Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế

22/04/2022 08:30
Công việc Chuyên viên pháp chế thường xuất hiện trong các doanh nghiệp lớn, công ty sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. Khi xin việc làm Chuyên viên pháp chế, có một số lưu ý mà ứng viên nào cũng cần biết.
Để ứng tuyển việc làm Chuyên viên pháp chế thành công thì chỉ có kỹ năng chuyên môn thôi chưa đủ mà bạn cần phải biết cách tìm việc ở đâu uy tín, gửi hồ sơ ra sao, chuẩn bị phỏng vấn như thế nào. Một ứng viên nắm rõ kinh nghiệm xin việc làm và trang bị cho mình các kỹ năng thiết yếu, phỏng vấn tự tin sẽ dễ dàng thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Bí quyết xin việc làm Chuyên viên pháp chế sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển

I. Việc làm Chuyên viên pháp chế: Nhiệm vụ và môi trường làm việc

Chuyên viên pháp chế tư vấn và đại diện cho các cá nhân, doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý và tranh chấp liên quan đến nguồn nhân lực, kinh doanh, môi trường,... Họ có thể phối hợp với luật sư và để cung cấp sự hỗ trợ trong một loạt các nhiệm vụ như kiện tụng thương mại, tranh chấp hợp đồng, vụ kiện tập thể, quấy rối tại nơi làm việc. Các chuyên gia này cũng có thể soạn thảo tài liệu pháp lý, thu thập giấy tờ và trả lời các câu hỏi liên quan đến luật pháp, quy định.
Nhiệm vụ cụ thể của Chuyên viên pháp chế bao gồm:

  • Tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp (ban lãnh đạo công ty) về các vấn đề pháp lý.
  • Giao tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, nhân viên, thẩm phán và những người khác liên quan đến vấn đề pháp lý.
  • Tiến hành nghiên cứu và phân tích các vấn đề pháp lý.
  • Trình bày vấn đề, tranh chấp rõ ràng bằng văn bản, tranh luận thay mặt cho công ty.
  • Chuẩn bị và nộp các tài liệu pháp lý, chẳng hạn như các vụ kiện, kháng cáo, hợp đồng.
  • Phổ biến quy định, luật pháp liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cho nhân viên, đảm bảo nhân viên nhận thức chính xác và không vi phạm các quy định đó.

Hầu hết các Chuyên viên pháp chế làm việc toàn thời gian trong văn phòng. Yêu cầu giáo dục tối thiểu cho những người tìm kiếm một công việc Chuyên viên pháp chế thường là bằng cử nhân Đại học Luật trở lên. Ứng viên phải am hiểu luật pháp, đặc biệt là luật kinh doanh, có kỹ năng tin học, chuyên nghiệp trong soạn thảo tài liệu pháp lý, khả năng tập trung và đảm bảo độ chính xác trong công việc.

II. Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế

Không phải bất cứ ai học Luật cũng đều lựa chọn các con đường làm việc nhà nước như tiếp tục học và thi để trở thành luật sư, thẩm phán, công tố,... Làm Chuyên viên pháp chế có thể là một lựa chọn nghề nghiệp dành cho những người muốn phát triển trong các doanh nghiệp với định hướng cố vấn luật. Bên cạnh đó, Chuyên viên pháp chế cũng là vai trò có mức thu nhập tương đối cao và thường có cơ hội mở rộng mối quan hệ vì bạn làm việc với ban quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp.
Khi xin việc làm Chuyên viên pháp chế, có một số lưu ý mà bạn cần biết, liên quan đến việc bạn tìm kiếm cơ hội ở đâu, phải chuẩn bị CV như thế nào và nên thể hiện trong cuộc phỏng vấn ra sao. Chỉ khi làm tốt cả 3 giai đoạn này thì bạn mới có thể nắm chắc về cơ hội xin việc thành công của mình.

