Thực tập trong những vị trí như Thực tập sinh phòng kinh doanh có rất nhiều ưu điểm như nhiều cơ hội thực hành, tiếp xúc với môi trường thực tế và thậm chí bạn có thể được giữ lại làm chính thức. Dĩ nhiên, nếu muốn ứng tuyển vào các doanh nghiệp lớn, uy tín thì trước hết, bạn sẽ cần chuẩn bị CV xin việc Thực tập sinh phòng kinh doanh thật tiêu chuẩn.
Viết CV xin việc thực tập sinh phòng kinh doanh cần những gì?
Vị trí Thực tập sinh phòng kinh doanh có thể phù hợp với các bạn sinh viên năm 3, năm 4 cần đi thực tập theo chương trình học bắt buộc hoặc muốn tích lũy kinh nghiệm và mối quan hệ ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Kiểu ứng viên khác là những bạn mới tốt nghiệp chưa có việc làm chính thức hoặc các bạn chuyển từ lĩnh vực khác sang. Dù thế nào thì khi viết CV xin việc Thực tập sinh phòng kinh doanh cũng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng và nhất định phải có thông tin mà nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm.
Theo đó, tinh thần ham học hỏi và khả năng thích nghi là những điều bạn nên nhấn mạnh trong CV xin việc Thực tập sinh phòng kinh doanh. Ngoài ra, cũng đừng quên đưa vào CV điểm số hoặc các trải nghiệm, hoạt động bạn tham gia trong trường. Với nhà tuyển dụng, họ không kỳ vọng thực tập sinh có trình độ đỉnh cao hay sự thành thạo với tất cả nhiệm vụ, thay vào đó, họ muốn thấy tiềm năng.
Phần thông tin cá nhân của bất cứ CV bào cũng đều được để ở phần đầu của CV, tương đối ngắn gọn nhưng lại rất cần thiết. Với một Thực tập sinh phòng kinh doanh, phần này ngoài họ tên, năm sinh, số điện thoại và email thì bạn nên bao gồm cả link Facebook hoặc Instagram nhất là nếu bạn có bán hàng online. Thông tin bổ sung giúp nhà tuyển dụng hình dung rõ hơn về bạn và có thể nhận thấy nhiều tiềm năng hơn ở bạn.
Viết cv xin việc vị trí thực tập sinh phòng kinh doanh đơn giản nhất
Mỗi Thực tập sinh phòng kinh doanh đều sẽ có những mục tiêu khác nhau, phụ thuộc vào từng cá nhân. Tuy nhiên, bạn không thể viết vào CV xin việc rằng mình đi thực tập chỉ vì trường yêu cầu - sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá là bạn chẳng có đam mê gì, cũng sẽ không đóng góp được điều gì cho dù là nhỏ nhất cho họ. Cân nhắc đề cập đến các mục tiêu phù hợp, đừng quá "đao to búa lớn" vì bạn còn rất non nớt, thậm chí chưa hiểu về môi trường làm việc thực tế.
Các mục tiêu về việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm hay kỳ vọng đóng góp cho công ty, được công ty xem xét giữ lại làm part-time, làm full-time sau khi ra trường sẽ được coi là có chí tiến thủ.
Gợi ý:
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Dĩ nhiên, những bạn học khối kinh tế sẽ có lợi thế hơn khi ứng tuyển vì có sẵn kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, tiếp thị, xuất nhập khẩu,... Thế nhưng, giả sử bạn thực tập trái ngành thì vẫn có thể xin việc thành công nếu phần này trong CV xin việc Thực tập sinh kinh doanh bao gồm GPA ấn tượng hay ngành học giúp bạn có kiến thức bổ trợ, có kỹ năng chuyển đổi.
Gợi ý: Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (2017 - nay).
Hầu hết ứng viên vị trí Thực tập sinh phòng kinh doanh đều là những người chưa có kinh nghiệm làm việc trong môi trường thực tế. Hơn ai hết, nhà tuyển dụng hiểu điều này nên chắc chắn họ không mong nhận được một bản CV xin việc dài "dằng dặc" cả 2, 3 trang và phần kinh nghiệm thì lan man, thậm chí khiến họ nghi ngờ có phải ứng viên đang nói dối hay không.
