Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Pháp chế

26/04/2021 20:00
Tập hợp các câu hỏi phỏng vấn nhân viên pháp chế giúp nhà tuyển dụng liệt kê đầy đủ các nhiệm vụ công việc, trong khi ứng viên biết phải chuẩn bị những gì và tự đánh giá xem bản thân có phù hợp hay không.
Một nhân viên pháp chế còn được hiểu là một nhà tư vấn pháp lý nội bộ làm việc trong một loạt các ngành công nghiệp khác nhau. Nhân viên pháp chế phải có nền tảng về luật doanh nghiệp, kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát tất cả các khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp.

Bí quyết trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên pháp chế chuyên nghiệp

Nhân viên pháp chế cũng bảo vệ danh tiếng, uy tín của công ty bằng cách đảm bảo rằng công ty tuân thủ pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý. Ngoài ra, nhân viên pháp chế là người tư vấn cho ban giám đốc trong các vụ tranh chấp hoặc khủng hoảng pháp lý.

I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên pháp chế hay nhất và cách trả lời

1. Điều gì truyền cảm hứng cho bạn, khiến bạn muốn trở thành một nhân viên pháp chế?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên pháp chế phổ biến và có phần đơn giản nhất. Nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem ứng viên có đam mê và động lực để làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp hay không. Do đó, khi trả lời, bạn cần tập trung vào việc khẳng định quyết tâm và sự kiên định của mình.
2. Mô tả những thành tựu đáng tự hào nhất trong sự nghiệp nhân viên pháp chế của bạn. Bạn định nghĩa thành công như thế nào?
Đối với câu hỏi này, cách tốt nhất là nói về một thành tựu cụ thể mà qua đó chứng minh được rằng bạn đã giúp doanh nghiệp giải quyết tình huống khó khăn. Định nghĩa thành công của nhân viên pháp chế nên được khẳng định bằng việc bảo vệ quyền lợi của công ty mà bạn chịu trách nhiệm giám sát, xử lý các vấn đề pháp lý.
3. Trong quá trình làm việc như một nhân viên pháp chế, đã bao giờ bạn phải tìm kiếm tư vấn luật từ bên ngoài chưa? Mô tả kinh nghiệm của bạn.
Câu trả lời của ứng viên tiềm năng cần thể hiện được khả năng cộng tác với những người khác để có được các giải pháp pháp lý tốt nhất cho công ty. Bạn cần hiểu rằng bạn là người có quyền quyết định có cần thuê luật sư bên ngoài hay không, sau đó đề xuất và xin chỉ thị từ ban giám đốc.
Nhìn chung, bạn cần đưa ra ví dụ về một trường hợp cụ thể, đừng quên bao gồm việc cân nhắc đến chi phí tài chính. Câu trả lời có thể bao gồm:

  • Kinh nghiệm làm việc với tư vấn bên ngoài.
  • Nhạy cảm với ngân sách pháp lý và các hạn chế về bảo mật.
4. Bạn làm thế nào để nhanh chóng hoà đồng và phối hợp với đồng nghiệp?
Câu hỏi này thuần tuý muốn đánh giá khả năng giao tiếp, tương tác tích cực và xây dựng mối quan hệ. Ứng viên thông minh là người có khả năng thích nghi tốt, dễ dàng phối hợp với những cá nhân/bộ phận liên quan.
Kỹ năng giao tiếp, khéo léo và tinh tế của bạn cũng vô cùng hữu ích khi tư vấn cho ban lãnh đạo, phổ biến luật, quy chế và chính sách mới cho nhân viên. Câu trả lời của bạn có thể nhắc tới khả năng giao tiếp tự tin, thẳng thắn nhưng không kiêu ngạo.
Một số câu hỏi xử lý tình huống cũng thường được nhà tuyển dụng đưa ra
5. Bạn có thể cho tôi ví dụ khi bạn đưa ra lời khuyên khôn ngoan cho ban quản lý về việc thực hiện hành động pháp lý cần thiết không?
Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của nhân viên pháp chế là tư vấn cho ban lãnh đạo công ty. Bạn có thể tuỳ vào kinh nghiệm thực tế của mình để trả lời câu hỏi này, tập trung vào trình độ chuyên môn và khả năng thuyết phục.
6. Ví dụ công ty chúng tôi cảm thấy quan điểm và quá trình thực hiện các quy chế, điều khoản pháp lý hiện tại đều rất tốt. Bạn làm sao để thay đổi, cải thiện, giúp quá trình này hiệu quả hơn?
Câu hỏi này tập trung vào việc đánh giá xem ứng viên có hiểu biết sự khác biệt giữa luật pháp và đạo đức hay không. Việc doanh nghiệp "cảm thấy" và những gì họ cần phải tuân thủ, những gì diễn ra diễn ra trong thực tế có thể khác nhau. Khi trả lời, bạn cần giải thích rõ ràng và khẳng định rằng sẽ có kế hoạch cụ thể nếu trở thành nhân viên pháp chế của công ty, có thể tiếp xúc với các tài liệu và thông tin cần thiết.
7. Trong trường hợp, quyết định về hành động pháp lý bạn đề xuất mâu thuẫn với giám đốc, bạn có kiên quyết duy trì hay không?
Câu trả lời của ứng viên sẽ thể hiện khả năng đưa ra quyết định thận trọng của họ. Nhân viên pháp chế là một cố vấn pháp luật cho doanh nghiệp cụ thể, vì vậy, việc của bạn là ra quyết định cuối cùng dựa trên sự cân bằng giữa lập trường, trình độ chuyên môn với sự hài lòng của lãnh đạo.
Bạn có thể đưa ra câu trả lời dựa vào việc đề xuất lựa chọn thay thế hài hoà hơn trong khi vẫn đúng đắn và tuân thủ pháp luật. Hãy thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả và khéo léo của mình.

