Kế toán nội bộ là chức danh công việc chỉ chung những kế toán viên làm việc cho một công ty duy nhất. Hầu hết các vị trí kế toán đều thuộc loại chức danh kế toán nội bộ. Mô tả công việc của Kế toán nội bộ chi tiết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này.
Kế toán là một vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước bởi vì nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Ở các doanh nghiệp nhỏ,
công việc nhân viên kế toán sẽ phải xử lý chẳng hạn như ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, diễn giải và cân bằng tính toán, lập báo cáo, theo dõi các tài khoản phải trả và phải thu cùng nhiều công việc khác. Đôi khi bạn sẽ là kế toán duy nhất trong công ty. Trong khi đó, ở các công ty lớn, bạn sẽ làm việc với kế toán viên khác và trách nhiệm của bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào công việc được phân công.
Nhân viên kế toán nội bộ công việc cụ thể là gì?
Trong ngành kế toán có rất nhiều vị trí kế toán mà bạn cần tìm hiểu ví dụ như: kế toán tổng hợp, kế toán trưởng,... cùng với đó là một số
câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp và
câu hỏi phỏng vấn kế toán trưởng bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho màn phỏng vấn tốt đẹp hơn nhé. Còn dưới đây là mô tả công việc kế toán nội bộ bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
1. Công việc của Kế toán nội bộ
- Quản lý tất cả các nghiệp vụ tài chính.
- Kiểm tra chứng từ để xác minh các nghiệp vụ tài chính.
- Xây dựng và triển khai các thủ tục kế toán bằng cách phân tích các thủ tục hiện tại và kiến nghị thay đổi.
- Xử lý số dư cuối kỳ càng tháng, hàng quý, hàng năm.
- Đối chiếu tài khoản phải trả và phải thu.
- Đảm bảo thanh toán chuyển khoản đúng hạn.
- Tính thuế và lập tờ khai thuế.
- Thu thập thông tin, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo khác để tổng kết tình hình tài chính hiện tại.
- Tăng cường bảo mật dữ liệu tài chính và tiến hành sao lưu dữ liệu khi cần.
- Tuân theo các chính sách và quy định về tài chính doanh nghiệp.
2. Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng đối với Kế toán nội bộ
- Có kinh nghiệm làm kỹ năng hạch toán, lập báo cáo.
- Cẩn thận, tỉ mỉ.
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn.
- Giữ bí mật công việc.
- Quản lý thời gian.
- Kỹ năng nhập chứng từ, kiểm tra chứng từ.
- Sử dụng thành thạo Excel và phần mềm kế toán.
- Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kế toán - kiểm toán, Tài chính - kế toán.
3. Con đường trở thành Nhân viên kế toán
3.1. Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng
Một số công ty chỉ cần
tuyển kế toán nội bộ có bằng cao đẳng, thậm chí là chứng nhận học kế toán tại trung tâm. Tuy nhiên, nhiều kế toán viên theo học để lấy bằng cử nhân chuyên ngành kế toán, tài chính hoặc lĩnh vực liên quan, vì điều kiện để thi lấy chứng chỉ kế toán viên CPA là tốt nghiệp Đại học trở lên.
3.2. Lựa chọn chuyên môn
Hai lĩnh vực chuyên môn chính là kế toán nội bộ và kế toán độc lập (kế toán có chứng chỉ hành nghề CPA). Ngoài ra còn nhiều chuyên môn hẹp bao gồm kế toán môi trường, kiểm toán nội bộ,
kế toán thuế, kế toán quản trị.
3.3. Lựa chọn giữa kế toán nội bộ và kế toán độc lập
Sự khác biệt giữa hai chức danh việc làm nhân viên kế toán này là, kế toán nội bộ là người làm việc trong bộ phận kế toán của doanh nghiệp, không cần có chứng chỉ CPA; còn kế toán độc lập là người làm việc cho công ty kế toán hoặc tự hợp tác với các công ty có nhu cầu lập báo cáo tài chính có giá trị pháp lý.
Muốn trở thành kế toán độc lập, bạn phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể, trong đó điều kiện dự thi là bằng cử nhân Đại học trở lên và thời gian làm việc thực tế trong nghề tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng.
Yêu cầu công việc, kỹ năng của kế toán nội bộ
3.4. Tích lũy kinh nghiệm
Kế toán viên đều nên làm việc ở vị trí từ thấp lên cao để có cơ hội trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm thực tế nếu muốn phát triển sự nghiệp trong nghề kế toán. Như đã nói ở trên, để đủ điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên, dù bạn giữ vị trí nào, kế toán nội bộ hay
kế toán doanh thu thì bạn cần có thời gian công tác thực tế tối thiểu 36 tháng trong ngành kế toán hoặc ngành liên quan. Với
ngành kế toán cũng có khá nhiều những vị trí khác nhau, các bạn hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về từng công việc nhé.
Cùng với những thông tin về công việc của kế toán nội bộ thì các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những
kỹ năng nhất định một kế toán chuyên nghiệp phải có để có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin và dễ dàng hiểu thêm để tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm và kỹ năng để ứng dụng cho công việc được diễn ra dễ dàng và hiệu quả nhất.
MỤC LỤC:
1. Công việc của Kế toán nội bộ
2. Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng đối với Kế toán nội bộ
3. Con đường trở thành Nhân viên kế toán