Làm giấy khám sức khỏe khi xin việc cần chú ý gì?

10/07/2021 11:30
Yêu cầu nộp hồ sơ xin việc kèm giấy khám sức khỏe khi ứng tuyển hoặc đã vượt qua vòng phỏng vấn khiến không ít người bối rối. Bởi nhiều bạn trẻ không biết làm giấy khám sức khỏe ở đâu? chi phí cao không và cần lưu ý điều gì? Nhằm giúp các bạn ứng viên có thể hoàn tất thủ tục đúng theo yêu cầu nhà tuyển dụng, JOBOKO sẽ gợi ý những thông tin hữu ích trong bài viết.

Thông thường nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi giấy khám sức khỏe của ứng viên khi nộp hồ sơ trực tiếp hoặc có thể bổ sung sau khi trúng tuyển nếu nộp CV online. Mục đích của nhà tuyển dụng khi yêu cầu ứng viên nộp giấy khám sức khỏe là để đảm bảo người lao động có tình trạng sức khỏe tốt, có đủ khả năng để làm việc, chịu trách nhiệm cho công việc được giao hay không. Giấy khám sức khỏe thường chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng gần nhất (tính tới thời điểm nộp hồ sơ).

Giấy khám sức khỏe là gì? cách để có giấy khám sức khỏe

I. Tổng quan về giấy khám sức khỏe

Cùng với các giấy tờ khác như đơn xin việc, bản phô tô CMND/thẻ căn cước, CV xin việc, sơ yếu lý lịch,... thì giấy khám sức khỏe cũng rất quan trọng. Một giấy khám sức khỏe đảm bảo đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu công việc cần có dấu xác nhận của cơ quan y tế. Vì vậy, bạn có thể đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để khám, kiểm tra tổng quát và nhận được giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của mình.
Giấy khám sức khỏe là tài liệu ghi lại kết quả sau khi bạn đi khám tổng quát để cho thấy bạn có một cơ thể khỏe mạnh, không mắc các bệnh lây nhiễm, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Loại giấy này hiện bao gồm 2 loại là A3 và A4. Giấy khám sức khỏe loại A4 không có ảnh, còn loại A3 sẽ bao gồm cả ảnh 4X6 và có đóng dấu xác nhận giáp lai.

II. Làm thế nào để có giấy khám sức khỏe?

Để có giấy khám sức khỏe thì bạn cần đến bệnh viện khám tổng quát trước khi nộp hồ sơ hay bổ sung hồ sơ. Bệnh viện sẽ cung cấp cho bạn giấy khám sức khỏe để thông báo kết quả kiểm tra. Nội dung trong giấy khám sức khỏe sẽ bao gồm các loại dịch vụ khám bệnh như nội khoa, ngoại khoa, tai, mũi, họng, da liễu, xét nghiệm máu, nước tiểu,.... Sau khi có kết luận từ bác sĩ, ứng viên sẽ được nhận giấy khám sức khỏe với đầy đủ dấu chứng nhận.
Mặc dù để khám sức khỏe bạn cần đến bệnh viện, cơ sở y tế để thực hiện kiểm tra trực tiếp thì hiện nay cũng phổ biến dịch vụ mua giấy khám sức khỏe để thuận tiện cho nộp hồ sơ. Ứng viên không cần đến khám sức khỏe tổng quát mà vẫn có thể nhận giấy chứng nhận với giá từ 50.000 - 150.000 đồng tùy loại (A3 hay A4).
Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là không nên mua giấy khám sức khỏe không rõ nguồn gốc, bán tràn lan trên mạng xã hội bởi nhiều công ty, doanh nghiệp có thể không chấp nhận. Đặc biệt, khám sức khỏe cũng là lúc để bạn dành thời gian sàng lọc, kiểm tra tình trạng của bản thân nên hãy chú trọng để tránh được bệnh tật kịp thời. Nếu bạn muốn có giấy khám sức khỏe uy tín thì có thể đến kiểm tra tại các bệnh viện dễ dàng được công nhận như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,...

III. Lưu ý khi làm giấy khám sức khỏe xin việc làm

Trước khi đến các bệnh viện khám, ứng viên cần chuẩn bị ảnh 4x6 để dán vào giấy khám sức khỏe. Một số loại giấy tờ khác cần mang theo như chứng minh thư nhân dân/CCCD hoặc thẻ bảo hiểm (nếu có) cũng như chi phí thăm khám. Chi phí khám và cấp giấy khám cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh viện có quy mô lớn hay nhỏ, các dịch vụ yêu cầu khám,.. Ngoài ra, bạn hãy lưu ý về thời gian thăm khám để tránh phải chờ đợi khi đến bệnh viện hay phòng khám.
Trong nội dung của giấy khám sức khỏe sẽ có mục đối tượng khám nêu tiền sử bệnh của mình. Chính vì vậy, ứng viên cần nắm rõ và nhớ chính xác bản thân hay ai trong gia đình mắc những loại bệnh nào hay chưa để cung cấp thông tin cho bác sĩ. Tiền sử sức khỏe của cá nhân thường là các tình trạng gây dị ứng, tiêm vacxin hay bệnh có tính di truyền như tim mạch, đột quỵ,...
Giấy khám sức khỏe dùng để nộp hồ sơ xin việc có hiệu lực trong vòng 6 tháng nên nếu ứng viên đã từng đi khám nhưng để thời gian đã lâu hơn hạn mức cho phép thì sẽ không được nhà tuyển dụng chấp nhận. Do vậy, để việc hoàn tất thủ tục, hồ sơ nhanh chóng thì ứng viên cần lưu ý điều này nhé.
Hầu hết hiện nay, các doanh nghiệp, công ty đều yêu cầu ứng viên nộp hồ sơ bao gồm giấy khám sức khỏe. Việc chủ động thăm khám và làm giấy khám sức khỏe trước sẽ giúp ứng viên gia tăng cơ hội việc làm. Sự chuyên nghiệp trong nộp và bổ sung giấy khám sức khỏe trong hồ sơ xin việc của bạn chắc chắn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

MỤC LỤC:
I. Tổng quan về giấy khám sức khỏe
II. Làm thế nào để có giấy khám sức khỏe?​
III. Lưu ý khi làm giấy khám sức khỏe xin việc làm

Đọc thêm: Cách chuẩn bị giấy tờ và viết hồ sơ xin việc đúng chuẩn

Đọc thêm: Mẫu Sơ yếu Lý lịch chuẩn, có link tải

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888