Cách xác định giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển
Giá trị cốt lõi không chỉ là những phẩm chất đáng giá đại diện cho những ưu tiên cao nhất của một cá nhân hoặc một tổ chức mà còn thể hiện niềm tin sâu sắc và động lực cơ bản của họ. Đối với một doanh nghiệp, giá trị cốt lõi sẽ giúp định hướng hình ảnh, văn hóa, đạo đức công ty. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng cho mình giá trị cốt lõi riêng để hình thành bước đệm cho sự phát triển sau này.
MỤC LỤC:
1. Giá trị cốt lõi hình thành nền tảng của doanh nghiệp
2. Cách xác định giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp
3. 5 ví dụ về giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp
4. Nhược điểm của việc xác định giá trị cốt lõi
Tầm quan trọng của giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp
1. Giá trị cốt lõi hình thành nền tảng của doanh nghiệp
Các giá trị cốt lõi hình thành nền tảng cho mọi thứ diễn ra ở nơi làm việc. Đó có thể là sự kết hợp giữa các giá trị của nhân viên trong công ty với kinh nghiệm hay trình độ học vấn của họ để tạo nên văn hóa doanh nghiệp.
Ngoài ra, giá trị cốt lõi của những người lãnh đạo cũng rất quan trọng trong sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Bởi họ là những người có quyền quyết định các phương hướng hoạt động hàng ngày hay trong tương lai của công ty.
Có thể nói, văn hóa làm việc của một công ty chủ yếu phụ thuộc vào giá trị cốt lõi của những nhà điều hành bởi thông thường họ sẽ tuyển dụng những ứng viên có các giá trị cốt lõi nhất quán và phù hợp với văn hóa nơi làm việc của họ.
Đọc thêm: 5 sai lầm nghiêm trọng của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên mới
2. Cách xác định giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp
Mục tiêu khi xác định giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp là xác định các giá trị quan trọng chứ không phải một danh sách các giá trị khuôn mẫu sao chép của những công ty khác. Đôi khi, việc thiết lập quá nhiều giá trị cốt lõi sẽ khiến nhân viên gặp khó khăn trong quá trình làm việc, bốn đến sáu giá trị là con số phù hợp nhất.
Các giá trị cốt lõi có thể được làm rõ thông qua một vài câu trần thuật ngắn gọn xác định cách mọi người muốn cư xử với nhau trong một công ty. Đây sẽ là những tuyên bố về cách doanh nghiệp của bạn đánh giá khách hàng, nhà cung cấp và nội bộ công ty.
Ví dụ, một nhóm nhân viên điều dưỡng xác định dịch vụ chăm sóc là một trong những giá trị cốt lõi của họ. Vậy tuyên bố giá trị cốt lõi của họ có thể là "Chúng tôi sẽ trả lời tất cả các cuộc gọi của khách hàng trong vòng một phút." hoặc "Sẽ không có bệnh nhân nào hết thuốc từ đường truyền nhỏ giọt."
Giá trị cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực và nâng cao tinh thần cho nhân viên. Các giá trị như chính trực, kiên trì, bình đẳng, kỷ luật tự giác và trách nhiệm giải trình một khi thực sự được kết hợp trong văn hóa của doanh nghiệp sẽ tạo ra những động lực mạnh mẽ tại nơi làm việc. Những điều này sẽ là kim chỉ nam trong quá trình tuyển dụng, khen thưởng hay thăng chức cho nhân viên.
3. 5 ví dụ về giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp
Ví dụ đầu tiên, nếu bạn làm việc cho một công ty coi trọng việc trao quyền, bạn cần không ngại chấp nhận rủi ro và có khả năng xác định, giải quyết các vấn đề. Bạn có thể thoải mái đưa ra quyết định mà không cần cấp trên giám sát. Tuy nhiên, nếu thích chờ ai đó chỉ cho mình những việc cần làm, bạn sẽ thất bại trong môi trường làm việc này.
Thứ hai, nếu làm việc trong một tổ chức có minh bạch là giá trị cốt lõi, bạn sẽ được biết rõ những gì đang xảy ra trong công ty. Bạn sẽ được biết và hiểu rõ các mục tiêu, phương hướng, quyết định, báo cáo tài chính cũng như những thành công và thất bại của doanh nghiệp.
Trong ví dụ thứ ba, khi sự liêm chính được công ty bạn coi trọng, trong khi những nhân viên tin vào sự trung thực và cởi mở sẽ phát triển mạnh mẽ còn những ai hay che giấu sai lầm hoặc nói dối thì không.
Thứ tư, nếu công ty của bạn đánh giá cao tinh thần đồng đội, họ sẽ yêu cầu nhân viên làm việc theo nhóm và coi các phòng ban như một đội. Điều này sẽ thúc đẩy mối quan hệ giữa các nhân viên trở nên gần gũi hơn. Tuy nhiên, nếu bạn là một người hướng nội và có xu hướng làm việc độc lập thì môi trường làm việc này có thể không phù hợp với bạn.
Cuối cùng, một doanh nghiệp coi trọng trách nhiệm và giải trình sẽ tuyển dụng những ứng viên sẵn sàng chịu trách nhiệm về kết quả trong công việc. Họ sẽ không đánh giá cao những nhân viên hay bao biện, chỉ trỏ và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau mà chỉ cần những người sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp để cùng giải quyết những vấn đề phát sinh như trễ deadline hay chưa chuẩn bị cho cuộc họp.
Một người không sẵn sàng thể hiện trách nhiệm sẽ có nguy cơ bị sa thải và điều này có thể gây ảnh hưởng đến động lực làm việc của các nhân viên khác. Vì vậy, để tránh điều này xảy ra, những người lãnh đạo cần có những biện pháp thúc đẩy năng suất làm việc ngay từ đầu.
Đọc thêm: Doanh nghiệp cần xác định và xây dựng mục tiêu chiến lược thế nào trong năm mới 2022?
Hướng dẫn cách xác định giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển
4. Nhược điểm của việc xác định giá trị cốt lõi
Khi các lãnh đạo cấp cao hành xử mâu thuẫn với những giá trị cốt lõi của công ty được tuyên bố trước đó, động lực làm việc của nhân viên sẽ giảm đáng kể. Bởi lúc này nhân viên không còn tin tưởng vào lời nói của cấp trên nữa. Hãy nhớ rằng, nhân viên giống như một cỗ máy radar theo dõi mọi lời nói, hành động của bạn, họ thấy rõ giá trị của bạn trong từng cách cư xử hàng ngày tại nơi làm việc.
Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của các giá trị cốt lõi trong việc tạo ra một môi trường làm việc có nhiều động lực. Chính điều này sẽ giúp thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi và có nhiều đóng góp nhất. Hy vọng với những chia sẻ phía trên của Joboko.com, bạn sẽ phần nào hiểu thêm về giá trị cốt lõi và cách xác định hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.