Chuyên viên tuyển dụng có những câu hỏi tình huống nào?
Với câu hỏi này, ứng viên cần phải khẳng định mình sẽ theo sát mọi ứng viên trong quá trình phỏng vấn, ngay cả những người không bước vào vòng trong. Gọi điện cho ứng viên từ chối lời đề nghị làm việc để tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ lại làm như vậy là một câu trả lời khá thuyết phục. Nếu nguyên nhân là từ phía mình, sẽ cần phải khắc phục ở những lần tiếp theo.
Gợi ý trả lời: "Là một chuyên viên tuyển dụng, mục tiêu hàng đầu của tôi là tuyển đúng người đúng việc cho công ty, góp sức vào xây dựng một đội ngũ nhân sự mạnh thúc đẩy công ty phát triển. Trong quá trình làm việc, chắc chắn sẽ có tình huống bị ứng viên từ chối job offer, để đối phó với tình huống này, tôi có một số phương pháp như: Luôn có phương án dự phòng để có thể chuyển lời mời đến một ứng viên tương tự hoặc gần đáp ứng hoàn hảo; tiếp tục xét duyệt hồ sơ và liên hệ với các ứng viên mới ứng tuyển để đẩy nhanh tiến trình. Dĩ nhiên, tôi cũng sẽ hỏi lý do và tìm hiểu nguyên nhân thực sự xem trong quá trình tiếp xúc ứng viên có vấn đề gì hay không, nếu có thì tôi rút kinh nghiệm, nếu là vì phía ứng viên thì tôi sẽ cảm ơn và chúc họ may mắn với cơ hội khác".
Tuyển dụng ngày nay không chỉ còn là đăng bài rồi ngồi đợi ứng viên ứng tuyển. Nhà tuyển dụng phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu hút ứng viên; trong đó có việc xây dựng và tận dụng triệt để cơ sở dữ liệu ứng viên. Vì thế, những ứng viên tiềm năng sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào khi liệt kê các ví dụ về sử dụng cơ sở dữ liệu này.
Gợi ý trả lời: "Dữ liệu ứng viên là một trong những tài liệu quan trọng nhất của một chuyên viên tuyển dụng chuyên nghiệp. Mặc dù mới chỉ có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề nhưng ngoài dữ liệu do công ty cung cấp, tự bản thân tôi cũng duy trì kết nối, lưu trữ thông tin của nhiều ứng viên thuộc lĩnh vực này (lĩnh vực công ty bạn đang ứng tuyển). Một lần, công ty có nhân viên cốt cán vì tình trạng sức khỏe mà phải nghỉ việc đột xuất ngay khi dự án đang đến giai đoạn quan trọng nhất, tuyển dụng ngoài rất tốn thời gian nhưng mãi chưa tuyển được. Tôi đã thử liên hệ với nhiều người trong dữ liệu ứng viên của mình và cuối cùng đã tuyển được một người cực kỳ tài năng.
Lần khác liên quan đến tuyển ứng viên có kỹ năng cho một vai trò hoàn toàn mới tại công ty nhưng ứng viên nào ứng tuyển cũng đều chưa đáp ứng được yêu cầu của sếp. Tôi chợt nhớ ra từng phỏng vấn một bạn và bị loại vì bạn ấy chưa phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lúc bấy giờ nhưng lại cực kỳ phù hợp cho vai trò hiện tại. Cuối cùng, nhờ có dữ liệu ứng viên mà các khó khăn đó đều được giải quyết".
Sẽ không có câu trả lời nào là chính xác cho câu hỏi này bởi hầu hết các nhà tuyển dụng tài năng đều phải khẳng định rằng tính toán hiệu quả của quy trình tuyển dụng là một trong những việc khó khăn nhất. Tuy nhiên, ứng viên vẫn cần phải nêu ra một phương pháp cụ thể mà họ vẫn thường sử dụng hoặc ít nhất là một lý thuyết về tính toán hiệu quả tuyển dụng mà họ đã học được.
