​Tuyển chuyên viên pháp lý

18/03/2020 06:35
Chuyên viên pháp lý là công việc giữ vai trò quan trọng trong nhiều công ty, tổ chức, được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm nghề nghiệp tương lai của mình. Vậy vị trí này đảm nhiệm những công việc gì và yêu cầu như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được những kiến thức cơ bản về việc làm chuyên viên pháp lý, từ đó lựa chọn cho mình công việc phù hợp.

Đối với nhà tuyển dụng đang có nhu cầu tuyển chuyên viên pháp lý thì việc tìm hiểu cách viết mô tả công việc, yêu cầu trình độ và kỹ năng sẽ giúp quá trình đăng tin tuyển nhân sự trở nên chuyên nghiệp. Còn với ứng viên tìm việc làm chuyên viên pháp lý, khi biết được yêu cầu công việc ra sao, bạn sẽ biết mình đủ khả năng để đảm nhận hay không, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho sự nghiệp.
Xem việc làm chuyên viên pháp lý thu nhập hấp dẫn

Rất nhiều công ty tuyển chuyên viên pháp lý nên cơ hội việc làm cho ứng viên lớn

Mục lục

I. Tổng quan về chuyên viên pháp lý
1. Chuyên viên pháp lý là gì?
2. Mô tả chi tiết công việc
3. Yêu cầu công việc
II. Mức lương của chuyên viên pháp lý
III. Chuyên viên pháp lý cần có những gì?

1. Kỹ năng quản trị pháp lý, tranh tụng
2. Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức công việc
3. Khả năng bảo mật thông tin
4. Tỉ mỉ, cẩn thận, chú ý đến chi tiết
IV. Chuẩn bị gì khi xin việc chuyên viên pháp lý?

I. Tổng quan về việc làm chuyên viên pháp lý

1. Chuyên viên pháp lý là gì?

Chuyên viên pháp lý còn được gọi là thư ký pháp lý, là người thực hiện các nhiệm vụ hành chính trong văn phòng luật hoặc bộ phận pháp lý của một tổ chức. Họ thường làm việc cho trưởng bộ phận, giám đốc pháp lý hoặc quản lý khác, hỗ trợ giấy tờ, hành chính cho các luật sư.

2. Mô tả công việc chuyên viên pháp lý

Công việc chủ yếu của chuyên viên pháp lý bao gồm:
  • Tạo, lưu trữ tập tin, thiết lập lịch trình công việc để đáp ứng đúng thời hạn, đảm bảo tính chính xác của tài liệu, nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu và phần mềm, xác định và cập nhật tình trạng vụ án với luật sư.
  • Hỗ trợ xử lý vụ án bằng cách duy trì liên lạc với những người liên quan; chuẩn bị và chuyển tiếp giấy triệu tập, trát đòi hầu tòa; soạn thảo khiếu nại; chuẩn bị và nộp đơn kháng cáo; chuẩn bị phản hồi cho tư vấn đối lập; tạo báo cáo trạng thái vụ án.
  • Duy trì liên lạc, trao đổi thông tin về tiến bộ vụ án với khách hàng.
  • Hỗ trợ quá trình tố tụng xét xử bằng cách tổ chức, phân loại chứng cứ, lập lịch cho các nhân chứng, ghi chép trong phòng xử án.
  • Cập nhật kiến thức công việc bằng cách tham gia các cơ hội giáo.

3. Yêu cầu công việc chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
  • Bằng cử nhân Luật hoặc liên quan.
  • Kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trong vai trò chuyên viên pháp lý hoặc tư vấn luật, v.v.

II. Mức lương của chuyên viên pháp lý

Theo khảo sát thực tế thì mức lương của chuyên viên pháp lý ở Việt Nam dao động từ 5 triệu đến 40,5 triệu, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và hiệu suất làm việc.

III. Chuyên viên pháp lý cần có những kỹ năng gì?

Ngoài trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc, chuyên viên pháp lý cũng tương tự với chuyên viên pháp chế cần đáp ứng được những yêu cầu về bộ kỹ năng phục vụ cho công việc của mình.