8. Theo bạn, những thách thức pháp lý lớn nhất sắp tới có khả năng ảnh hưởng đến công ty chúng tôi là gì?
Một nhân viên pháp chế tốt là người có khả năng nhìn nhận, đánh giá tình hình thực tế và lên kế hoạch cho những thách thức trong tương lai. Bằng cách này, bản thân bạn và công ty sẽ không rơi vào tình huống bị động khi xảy ra sự cố pháp lý bất ngờ.
Câu trả lời của ứng viên nên tập trung vào sự chủ động suy nghĩ về những thách thức pháp lý trong tương lai có thể ảnh hưởng đến công ty.
9. Mô tả một tình huống mà bạn phạm sai lầm hoặc hối tiếc về quyết định của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng chủ yếu muốn biết bạn đã nhận ra sai lầm như thế nào và khắc phục vấn đề kịp thời như thế nào. Câu trả lời nên hướng đến khả năng giải quyết vấn đề dựa trên chuyên môn vững vàng và thái độ học hỏi, rút kinh nghiệm.
10. Nhân viên pháp chế là một công việc bận rộn, cần sự tập trung, chuyên nghiệp và có áp lực rất lớn. Bạn làm thế nào đối phó với căng thẳng trong công việc?
Đối với câu hỏi này, cách tốt nhất là bạn trình bày thực tế về các phương pháp bạn dùng để cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Bạn có thể đề cập tới sở thích của bản thân nhưng đảm bảo rằng chúng tích cực, hợp lý.

Ứng viên có kỹ năng phỏng vấn tốt sẽ có cơ hội trúng tuyển cao

II. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên pháp chế phổ biến khác

1. Tình huống pháp lý phức tạp nhất bạn phải đối phó trong công việc trước đây là gì? Bạn sử dụng chiến lược nào để giải quyết?
2. Theo bạn, những chương trình đào tạo bổ sung và các phản hồi như thế nào có thể giúp bạn phát triển tốt hơn trong vai trò nhân viên pháp chế?
3. Các chính sách, quy định và điều khoản pháp lý ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh doanh của công ty. Trong vai trò của mình, bạn muốn tham gia vào chuẩn bị các kế hoạch chiến lược và sáng kiến phát triển như thế nào?
4. Bạn có thể diễn giải và thuyết phục ban lãnh đạo cũng như các nhân viên công ty về các chính sách, quy định mới hay không? Hãy chứng minh.
5. Bạn sẽ giải quyết vấn đề pháp lý như thế nào khi bạn không thực sự hiểu?
6. Khi phải đối diện với vấn đề pháp lý khó khăn cần giải quyết trong thời gian gấp gáp, bạn làm thế nào để ra quyết định.
7. Theo bạn, những loại tình huống cụ thể nào cần thuê nhân viên tư vấn pháp lý bên ngoài?
8. Bạn có kinh nghiệm với việc sáp nhập và mua lại hay không?
9. Ai là người có ảnh hưởng nhất đến sự nghiệp của bạn? Hai điều quan trọng bạn học được từ người này là gì?
10. Theo bạn, một nhân viên pháp chế giỏi nên có những kỹ năng nào và phải rèn luyện các khả năng đó ra sao?
Trên đây là một số những câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng hay các doanh nghiệp sẽ hỏi khi tuyển chuyên viên pháp chế hay nhân viên pháp chế. Các bạn hãy cùng tìm hiểu và tham khảo thêm nhiều hơn nữa những thông tin hữu ích về tìm việc làm để dễ dàng đưa ra sự lựa chọn công việc nhanh chóng và chính xác nhất.

Công việc của Nhân viên pháp chế là gì?

Bên cạnh việc tham khảo các câu hỏi phỏng vấn nhân viên pháp chế phổ biến thì những ai yêu thích việc làm này cũng không nên bỏ lỡ thông tin chi tiết về yêu cầu công việc. Nhiệm vụ của nhân viên pháp chế là làm gì? Bạn cần có những kỹ năng, bằng cấp ra sao đều được cập nhật trong bản mô tả công việc nhân viên pháp chế khi đăng tuyển dụng. Sau khi bạn tìm hiểu mà thấy mình có đủ khả năng đáp ứng thì hãy mạnh dạn ứng tuyển nhé.

MỤC LỤC BÀI VIẾT:
I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên pháp chế hay nhất và cách trả lời
II. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên pháp chế phổ biến khác

Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888