Đối với các tài xế, chuẩn bị tài liệu để xin việc có thể đơn giản hoặc phức tạp, tùy vào kinh nghiệm viết CV trong thực tế. Khi đã quen thuộc, bạn dễ nắm được các điểm quan trọng cần chú ý và điều chỉnh hợp lý, trong khi đó, lần đầu chọn mẫu và viết CV xin việc tài xế sẽ dễ khiến mọi người không biết bắt đầu từ đâu. Một bản CV hoàn hảo sẽ làm nổi bật được thế mạnh của ứng viên cả về tính cách, giấy phép lái xe, kinh nghiệm.
Viết CV xin việc tài xế đơn giản và dễ dàng
Trước khi bắt tay vào viết CV xin việc tài xế, việc đầu tiên mà ứng viên nên làm (và cần làm) là nghiêm túc cân nhắc, tự hỏi đâu là thông tin không thể không có trong CV? Tưởng chừng như dễ dàng nhưng thực tế, mọi người có thể không xác định đúng và khiến CV trở nên dài dòng, lan man, nhiều nội dung mà không "bắt" đúng kỳ vọng của nhà tuyển dụng.
Nhìn chung, dù CV xin việc tài xế của bạn có ngắn gọn, xúc tích như thế nào thì thông tin về giấy phép lái xe, kinh nghiệm cũng như kỹ năng lái xe an toàn là thông tin nhất định phải có. Bạn có thể nhấn mạnh, làm nổi bật các thông tin bằng cách nhắc đến các từ khóa này trong phần kinh nghiệm, chứng chỉ, học vấn và kỹ năng.
Gần như tất cả các mẫu CV hiện nay đều có phần thông tin cá nhân ở ngay đầu CV. Nhà tuyển dụng gần như sẽ chỉ lướt qua phần hình ảnh, tên tuổi của ứng viên rồi đọc lướt tới các nội dung khác trong CV. CV xin việc tài xế cũng không ngoại lệ. Bạn không cần phải làm gì nhiều với phần này nhưng ít nhất cũng cần đảm bảo tiêu chí chính xác, đầy đủ, không thể sai số điện thoại hay địa chỉ email. Lưu ý nhỏ là địa chỉ email của bạn cũng nên nghiêm túc, không bao gồm ký tự đặc biệt, gây phản cảm.
Có nên đề cập thông tin cá nhân trong CV xin việc Tài xế?
Một ứng viên cho vị trí tài xế có lẽ không cần đề cập tới các mục tiêu to tát và khó thực hiện (hoặc sẽ cần rất nhiều năm để thực hiện) như trở thành giám đốc, kinh doanh một đội xe riêng... Thay vào đó, bạn hãy ghi những gì trong khả năng nhưng vẫn cho thấy bạn là người rõ ràng về những gì mình muốn, sau đó chăm chỉ cố gắng để đạt được. Chẳng hạn, bạn có thể ghi phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc tài xế rằng mình muốn nâng cấp bằng lái xe, có thêm kinh nghiệm lái xe chở khách/chở hàng, tăng thu nhập...
Gợi ý:
Khi tuyển tài xế, nhà tuyển dụng không yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp cao, tốt nghiệp THPT là đủ. Đương nhiên, trong phần học vấn của CV xin việc tài xế, bạn vẫn cần viết chính xác bằng cấp cao nhất của mình và niên khóa, ngành hoặc tên lớp. Ngắn gọn nhưng trung thực là lưu ý ở phần này và chắc chắn, đừng nên nghĩ rằng viết bạn học cao đẳng trong khi có bằng THPT thì sẽ tốt hơn. Bạn không nên nói dối vì đến khi hoàn thiện hồ sơ sau khi được nhận, bạn có thể bị phát hiện.
Gợi ý: Trường THPT EN1 (2017 - 2020)
Rõ ràng, với một ứng viên tìm việc làm tài xế thì kinh nghiệm làm việc là nội dung quan trọng nhất trong CV. Kinh nghiệm lái xe riêng của bản thân hay kinh nghiệm đi làm cho các hãng vận tải, vận chuyển bên ngoài đều sẽ hữu ích, nhất là với các vai trò lái xe đường dài. Kinh nghiệm không chỉ cho thấy bạn am hiểu cung đường, có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh mà còn chứng minh rằng bạn có tay lái vững, tự tin và cẩn thận.
Có 2 trường hợp phổ biến với ứng viên có kinh nghiệm và bạn sẽ cần phân biệt rõ ràng để dựa vào đó điều chỉnh CV xin việc tài xế.