1. Kỹ năng quản trị pháp lý, tranh tụng

Chuyên viên pháp lý cần hiểu rõ về quy trình quản trị pháp lý và xử lý tranh tụng vì công việc chính của họ là hỗ trợ tốt nhất cho toàn bộ quá trình này. Đồng thời, chuyên viên pháp lý cũng phải có kỹ năng lập báo cáo, xử lý dữ liệu và thông tin liên quan đến tranh tụng.

2. Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức công việc

Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý phải là người có khả năng lập kế hoạch, sắp xếp và tổ chức công việc hợp lý. Kỹ năng này sẽ giúp họ hoàn thành tất cả các nhiệm vụ theo lịch trình, đảm bảo không xảy ra thiết sót.

3. Khả năng bảo mật thông tin

Do đặc thù của ngành luật, chuyên viên pháp lý cần khả năng bảo mật thông tin tốt, đáng tin cậy. Nếu không làm được như vậy, khách hàng sẽ không "dám" sử dụng dịch vụ tư vấn của văn phòng/công ty luật. Thậm chí, nếu không đảm bảo bảo mật thông tin, chuyên viên pháp lý có thể sẽ bị kiện.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi việc làm chuyên viên pháp lý

4. Tỉ mỉ, cẩn thận, chú ý đến chi tiết

Khả năng làm việc tỉ mỉ, cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết là yêu cầu không thể thiếu với chuyên viên pháp lý vì cơ bản họ xử lý các thủ tục tố tụng. Nếu không làm việc tập trung và chi tiết, rất nhiều vấn đề sẽ phát sinh và khó có thể khắc phục được.

IV. Chuẩn bị gì khi xin việc chuyên viên pháp lý?

Chuẩn bị trước bản CV đẹp, đầy đủ thông tin và tập trả lời phỏng vấn là những việc cần thiết ứng viên cần làm khi xin việc làm chuyên viên pháp lý. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất:
  • Bạn đã có kinh nghiệm soạn thảo giấy tờ, tài liệu liên quan đến thủ tục triệu tập/trát đòi hầu tòa, v.v. hay chưa?
  • Bạn chuẩn bị hồ sơ vụ án như thế nào?
  • Bạn quan tâm tới lĩnh vực pháp lý nào nhất?
  • Theo bạn, điều gì là quan trọng nhất đối với một chuyên viên pháp lý?
  • Trước đây bạn đã từng xử lý thông tin yêu cầu bảo mật chưa? Bạn đã làm gì để bảo vệ thông tin đó?
  • Bạn đã bao giờ phải đối phó với một khách hàng khó tính hay chưa? Bạn làm gì để xây dựng lòng tin với họ?
  • Kể về một vài thời điểm khi bạn phải thay mặt luật sư liên hệ với khách hàng hoặc đại diện hợp pháp cho luật sư.
  • Bạn đã bao giờ phải giải thích một khái niệm pháp lý hoặc thủ tục phức tạp cho khách hàng chưa?
  • Mô tả một thời điểm trong quá khứ mà bạn suýt để xảy ra sai lầm nghiêm trọng. Bạn làm thế nào để ngăn ngừa lỗi kịp thời?
  • Bạn sử dụng những chương trình phần mềm nào để xử lý và lưu trữ tài liệu vụ án?

Với những thông tin Joboko chia sẻ trên đây, hy vọng ứng viên tìm việc làm hay nhà tuyển dụng tuyển chuyên viên pháp chế nắm rõ được công việc chi tiết để có sự chuẩn bị kỹ càng. Để biết thêm về công việc chuyên viên pháp chế, bạn có thể tham khảo bài viết mà Joboko chia sẻ. Những lời khuyên hữu ích về việc làm chuyên viên pháp lý, chuyên viên pháp chế sẽ giúp ứng viên cân nhắc lựa chọn nghành nghề phù hợp.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888