Gợi ý trả lời: "Hiệu quả của quy trình tuyển dụng được xác định bằng rất nhiều yếu tố, với tôi thì đó là kết quả có tuyển đúng người hay không. Bên cạnh đó, các tiêu chí khác gồm có thời gian, chi phí tuyển dụng và việc thương hiệu tuyển dụng được gì (hoặc mất gì) sau mỗi quy trình. Một quy trình tuyển dụng thành công nhất là khi nó đảm bảo tính tiết kiệm, hoàn thành đúng deadline, thuê được nhân viên giỏi giang và phù hợp với văn hóa công ty. Đồng thời, ứng viên bị loại cũng có trải nghiệm tích cực, có thể đánh giá tốt về công ty".
Chuyên viên tuyển dụng thường được yêu cầu tìm ứng viên cho một vị trí cụ thể trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Tuy nhiên, tốc độ tuyển dụng này sẽ không có ý nghĩa gì nếu như ứng viên bỏ việc ngay khi mới làm việc được 1, 2 tháng. Trong trường hợp này, người phỏng vấn thường sẽ ưu ái những ứng viên ít chú trọng đến tốc độ tuyển dụng mà ngược lại, quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và sự gắn bó lâu dài của ứng viên.
Gợi ý trả lời: "Tốc độ tuyển dụng tác động đến rất nhiều mặt, cụ thể là việc lấp đầy vị trí còn trống trong công ty, sau đó là tổng chi phí công ty bỏ ra để đăng tuyển, liên hệ, mời phỏng vấn... cũng như hình ảnh của công ty. Tuyển dụng quá chậm khiến công ty thiếu người, lượng công việc chất chồng, nhân viên quá tải, chi phí bị đội lên cao. Ngoài ra, khi tin tuyển xuất hiện liên tục, kéo dài trên mạng xã hội hay các website, ứng viên có thể nghi ngờ rằng vì sao, mức lương hay môi trường làm việc có vấn đề mà công ty mãi không tuyển được người... Qua những phân tích đơn giản như vậy, tôi có thể khẳng định rằng trong tuyển dụng, quản lý thời gian là rất quan trọng".
Câu hỏi phỏng vấn này không chỉ nhằm kiểm tra sự sáng tạo và tư duy logic của ứng viên mà còn cho thấy họ đã tìm hiểu kỹ càng về công ty hay chưa. Nếu ứng viên có thể đưa ra các thông tin nổi bật và tạo nên điểm khác biệt thì đây chính là người mà công ty cần.
Gợi ý trả lời: "Câu trả lời của tôi sẽ phụ thuộc vào việc đó là ứng viên của vị trí nào nhưng nhìn chung, tôi sẽ giới thiệu đơn giản nhưng đúng trọng tâm. Chào em, anh/chị là chuyên viên tuyển dụng của công ty [tên công ty] chuyên về kinh doanh [lĩnh vực kinh doanh]. Hiện nay công ty anh/chị đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu và sau khi xem CV trực tuyến của em trên website, anh/chị thấy rằng em khá phù hợp với yêu cầu của công ty. Không biết em đã đi làm ở đâu chưa/có quan tâm đến vị trí này hay không? Công ty anh/chị làm việc 5 ngày 1 tuần, mức lương cạnh tranh, môi trường nhiều người trẻ và dễ thăng tiến. Nếu em quan tâm thì anh/chị gửi JD qua email của em nhé?".
Chuyên viên tuyển dụng thường gặp những câu hỏi tình huống nào?
6. Hãy kể về một lần mà ứng viên tiềm năng nhất của bạn từ chối lời mời làm việc. Bạn đã học được gì từ tình huống này?
7. Theo bạn, điều tuyệt vời nhất khi trở thành một chuyên viên tuyển dụng là gì?
8. Vị trí công việc gần đây nhất mà bạn tuyển dụng là gì? Hãy kể lại chi tiết toàn bộ quy trình tuyển dụng mà bạn đã thực hiện.