Gợi ý: Công ty vận tải RHS, Tài xế xe khách (2/2020 - nay)
Nhiều ứng viên xin việc làm tài xế sau khi đã làm một vài công việc khác và cảm thấy nghề này khá ổn, thu nhập tốt và nhiều cơ hội mới đi học lái xe, chuyển sang gắn bó. Lúc này, các kinh nghiệm làm trái nghề không thực sự quan trọng nhưng bạn vẫn nên viết vào CV xin việc tài xế 2 - 3 thông tin để nhà tuyển dụng dễ hình dung trước đó bạn đã làm gì, học được gì (cho dù chỉ là rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng giữ bình tĩnh). Với những bạn chưa từng làm bất cứ công việc gì, bạn nên ghi rõ mình vì đi học hay phụ giúp gia đình...
Gợi ý: Gara sửa chữa ô tô XBM, Nhân viên sửa xe (1/2020 - 3/2021)
Không giống như những nghề nghiệp cần trình độ, bằng cấp chính quy, tài xế là công việc hoàn toàn thiên về kỹ năng và kinh nghiệm. Do đó, phần kỹ năng trong CV xin việc tài xế nhất định phải được viết thật đầy đủ, chỉn chu và thuyết phục. Kỹ năng gì mà bạn tự tin nhất? Liệu nhà tuyển dụng có cần, có kỳ vọng ở ứng viên kỹ năng đó hay không? Trả lời được các câu hỏi này, bạn sẽ biết viết 4 - 6 kỹ năng nào vào CV.
Gợi ý:
Thực tế, ứng viên vị trí tài xế có thể viết giấy phép lái xe trong phần học vấn hoặc muốn rõ ràng thì đẩy xuống phần chứng chỉ. Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học gần như không có mấy giá trị khi ứng tuyển vai trò này nhưng giấy phép lái xe lại là nội dung không thể không có. Bạn cần viết rõ về loại giấy phép mình thi được (ví dụ B2, D...), ngày cấp, thời hạn. Lưu ý là nếu bạn đã viết thông tin này ở phía trên phần học vấn thì hãy ẩn mục chứng chỉ khỏi CV xin việc tài xế nhé, tránh lặp lại thông tin hoặc để trống CV.
Tưởng như là phần mà ứng viên có thể dễ viết nhất nhưng sở thích lại là nội dung dễ khiến bạn phạm lỗi trong CV xin việc tài xế. Dù sở thích của bạn là gì thì nhất định phải tránh nhắc tới uống rượu bia hoặc một số hình thức giải trí khác (có thể bị đánh giá là không lành mạnh như cá cược). Đặc biệt là với đồ uống có cồn, một tài xế tận tâm và chắc tay nghề nhất định hiểu rằng thích uống rượu bia sẽ không an toàn cho bản thân, tài sản và hành khách khi đi lái xe.
Tham chiếu là phần cơ bản trong CV xin việc tài xế nhưng vẫn cần có để đầy đủ và giúp hình ảnh của ứng viên trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt nhất tuyển dụng. Hiểu đơn giản, tham chiếu thông tin là những liên hệ (bao gồm họ tên, số điện thoại, email) mà có thể chứng thực cho bạn, cho các thông tin bạn chia sẻ trong CV. Với một tài xế thì người tham chiếu tốt nhất là thầy dạy lái xe và đội trưởng đội xe, quản lý cũ của bạn.
Trong 2 phần còn lại của CV xin việc tài xế là hoạt động, giải thưởng - ứng viên có thể chọn viết hoặc ẩn khỏi CV. Bạn nên viết khi đã tham gia nhiều hoạt động (tốt nhất là hoạt động vì cộng đồng, thiện nguyện hay hiến máu...) và/hoặc có được một vài giải thưởng như nhân viên xuất sắc, lái xe an toàn, tay lái vàng...Nhà tuyển dụng tuyển Tài xế đòi hỏi nhiều kỹ năng, yếu tố
Ngoài các yêu cầu rõ ràng về loại giấy phép lái xe, số năm kinh nghiệm, số km đã đi thì khi tìm kiếm ứng viên cho các vai trò như tài xế, nhà tuyển dụng nào cũng có những kỳ vọng khác - thường là yêu cầu cơ bản về tố chất. Họ muốn chắc chắn rằng ứng viên có tính cách, phẩm chất phù hợp, có thể làm tốt công việc, hạn chế tối đa rủi ro và xử lý tốt các tình huống phát sinh trong thực tế.
Một số tiêu chuẩn tuyển dụng tài xế phổ biến là:
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Tài xế
II. Mẫu CV xin việc Tài xế
III. Cách viết CV xin việc Tài xế
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Tài xế
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc