việc nhân viên QA/QC nhìn chung đều sẽ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi viết CV - đó là độ dài không quá 2 trang, không có lỗi chính tả, viết ngắn gọn nhưng đầy đủ và làm nổi bật được thế mạnh của ứng viên, trong khi giúp bạn phần nào "giấu" đi những điểm yếu của mình. Các mẫu CV online có sẵn có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và công sức trong định dạng, chỉnh sửa bố cục CV nhưng theo đó, bạn cũng phải biết cách lựa chọn được mẫu phù hợp.
Nhìn chung, nguyên tắc chọn mẫu CV cho nhân viên QA/QC là CV có bố cục rõ ràng, đơn giản, thể hiện được tính nguyên tắc của ứng viên.

III. Cách viết CV xin việc Nhân viên QA/QC

1. Thông tin

Cách viết thông tin cá nhân trong CV xin việc nhân viên kiểm soát chất lượng cũng không khó. Miễn bạn không viết sai, thiếu thông tin đã là đủ, nhưng cũng đừng quên nếu nhà tuyển dụng giới hạn độ tuổi của ứng viên (chỉ tuyển người từ 23 - 35 tuổi chẳng hạn) thì thay vì ghi ngày tháng năm sinh, bạn có thể viết luôn số tuổi của mình trong CV.

Viết thông tin trong CV xin việc Nhân viên kiểm soát chất lượng như thế nào?

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Công việc kiểm soát chất lượng đang ngày càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh về lâu dài của doanh nghiệp. Vì thế, bạn hoàn toàn có quyền đặt ra cho mình những mục tiêu có thể thực hiện được để thăng tiến sự nghiệp từ vai trò này. Để viết phần này trong CV xin việc nhân viên QA/QC, bạn cần nghiêm túc suy nghĩ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bản thân, đồng thời có gắng kết nối với môi trường, văn hóa công ty bạn đang ứng tuyển.
Gợi ý:

  • Nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong môi trường chuyên nghiệp, có quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng tiêu chuẩn.
  • Tham gia vào nghiên cứu, cải thiện quy trình, phát triển sản phẩm/dịch vụ.
  • Thăng tiến lên leader sau 1 năm làm việc/trưởng phòng QA/QC sau 5 năm.

3. Học vấn

Nhiều công ty yêu cầu nhân viên QA/QC có bằng cấp chuyên ngành liên quan tới lĩnh vực, ví dụ bạn xin việc nhân viên kiểm soát chất lượng ở công ty chế biến thì bạn cần có bằng Chế biến thực phẩm, Công nghệ thực phẩm hoặc Sinh Hóa... Tuy nhiên, cũng có những công ty tuyển người làm trái ngành, sẵn sàng đào tạo để bạn quen với quy trình. Dù thế nào thì bạn không có lựa chọn nào là ghi chính xác thông tin phần học vấn trong CV xin việc.
Gợi ý: Đại học Công nghiệp (2016 - 2020)

  • Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật hóa học

  • Tốt nghiệp loại Khá.
  • ​GPA (điểm trung bình học tập): 3.0

Lưu ý là nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, hãy bỏ qua phần điểm trung bình trong CV nhé.

Những yếu tố cần có trong Cv xin việc nhân viên kiểm soát chất lượng

4. Kinh nghiệm làm việc

Nhà tuyển dụng có xu hướng ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc để tiết kiệm nguồn lực đào tạo, với vai trò nhân viên QA/QC cũng vậy. Tuy nhiên, dù đã từng đi làm hay chưa, làm ở vị trí nào, bạn vẫn có thể viết tốt phần này với một số phương pháp hữu ích.

4.1. Với ứng viên đã có kinh nghiệm

Nhiều ứng viên nghĩ rằng chỉ có kinh nghiệm làm trong vai trò nhân viên QA/QC thì mới được đưa vào CV xin việc nhân viên kiểm soát chất lượng. Những kinh nghiệm liên quan cũng có thể giúp bạn thể hiện rằng mình có kỹ năng chuyển đổi hoặc nền tảng kiến thức chuyên ngành phù hợp. Phần này, bạn hãy viết rõ ràng một số kinh nghiệm tại công ty uy tín mà bạn làm lâu dài (nếu có nhiều hơn 4, 5 kinh nghiệm), đồng thời bao gồm các từ khóa như: Kiểm soát chất lượng, quản lý chất lượng, giám sát, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm thử, QA, QC,...
Những thành tựu trong công việc bạn đạt được cũng rất ý nghĩa và nên đưa vào trong một gạch đầu dòng.
Gợi ý: Công ty Chế biến thực phẩm ABC, Nhân viên QA (2019 - nay)

  • Kiểm tra, đánh giá sản phẩm đông lạnh do công ty sản xuất.
  • Thành thạo quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng, nắm chắc về tiêu chuẩn TCVN.
  • Tuyên dương Nhân viên tiềm năng (năm 2020).

