Khi nhân viên cũng là người nhà

07/01/2020 11:30
Gần đây, bạn tuyển cháu trai mình vào làm nhưng bạn bắt đầu thấy rằng cậu ra luôn đến trễ, mất quá nhiều thời gian giải lao và làm việc kém hiệu quả. Bạn đang điều hành một công ty gia đình, trong đó đa phần nhân viên là họ hàng, từ anh em ruột, anh em họ cho đến em gái của vợ chú. Ranh giới giữa gia đình và công ty bắt đầu trở nên mờ nhạt. Là quản lý, làm cách nào để bạn giám sát hoặc kỷ luật các nhân viên này mà không gây ra xích mích trong gia đình?

Thực tế vấn đề nhân viên cũng là người nhà giờ đây có rất nhiều, tuy nhiên cũng không quá khó khăn nếu bạn biết phân bổ công việc thông minh cũng như ứng xử khéo léo nơi văn phòng. Nếu bạn chưa biết để ứng xử thông minh, chuyên nghiệp hơn tại nơi làm việc phải làm như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu cũng như ứng dụng đúng với vị trí của mình để đảm bảo cho hiệu quả công việc tốt cũng như mối quan hệ nào cũng trở nên tốt đẹp hơn. Điều quan trọng là bạn phải tuân theo một số nguyên tắc chung để đảm bảo các mối quan hệ cá nhân và công việc tiếp tục phát triển. Dưới đây là 6 lưu ý khi bạn đưa người nhà vào công ty làm việc.

Quản lý nhân viên là người nhà chưa bao giờ dễ dàng, nhiều lúc còn gây khó xử

Những lưu ý khi tuyển nhân viên cũng là người nhà

1. Suy nghĩ kỹ trước khi tuyển dụng

Tuyển dụng người nhà chỉ vì họ đang cần một công việc hoặc bởi vì bạn đang thiếu nhân viên và cần tuyển gấp sớm muộn cũng xảy ra vấn đề. Giống như mọi ứng viên khác, hãy chắc chắn rằng người bạn muốn tuyển có đủ kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, trình độ và kinh nghiệm cần thiết để làm việc ở vị trí đó. Ngoài ra, hãy nhớ rằng nếu người họ hàng của bạn cảm thấy bị áp lực hoặc bị bắt buộc phải làm việc trong công ty gia đình, việc tạo động lực và quản lý họ sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt nếu họ không hứng thú để bắt đầu công việc.

2. Đặt ra kỳ vọng rõ ràng

Ngồi xuống và nói chuyện với các nhân viên cũng là người nhà của bạn về trách nhiệm của họ trong công việc. Nói cho họ biết những điều bạn kỳ vọng ở họ với tư cách nhân viên cũng như lắng nghe họ kỳ vọng điều gì từ bạn với tư cách là một giám đốc, nhà quản lý, chứ không phải là một thành viên trong gia đình. Điều này sẽ ngăn chặn cả hai bên lợi dụng lẫn nhau và đảm bảo mối quan hệ công việc bắt đầu đi đúng hướng.

3. Tạo ranh giới

Tách biệt công việc với cuộc sống cá nhân là một khó khăn với bất kỳ quản lý nào và càng khó khăn hơn khi quản lý người nhà. Tạo ranh giới để vấn đề công việc không ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân và không để việc riêng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Bạn có thể lựa chọn đi làm bằng xe riêng, đi riêng, hạn chế nói chuyện công việc sau khi tan làm hoặc đề nghị họ hàng gọi bạn bằng chức danh thay vì "cô", "chú", "ba" ở nơi làm việc.

4. Thẳng thắn

Nếu có họ hàng làm việc trong công ty, bạn đừng quên để các nhân viên khác biết việc này. Giấu giếm các mối quan hệ cá nhân của bạn nếu để nhân viên tình cờ phát hiện sẽ bị coi là lừa gạt và khiến họ nghi ngờ khả năng đối xử công bằng của bạn. Thẳng thắn sẽ cho bạn cơ hội giành được lòng tin của nhân viên và cách quản lý khách quan của bạn.

5. Đối xử bình đẳng với tất cả nhân viên

Tất cả nhân viên nên được đánh giá ở cùng tiêu chuẩn, bất kể họ có phải họ hàng của bạn hay không. Nếu bạn thấy mình đang vi phạm nguyên tắc này hoặc chỉ trích nhân viên một cách thái quá, hãy tự hỏi "Mình sẽ phản ứng như thế khi người đó là họ hàng của mình không?". Nếu mục đích của bạn là muốn xa lánh những nhân viên không phải họ hàng, điều này sẽ dẫn đến các khiếu nại lạm quyền, tinh thần làm việc của nhân viên giảm sút và tổn hại uy tín của bạn với tư cách là quản lý.

Đối xử bình đẳng với tất cả nhân viên, bao gồm người nhà sẽ giúp mối quan hệ trở nên tốt đẹp

6. Thường xuyên tương tác

Cho dù bạn biết ai đó tốt đến đâu, không nên cho rằng người ta biết chính xác suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Ngay cả khi có mối quan hệ họ hàng thân thuộc, hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên giao tiếp cởi mở với họ và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng khi cần.

Đặc biệt đối với những nhân viên khi làm việc tại bất cứ nơi đâu dù là doanh nghiệp của người nhà thì đều cần duy trì thái độ tích cực để làm việc để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên làm sao để duy trì thái độ tích cực tại nơi làm việc thì các bạn cũng nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng về những vấn đề đặt ra để dễ dàng co một môi trường làm việc thoải mái nhất.

Để có thể xin được công việc và vị trí như mong đợi thì các bạn hãy cùng tham khảo topcv để lựa chọn cho mình những cách viết cv xin việc dễ dàng, phù hợp với mục đích của bản thân để gửi tới nhà tuyển dụng bản CV đẹp, hồ sơ xin việc đúng chuẩn nhất nhé. Hy vọng những thông tin hữu ích của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và kỹ năng cho quá trình xin việc cũng như làm việc tại các doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888