Có nên tự xin nghỉ việc khi thấy nguy cơ bị sa thải hay không?

17/02/2020 07:34
Bạn nhận thấy nguy cơ về việc sẽ sớm bị sa thải và liên tục cân nhắc xem có nên tự xin nghỉ trước đó hay không? Rất nhiều người lao động có trải nghiệm tương tự. Trong một số trường hợp, xin nghỉ việc trước là giải pháp lý tưởng, trong hoàn cảnh khác, quyết định đó có thể gây hối tiếc về sau.

Cách tốt nhất là bạn hãy bình tĩnh xem xét tình huống và chuẩn bị kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp. Một lưu ý nhỏ là nếu bị sa thải, bạn sẽ thất nghiệp ngay lập tức, còn nếu chủ động xin nghỉ, bạn có khoảng 2 tuần để tìm việc mới (hầu hết các công ty đều quy định nhân viên trước khi nghỉ việc phải thông báo trước ít nhất 2 tuần). Bạn cũng có thể tham khảo những thời điểm nghỉ việc tệ nhất mà bạn nên tránh để cân nhắc đưa ra quyết định đúng đắn. Vậy có nên tự xin nghỉ việc khi thấy nguy cơ bị sa thải hay không? Câu trả lời sẽ được chuyên trang tuyển dụng https://vn.joboko.com giải đáp chi tiết trong bài viết.

Nên hay không nên tự xin nghỉ khi có nguy cơ bị sa thải?

1. Khi nào bạn biết mình có nguy cơ sa thải?

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể sắp bị sa thải:
  • Công ty không hoạt động tốt: Tùy thuộc vào vai trò của bạn tại tổ chức, bạn có thể có cái nhìn sâu sắc về hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu bạn bị trả chậm lương, các dự án hoặc đơn hàng liên tiếp xảy ra vấn đề, khủng hoảng truyền thông,...
  • Bạn không có việc gì để làm: Dự án lớn nhất mà bạn phụ trách bỗng được giao cho người khác, trong khi các công việc nhỏ nhặt đã có nhân viên thực tập lo; báo cáo mà bạn thường làm cũng do người khác báo cáo. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy vai trò của bạn trong công ty đã không còn phù hợp và có khả năng bạn sẽ sớm bị loại bỏ.
  • Dường như sếp không thích bạn: Có thể bạn đã từng hòa hợp với sếp của mình, nhưng hiện tại, hai người thậm chí không thể trao đổi về những vấn đề cơ bản nhất. Hoặc có thể ngày làm việc của bạn đã biến thành một trò chơi đổ lỗi và bạn là người sai. Dù lý do là gì, nếu sếp không tin tưởng bạn hoặc bạn thường xuyên bị cảnh báo về hiệu suất công việc, có lẽ bạn có nguy cơ bị sa thải.
 

2. Ưu điểm của việc xin nghỉ trước khi bị sa thải

Nghỉ việc trước có thể mang lại cho bạn một số lợi thế nhất định. Nếu bạn tự nguyện rời bỏ một vị trí theo ý mình, hồ sơ của bạn có vẻ tích cực hơn so với việc bị sa thải. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thương lượng ngày nghỉ chính thức, trợ cấp thôi việc hoặc đề nghị khả thi khác. Về phần mình, người sử dụng lao động cũng sẽ tiết kiệm tiền trợ cấp thất nghiệp và tránh phải hoàn thành thủ tục sa thải bạn. Dĩ nhiên, nếu xin nghỉ, bạn đừng quên nhấn mạnh rằng mình sẵn sàng làm việc chăm chỉ cho đến ngày rời khỏi công ty. Tìm hiểu các mẫu đơn xin nghỉ việc là điều cần thiết để khi bạn đưa ra quyết định cũng sẽ thể hiện được chuyên nghiệp của mình.

3. Thử xoay chuyển tình hình

Trong một số trường hợp, có thể nguy cơ bị sa thải mà bạn cảm nhận được chưa chắc đã chính xác. Vì vậy, thay vì ngay lập tức quyết định, bạn có thể thử trao đổi với giám sát/quản lý trực tiếp của mình về vấn đề hiệu suất công việc, hay những điểm yếu cần thay đổi.

Bạn cần suy nghĩ kỹ càng trước khi nghỉ việc để tránh hối tiếc

4. Các vấn đề có thể xảy ra khi bạn tự xin nghỉ việc

Nghỉ việc có thể gây ra những hậu quả tiêu cực liên quan đến trợ cấp thất nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, nhân viên nghỉ việc sẽ không đủ điều kiện để nhận trợ cấp thất nghiệp, trong khi đối tượng bị sa thải thì có thể (trừ khi họ bị sa thải vì lý do các hoạt động phi đạo đức hoặc bất hợp pháp). Bạn nên tìm hiểu về làm thế nào để đảm bảo các phúc lợi khi chuyển việc, từ đó có giải pháp tốt nhất cho mình.

Một vấn đề khác là thu nhập. Nếu bạn không tìm được việc mới trước khi chính thức xin nghỉ, bạn có thể sẽ phải thất nghiệp trong một khoảng thời gian. Trong khi đó, nếu tiếp tục ở lại, quá trình ứng tuyển tiếp theo của bạn sẽ thuận lợi hơn. Hầu hết những người tìm việc sẽ kết nối và phỏng vấn một cách tự tin, hiệu quả hơn khi họ vẫn đang có công việc cố định.

5. Chuẩn bị cho các tình huống khác nhau

Sự không chắc chắn luôn luôn dẫn đến căng thẳng và nguy cơ. Tuy nhiên, nếu bạn dành đủ thời gian để chuẩn bị thì mọi việc sẽ đơn giản hơn. Nếu có thể, tìm được một công việc mới và chủ động xin nghỉ là tốt nhất. Còn nếu không, bạn sẽ phải chấp nhận bị sa thải. Trước khi nghỉ việc, hãy chắc chắn rằng bạn không có bất kỳ thông tin cá nhân nào trên máy tính làm việc. Ngoài ra, nếu bạn có các dự án bạn đang thực hiện, hãy cập nhật chúng và sẵn sàng chia sẻ thông tin, bàn giao công việc với bộ phận liên quan.

Những chia sẻ trên đây đã cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về việc có nên tự xin nghỉ việc khi thấy nguy cơ bị sa thải hay không. Nếu rơi vào tình huống này thì bạn phần nào đã biết được lợi hại của vấn đề cũng như có cách giải quyết khéo léo. Để có thêm nhiều lời khuyên về việc làm theo tỉnh thành, ngành nghề khác cũng như mẹo tìm việc hiệu quả, bạn đừng quên truy cập vào Joboko thường xuyên nhé.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888