4.2. Với ứng viên chưa có kinh nghiệm

Phải làm thể nào khi chưa có kinh nghiệm làm việc và không biết cách viết CV xin việc nhân viên QA/QC? Bạn hãy thử "lục lại" xem mình đã làm gì liên quan không nhé. Ví dụ: Tester, nhân viên thu mua,... đều ít nhiều liên quan tới giám sát, kiểm tra và đánh giá nguyên vật liệu, sản phẩm, dịch vụ. Các vai trò khác như nhân viên nhập liệu, nhân viên thị trường cũng cho thấy bạn có sự chăm chỉ, khả năng tập trung tốt và kỹ năng phân tích, thống kê - kỹ năng cần cho công việc nhân viên QA/QC.
Nếu như ngay cả kinh nghiệm làm trái ngành bạn cũng không có thì trải nghiệm thực tập, làm thêm có thể là biện pháp cứu cánh. Lúc này, bạn phải ghi thật rõ phần bạn đã học được gì, tích lũy gì từ công việc đó.
Gợi ý: Công ty Xử lý dữ liệu XYZ, Nhân viên nhập liệu part-time (1/2021 - nay)

  • Nhập dữ liệu, số liệu vào hệ thống của công ty phục vụ phân tích dữ liệu thị trường.
  • Thành thạo thao tác với hệ thống nhập liệu, biết về quy trình tổng hợp và phân tích dữ liệu, phát triển kỹ năng phân tích và sự tập trung, tránh tối đa sai sót.

Có thể thấy, bạn không làm chính xác việc kiểm soát chất lượng nhưng bạn có thể phân tích, có khả năng tập trung cao độ, chịu khó...

5. Kỹ năng

Một bản CV xin việc nhân viên kiểm soát chất lượng tiềm năng sẽ bao gồm các kỹ năng ấn tượng mà công ty tuyển dụng đề ra. Hãy thể hiện bản thân là một ứng cử viên cho vị trí nhân viên kiểm soát chất lượng luôn tôn chỉ các quy định trong kiểm soát chất lượng đầu vào, quy trình sản xuất và đầu ra của sản phẩm nghiêm túc.
Gợi ý:

  • Kỹ năng phân tích, báo cáo.
  • Kỹ năng quan sát, giám sát.
  • Kỹ năng kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.
  • Kỹ năng sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu, kiểm thử.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.

6. Tham chiếu

Đây là phần thường được cho là không mấy quan trọng trong CV xin việc nhân viên kiểm soát chất lượng nhưng cũng không thể không có. Mặc dù chỉ cần cung cấp thông tin của 1, 2 người tham khảo để nhà tuyển dụng có thể xác nhận thông tin về bạn nhưng bạn cũng cần chú ý điền đúng thông tin, có thể liên lạc được.
Cập nhật thông tin mục tham chiếu trong CV cũng rất quan trọng

7. Sở thích

Mỗi người có sở thích khác nhau nhưng với nhà tuyển dụng, họ đọc thông tin phần này trong CV xin việc để hiểu thêm về ứng viên, xem ứng viên đó có định hướng và tính cách phù hợp với văn hóa công ty không. Bạn có thể trung thực nếu đó là các sở thích lành mạnh và thể hiện bạn có kỹ năng phục vụ công việc.
Gợi ý:

  • Đọc sách.
  • Chơi game tư duy, chiến thuật.
Còn các phần khác trong CV xin việc nhân viên kiểm soát chất lượng như giải thưởng, chứng chỉ và hoạt động, bạn có thể viết nội dung nếu có, đặc biệt là phần chứng chỉ. Nếu bạn đã theo học các khóa đào tạo QA/QC, có chứng chỉ thì có thể đề cập (điều kiện là chứng chỉ này còn thời hạn). Trong các trường hợp còn lại, lựa chọn thông minh là bạn hãy ẩn 3 phần này khỏi CV nhé, để thông tin trống sẽ khiến CV trở nên "khó hiểu".

IV. Tiêu chuẩn tuyển Nhân viên QA/QC

Tiêu chuẩn tuyển nhân viên kiểm soát chất lượng của mỗi nhà tuyển dụng không giống nhau, thường được liệt kê trong tin tuyển dụng. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót nếu bạn bỏ qua hoặc quên mất các tiêu chí này. Biết được nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên, bạn không chỉ viết tốt CV xin việc nhân viên kiểm soát chất lượng mà còn có thể thể hiện tốt hơn trong phỏng vấn. Một số tiêu chuẩn cơ bản là:

  • Thành thạo các quy trình kiểm tra, đánh giá, phân tích và lập báo cáo chất lượng sản phẩm.
  • Chính trực, nghiêm túc, tuân thủ quy định nội bộ của công ty và các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam, của quốc tế.
  • Kỹ năng công nghệ, thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm kiểm soát chất lượng, quản lý chất lượng.
  • Khả năng tập trung tốt, tỉ mỉ và cẩn thận.
  • Tinh thần trách nhiệm.
Ngoài ra, bằng cách tìm hiểu thêm về mẹo trả lời các câu hỏi phỏng vấn cho vị trí Nhân viên QA/QC, bạn sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của mình.
Hy vọng với thông tin trên cùng những kỹ năng và kinh nghiệm trong ngành kiểm soát chất lượng, bạn đã tự tin bắt đầu viết bản CV của riêng mình chưa? Truy cập vào JobOKO ngay để tham khảo các mẫu CV xin việc quản lý chất lượng, CV xin việc nhân viên QA, CV xin việc nhân viên QC, kiểm soát chất lượng đa dạng, cuốn hút và ứng tuyển tới nhà tuyển dụng nhanh chóng nhé.

MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên QA/QC
II. Hình thức, bố cục CV xin việc Nhân viên kiểm soát chất lượng
III. Cách viết CV xin việc Nhân viên QA/QC
IV. Tiêu chuẩn tuyển Nhân viên QA/QC

Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc

Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888