9. Khi phải giới thiệu một vị trí việc làm của công ty đến với ứng viên thụ động (ứng viên thực sự phù hợp với công việc nhưng lại đang làm việc cho công ty khác và chưa có ý định chuyển việc ở thời điểm hiện tại), bạn sẽ làm thế nào?
10. Hãy kể về một lần tuyển dụng thất bại của bạn? Nguyên nhân khiến bạn thất bại là gì? Bạn đã làm gì để khắc phục tình trạng đó trong những lần tuyển dụng tiếp theo?
11. Hãy kể các công việc mà bạn thường làm để xây dựng và phát triển phễu nhân tài (Talent Pipeline).
12. Hãy kể về một vị trí công việc nhiều thách thức nhất mà bạn đã từng đảm nhiệm? Thách thức lớn nhất ở đây là gì? Bạn đã làm thế nào để vượt qua nó?
13. Hãy kể về một cuộc phỏng vấn gần đây nhất của bạn? Đó là cuộc phỏng vấn cho vị trí gì và bạn có gặp phải khó khăn nào hay không?
14. Bạn thường định hướng các cuộc phỏng vấn bằng cách nào?
15. Hãy kể về một lần mà bạn và đồng nghiệp của mình gặp phải những bất đồng trong quá trình tuyển dụng. Bạn đã làm gì để giải quyết những bất đồng đó?
16. Bạn có những tố chất gì phù hợp với nghề tuyển dụng?
17. Bạn đã từng thực hiện việc xác minh thông tin ứng viên hay chưa? Bạn thường xác minh theo quy trình như thế nào?
18. Bạn đã khi nào tuyển dụng nhầm ứng viên không có đủ năng lực và trình độ cho công việc hay chưa? Biện pháp khắc phục của bạn là gì?
19. Bạn đã khi nào phải làm việc với một vị Giám đốc Tuyển dụng cực kỳ khó tính hay chưa? Bạn đã làm thế nào để đảm bảo chất lượng công việc và duy trì mối quan hệ tốt?
20. Trong quá trình tuyển dụng, có nên đặt câu hỏi phỏng vấn theo tình huống cụ thể để thử thách ứng viên hay không? Hay chỉ nên đặt ra các câu hỏi lý thuyết thông thường? Tại sao?
Để trở thành một chuyên viên tuyển dụng giỏi thì bạn phải nỗ lực, cố gắng không ngừng về kỹ năng và trình độ chuyên môn. Dù theo đuổi ngành nghề nào thì bạn cũng gặp những khó khăn và thách thức riêng, vì vậy chỉ khi bạn có năng lực thực sự thì mới trụ vững với nghề. Những thách thức mà một chuyên viên tuyển dụng hiện đại cần phải đối mặt bạn có thể tham khảo trong bài viết sau.
Trên đây, JOBOKO.com đã giới thiệu tới các bạn top 20 câu hỏi tình huống cho chuyên viên tuyển dụng nhân sự thường gặp nhất. Nắm vững và trả lời trôi chảy các câu hỏi này không thể giúp bạn đảm bảo khả năng trúng tuyển 100% nhưng nếu bỏ qua hoặc đánh giá thấp việc chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn trên đây, bạn sẽ khó có thể chinh phục nhà tuyển dụng và đạt được công việc mà mình hằng mơ ước.
MỤC LỤC:
I. Câu hỏi tình huống cho chuyên viên tuyển dụng và cách trả lời
II. Một số câu hỏi tình huống cho chuyên viên tuyển dụng thường gặp khác
III. Những thách thức một chuyên viên tuyển dụng cần đối mặt
Đọc thêm: Bí quyết để trở thành chuyên viên tuyển dụng giỏi
Đọc thêm: Muốn được thăng tiến, chuyên viên tuyển dụng cần trang bị gì?