Học cách ra quyết định tốt hơn trong công việc

04/12/2019 17:22
Sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng và toàn công ty nói chung gắn liền với quá trình ra quyết định. Đối với nhân viên là quyết định phương án thực hiện nhiệm vụ được phân công, đối với quản lý là quyết định sản phẩm kinh doanh, chiến lược marketing, quảng cáo sản phẩm, chiến lược thâm nhập, mở rộng thị trường. Dù bạn giữ chức vụ gì, nghề nghiệp là gì thì học cách ra quyết định trong công việc vẫn là điều vô cùng cần thiết.


Việc ra quyết định đúng đắn, đúng thời điểm sẽ giúp công ty của bạn phát triển và đủ sức cạnh tranh ở bất kỳ thị trường nào. Đưa ra quyết định sai lầm ở thời điểm quan trọng có thể dẫn đến những tổn thất không nhỏ cho doanh nghiệp, thậm chí là phá sản. Đặc biệt, sự trì hoãn khi đưa ra những quyết định cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả công việc của bạn. Vì vậy, khắc phục thói quen trì hoãn trong công việc sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội tốt. Đối với cá nhân, kỹ năng ra quyết định sẽ tác động đến uy tín và danh tiếng của bạn trong sự nghiệp. Dưới đây là các bí quyết giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt.

Đưa ra quyết định đúng thời điểm cũng là một nghệ thuật giúp chúng ta thực hiện công việc tốt hơn

 

Học cách đưa ra quyết định tốt hơn trong công việc

1. Tập trung suy nghĩ

Cố gắng xóa khỏi tâm trí tất cả ồn ào từ môi trường xung quanh vì sự căng thẳng và mất tập trung chỉ cản trở khả năng tư duy của bạn. Sau đó, tự hỏi tại sao bạn cần đưa ra quyết định này? Tầm quan trọng chiến lược của nó là gì? Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bỏ qua? Hãy luôn biết tự hỏi làm gì khi bị sếp đánh giá kết quả công việc kém, hãy biết lên kế hoạch, rút ra bài học từ những sai lầm của bản thân để có được hiệu quả công việc tốt nhất nhé.

2. Đánh giá các lựa chọn

Sau khi xác định tầm quan trọng của quyết định, hãy chắc chắn rằng bạn cũng nắm rõ tất cả kịch bản có sẵn. Trước một sự kiện xảy ra, bạn luôn có nhiều phương án để lựa chọn. Có một câu chuyện như thế này: hai chuyên gia khảo sát thị trường ở châu Phi đều có cùng một kết luận là người châu Phi không có thói quen đeo giày. Tuy nhiên, mỗi người lại đưa ra một đề xuất trái ngược nhau: người thứ nhất cho rằng công ty không nên mở chi nhánh ở đây vì người dân không có nhu cầu mua giày; trong khi người còn lại nói rằng công ty nhất định phải phát triển ở thị trường này vì tiềm năng rất lớn và chưa được khai thác.

 

3. Xác định nguồn thông tin

Thực tế và quan điểm có sự khác biệt rất lớn, vì vậy đừng để mình bị nhầm lẫn bởi hai khái niệm này. Nếu có thể hãy cố gắng sử dụng thông tin đã được kiểm tra kỹ lưỡng và được xác nhận từ hai hay nhiều nguồn đáng in cậy. Nếu không hãy xem xét thông tin đến từ đâu vì một khi bị chen vào suy nghĩ chủ quan của người nói hay người viết thì độ chân thực và khách quan sẽ bị ảnh hưởng.

Tìm việc làm tốt không hề dễ, do vậy bạn phải cố gắng trong công việc.

4. Phân tích lợi hại trong quyết định

Trước khi ra quyết định, hãy tự mình liệt kê ưu, nhược điểm của từng phương án. Cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro bên nào lớn hơn, có đáng để bạn mạo hiểm hay không? Chỉ khi cân nhắc mọi khả năng và lợi hại trong đó, bạn mới có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Dù bạn đang đảm nhận công việc nào từ một nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng kế toán, hành chính, kiến trúc sư, hay nhân viên xây dựng thì đây chắc chắn sẽ là yếu tố giúp bạn có được thành công trong công việc.

5. Xin ý kiến từ người đáng tin cậy

Nếu bạn vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn với lựa chọn của mình, hãy gọi cho một cố vấn đáng tin cậy và có kiến thức uyên bác về lĩnh vực đó, người không ngại đặt câu hỏi về đánh giá và kiểm tra suy luận của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên hỏi quá nhiều người vì ý kiến mỗi người mỗi khác, quá nhiều ý kiến sẽ chỉ làm bạn rối hơn.

6. Hành động

Một khi đã làm xong các bước trên và chuẩn bị sẵn sàng, hãy ra quyết định và tiến về phía trước. Đừng để bị lún sâu vào các phân tích, ý kiến để rồi khiến mình do dự, chùn bước bạn nhé! Học được những cách quyết định tốt trong công việc, chắc chắn bạn sẽ gây được ấn tượng đẹp trong mắt sếp và đồng nghiệp, để giúp bạn có nhiều cơ hội bứt phá trong công việc sau này và có nhiều cơ hội thăng tiến.

>> Bạn đọc cùng truy cập vào Joboko.com để cập nhật nhanh nhất thông tin tuyển dụng mới nhất.
>> Comment phía dưới để chia sẻ ý kiến của bạn với Joboko.com và bạn bè nhé.

 

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888