1. Tìm kiếm việc làm Chuyên viên pháp chế

Trên thực tế, không có quá nhiều việc làm Chuyên viên pháp chế cho bạn lựa chọn vì không giống như nhiều vai trò khác, công việc này có tính đặc thù và các công ty nhỏ thường không cần Chuyên viên pháp chế trong khi các công ty vừa và lớn sẽ thuê một số lượng hạn chế. Kênh tốt nhất để tìm việc Chuyên viên pháp chế là các trang web tuyển dụng chuyên nghiệp hoặc các hội nhóm chuyên môn trên Facebook.
Bạn có thể theo dõi và bật chế độ nhận thông báo tự động để cập nhật kịp thời các thông tin đăng tuyển dụng mới nhất. Trước khi gửi CV, bạn cũng nên liên hệ với nhà tuyển dụng và hỏi rõ về các thông tin liên quan đến công việc, chế độ đãi ngộ, các yêu cầu khác ngoài thông báo tuyển dụng để cân nhắc xem mình có thực sự phù hợp với vị trí tại công ty đó hay không.

Mẹo tìm việc làm Chuyên viên pháp chế nhanh chóng, hiệu quả

2. CV xin việc làm Chuyên viên pháp chế

CV xin việc Chuyên viên pháp chế có một số điểm khác biệt với CV xin việc cho các vị trí khác, chủ yếu là định dạng phải chuyên nghiệp, nghiêm túc và các thông tin trong đó tập trung nhiều vào bằng cấp cũng như những công ty bạn từng làm việc trước đó. Nếu bạn từng làm Chuyên viên pháp chế cho những công ty, tập đoàn lớn thì đừng quên đề cập đến nó trong CV vì điều này cho thấy kinh nghiệm của bạn trong việc xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp.
Bên cạnh đó, bằng cấp, trường đại học và những chứng chỉ hành nghề luật cũng sẽ khiến nhà tuyển dụng tin tưởng hơn vào năng lực của bạn. Dĩ nhiên là bạn chỉ nên liệt kê các chứng chỉ này nếu bạn thực sự có, đặc biệt không nên nói dối trong CV khi bạn theo nghề Luật.

3. Mẹo phỏng vấn Chuyên viên pháp chế

Khi phỏng vấn cho vị trí Chuyên viên pháp chế, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố, từ trang phục đến tác phong và những nội dung bạn chia sẻ khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Chuyên viên pháp chế là công việc yêu cầu sự chuyên nghiệp và chính xác tuyệt đối, bởi vậy bạn cần thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình ngay từ trang phục và cách chào hỏi. Bạn nên mặc đồ lịch sự, chẳng hạn như áo sơ mi trắng (khoác thêm áo vest nếu cần), quần đen hoặc váy đen, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho người phỏng vấn thấy được sự tự tin của bạn.
Trong suốt cuộc phỏng vấn, nếu được hỏi về các tình huống pháp lý, bạn hãy trả lời dựa trên kiến thức pháp lý, quy định, điều luật nhưng đứng trên lập trường của doanh nghiệp, làm sao để cho thấy rằng bạn hiểu quan điểm từ phía họ và biết cách xử lý thế nào để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho họ. Ngoài ra một Chuyên viên pháp chế cũng cần thể hiện được sự đĩnh đạc và khả năng thuyết phục, đàm phán hiệu quả.

Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp chế phổ biến

Tìm việc làm Chuyên viên pháp chế có thể không đơn giản nhưng với một số phương pháp hữu ích, bạn có thể thành công có được công việc mong muốn, phù hợp. Đặc biệt, cũng nên tham khảo và tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp chế phổ biến để chuẩn bị kỹ lưỡng sao cho mang đến kết quả phỏng vấn cao.

MỤC LỤC:
I. Việc làm Chuyên viên pháp chế: Nhiệm vụ và môi trường làm việc
II. Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế
III. Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp chế phổ biến

Đọc thêm: Mô tả công việc của Chuyên viên pháp chế

Đọc thêm: Kiểm tra kỹ các thông tin này trước khi gửi CV để tránh bị mất điểm

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888