Để trình bày tốt nhất phần kinh nghiệm trong CV xin việc Thực tập sinh phòng kinh doanh, bạn nên có 1 - 3 trải nghiệm tích cực cho thấy bạn đã có định hướng từ khi còn đi học. Ví dụ đơn giản là đi làm thêm, tham gia các dự án kinh doanh online với bạn bè, làm CTV bán hàng trên Facebook... Đó đều là trải nghiệm hữu ích và cho thấy nỗ lực của bạn.
Gợi ý: CTV bán hàng online sản phẩm quần áo, phụ kiện (1/2020 - nay)
Việc đầu tiên cần làm là bạn hãy chịu khó đọc kỹ mô tả công việc của nhà tuyển dụng, biết yêu cầu của họ là gì, đồng thời tìm hiểu về các vai trò Nhân viên/Chuyên viên kinh doanh để xem các kỹ năng mềm cần thiết. Sau đó, hãy so sánh xem liệu mình có kỹ năng gì, có đáp ứng được không khi viết vào CV. Với vai trò này, kỹ năng mềm quan trọng nhất sẽ là giao tiếp, tư vấn, thuyết trình và thuyết phục. Bạn hãy viết vào CV xin việc Thực tập sinh phòng kinh doanh 3 - 5 kỹ năng nhưng phải chắc chắn rằng bạn có thể sử dụng các kỹ năng đó nhé.
Gợi ý:
Với các công việc toàn thời gian, tuyển ứng viên dày dặn kinh nghiệm thì ứng viên có thể viết hoặc bỏ qua phần hoạt động trong CV. Thế nhưng, viết CV xin Thực tập sinh phòng kinh doanh thì khác. Bạn thiếu sót về kinh nghiệm, nhiều bạn còn chưa ra trường. Phần kinh nghiệm làm việc có thể cực ngắn thì hãy ghi điểm bằng các nội dung bổ trợ như hoạt động. Qua đó, nhà tuyển dụng hình dung rõ hơn về bạn, về những gì bạn đã tham gia và làm được dù không thực sự là công việc nhưng lại tốt cho công việc, nhất là các hoạt động Đoàn, Hội, sinh hoạt câu lạc bộ hay đi tình nguyện.
Cũng như các hoạt động, sở thích là một phần khác để ứng viên "tranh thủ" đánh bóng CV xin việc thực tập, thể hiện sự năng động, niềm yêu thích với lĩnh vực kinh doanh và kiếm tiền cũng như quan tâm đến phân tích thông tin, mở rộng quan hệ.
Gợi ý:
Vì ứng tuyển thực tập nên phần tham chiếu của bạn chỉ nên bao gồm thông tin của thầy cô trong trường, tốt nhất là cố vấn học tập hoặc người hướng dẫn của bạn. Thông tin đó sẽ thuyết phục hơn nhiều là một chủ shop bạn làm thêm chẳng hạn.
Chứng chỉ, giải thưởng là những phần còn lại trong CV xin việc Thực tập sinh phòng kinh doanh. Bạn chỉ nên để trong CV nếu như bạn có chứng chỉ (về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm hay kinh doanh, marketing online) và các giải thưởng (cả học tập và hoạt động ngoại khóa). Nếu không, hơn hết là hãy ẩn 2 nội dung này khỏi CV.Hướng dẫn cách ghi mục tham chiếu trong CV xin việc
Tiêu chuẩn để đánh giá tuyển chọn các Thực tập sinh phòng kinh doanh có thể khác nhau giữa các công ty, tổ chức do quy mô hoặc lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Ví dụ, với công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì yêu cầu với ngoại ngữ (tiếng Anh) là bắt buộc, trong khi nhiều nơi khác thì lại không cần. Dù vậy, về cơ bản, những tiêu chuẩn này vẫn sẽ có điểm chung. Hiểu được kỳ vọng của nhà tuyển dụng, ứng viên có thể suy nghĩ kỹ trước khi quyết định gửi CV xin việc Thực tập sinh phòng kinh doanh. Cụ thể là:
Đọc thêm: Cách ghi người tham chiếu khi viết CV xin việc
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Thực tập sinh phòng kinh doanh
II. Mẫu CV xin việc Thực tập sinh phòng kinh doanh
III. Cách viết CV xin việc Thực tập sinh phòng kinh doanh
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Thực tập sinh phòng kinh doanh