Có phải tất cả sinh viên mới tốt nghiệp đều là Fresher? Khi tuyển dụng cần lưu ý gì?

14/12/2021 09:30
Mỗi năm, có vô số Fresher tham gia vào thị trường lao động, họ không chỉ mang đến "làn gió mới" cho thị trường và các doanh nghiệp mà còn cạnh tranh với những ứng viên khác. Để tìm hiểu xem Fresher là gì và tuyển dụng Fresher cần lưu ý gì thì quan trọng nhất là phải hiểu được đặc điểm, thế mạnh và hạn chế của họ.

Tìm hiểu chi tiết về khái niệm Fresher

I. Fresher là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Fresher là "Người mới" - những người không có hoặc có rất ít kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực cụ thể, rõ hơn là những người mới kết thúc chương trình học, có thể hết cấp 3 hoặc tốt nghiệp đại học. Những ai chuyển từ ngành này sang ngành khác, dù là lần đầu tiên làm công việc đó cũng không được coi là Fresher vì họ vẫn kinh nghiệm làm việc trong môi trường doanh nghiệp thực tế.
Với những Fresher thì mối lo ngại lớn nhất là làm sao để tìm được việc vì hầu như nhà tuyển dụng nào cũng cần người có kinh nghiệm. Câu trả lời là bạn nên bắt đầu rèn luyện và tích lũy cho mình ngay từ khi còn đi học, có thể là các trải nghiệm từ việc tham gia câu lạc bộ, đi làm thêm hay làm cộng tác viên, đi thực tập, v.v. Đó đều là cách để bạn có nền tảng tiếp cận nhà tuyển dụng dễ dàng hơn.
Không chỉ bản thân Fresher lo lắng mà nhà tuyển dụng nhiều khi cũng "đau đầu" với quyết định tìm và tuyển Fresher, chủ yếu là phải làm sao để tuyển được người tài năng, hợp với văn hóa doanh nghiệp và sau khi đào tạo họ sẽ tiếp tục cống hiến. Kết quả học tập đôi khi không phải tất cả để đánh giá ứng viên Fresher đó tài có xuất sắc thực sự hay không.

II. Những lưu ý khi tuyển dụng Fresher

1. Thay đổi cách tiếp cận

Những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ biết rằng tiếp cận ứng viên có kinh nghiệm đi làm nhiều năm, các chuyên gia trong nghề khác rất nhiều với khi tuyển Fresher. Việc đăng tuyển dụng miễn phí trên các website hỗ trợ tìm ứng viên hay gửi thư mời phỏng vấn không chuyên nghiệp hoặc đặt ra các câu hỏi không liên quan, không gửi mail thông báo kết quả sau phỏng vấn, v.v. tất cả đều ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty đồng thời cũng tác động tiêu cực đến ứng viên.
Giả sử, những Fresher vừa kết thúc chương trình đào tạo chuyên nghiệp 4 năm, họ mang theo rất nhiều ước mơ và hy vọng với công việc lý tưởng ở công ty bạn nhưng khi xin vào công ty bạn lại cảm thấy thất vọng vì một vài lý do khác nhau thì họ sẽ cảm thấy "sốc" thế nào? Rõ ràng, bản thân Fresher có thể vẫn còn phạm nhiều lỗi về giao tiếp, viết CV nhưng nhà tuyển dụng nên tiếp cận họ một cách tử tế, góp ý lịch sự.
Một lưu ý khác không kém phần quan trọng là các Fresher cần tốn thời gian và tài nguyên để đào tạo nên bạn hãy cố gắng tìm ra những người phù hợp nhất. Người giỏi nhất chưa chắc đã phù hợp, hãy nhìn vào tiềm năng của họ.

2. Về việc offer mức lương cho Fresher

Đưa ra mức lương cao là một trong những điểm hấp dẫn nhất để các công ty thu hút Fresher. Tuy nhiên, thực tế là nhiều doanh nghiệp có chính sách tiếp cận với sinh viên sắp ra trường hoặc vừa tốt nghiệp qua trường học và đưa ra mức lương dựa trên danh tiếng của ngôi trường đó. Vậy phương pháp này có hoàn toàn chính xác?
Dĩ nhiên, việc Fresher học trường tốt có thể đảm bảo một phần năng lực nhưng không phải tất cả. Khi quyết định mức lương cho các Fresher, nhà tuyển dụng nên công bằng, dựa trên đánh giá thực tế về họ và phù hợp với ngân sách.

Lưu ý gì khi tuyển dụng Fresher?

3. Chú ý đến thương hiệu công ty

Thương hiệu không chỉ giúp ích cho việc kinh doanh, để khách hàng và công chúng biết đến doanh nghiệp mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nhân tài, xây dựng niềm tin. Những Fresher hôm nay có thể chưa có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc nhưng biết đâu họ sẽ sớm trở thành "nòng cốt" cho công ty bạn trong tương lai? Vì vậy, hãy để họ có được cái nhìn chính xác về công ty, về thương hiệu của bạn.
Đa số Fresher thường mong muốn có một môi trường làm việc tốt và học hỏi được nhiều chứ không nhất thiết phải là mức lương cao. Nếu nhà tuyển dụng nói quá nhiều về quy mô nhân viên, doanh thu, v.v. thì chưa chắc họ đã quan tâm và bị thuyết phục. Do đó, thay vì vấn đề tài chính, bạn hãy nói về văn hóa công ty, cách những nhân viên tham gia, phát triển bản thân và đóng góp cho mục tiêu chung.
Fresher dù chưa có hoặc có ít kinh nghiệm làm việc thực tế nhưng sẽ là tương lai của thị trường tuyển dụng. Tuyển Fresher cũng là một cách để doanh nghiệp làm mới nguồn nhân lực. Những Fresher xuất sắc, ham học hỏi sẽ thích nghi và thay đổi nhanh, dần trở nên chuyên nghiệp hơn.

MỤC LỤC:
I. Fresher là gì?
II. Những lưu ý khi tuyển dụng Fresher

Đọc thêm: Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm làm việc

Đọc thêm: Bí quyết đặt câu hỏi về lương thưởng trong quá trình phỏng vấn

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888