Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Pha Chế

25/05/2021 14:30
Nhân viên Pha Chế làm việc trong các nhà hàng, tiệm cà phê, quán bar, chịu trách nhiệm chuẩn bị và phục vụ đồ uống cho khách hàng. Để xin việc làm Nhân viên Pha Chế, quan trọng nhất là bạn phải thành các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao.

Việc làm Nhân viên Pha chế khó hay dễ?

I. Công việc của Nhân viên Pha Chế

Một Nhân viên Pha Chế chuyên nghiệp sẽ luôn tràn trề năng lượng, giao tiếp khéo léo, kỹ năng pha chế và trang trí đồ uống tuyệt vời, có thể phục vụ thực khách từ những thức uống đơn giản, các món cocktail cổ điển đến những loại đồ uống sáng tạo, bổ dưỡng. Nhân viên Pha Chế chào đón khách hàng, tìm hiểu về sở thích của họ, giới thiệu thực đơn và chuẩn bị, phục vụ đồ uống. Nhân viên Pha Chế cần am hiểu về các nguyên liệu, thực phẩm, sơ chế và sáng tạo để tạo ra những thức uống ngon, đẹp, hấp dẫn.
Nhà tuyển dụng thường không có yêu cầu trình độ cao với Nhân viên Pha Chế nhưng nếu bạn có thể theo học các chương trình đào tạo chuyên nghiệp ở nước ngoài hoặc học về dịch vụ, ẩm thực, có chứng chỉ nghề pha chế,... thì đó sẽ điểm cộng lớn. Ngoài ra, các chứng chỉ cũng là công cụ hữu ích, có khả năng giúp bạn xin được việc Nhân viên Pha Chế trong các cơ sở lớn như nhà hàng, khách sạn 5 sao.
Nhìn chung, nhà tuyển dụng coi trọng nhất là kỹ năng pha chế của ứng viên cũng như kỹ năng giao tiếp hiệu quả và sự am hiểu về thực phẩm cũng như các tiêu chuẩn liên quan tới an toàn thực phẩm. Khi xin việc Nhân viên Pha Chế, ứng viên cần biết cách làm nổi bật thế mạnh của mình dựa trên kỳ vọng và yêu cầu của nhà tuyển dụng.

II. Những lưu ý khi xin việc làm Nhân viên Pha Chế

Để xin việc làm Nhân viên Pha Chế, ngoài tay nghề, chứng chỉ thì bạn cũng cần đầu tư thời gian để chuẩn bị CV xin việc và luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn. Một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn gia tăng khả năng xin việc Nhân viên Pha Chế thành công:

1. Viết CV xin việc Nhân viên Pha Chế

Khi tìm việc làm Nhân viên Pha Chế, ứng viên có thể tham khảo các nguồn sau:

  • Từ giới thiệu của người quen: Đây là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất với nghề này. Nếu bạn có các mối quan hệ tích cực với những người cùng ngành nghề hoặc người làm trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và dịch vụ vui chơi giải trí khác và có kỹ năng tốt thì bạn sẽ rất dễ tìm được việc theo phương pháp này.
  • Tìm việc trên các trang tuyển dụng, trên mạng xã hội: Ngày nay, ứng viên có thể dễ dàng tìm thấy các cơ hội việc làm Nhân viên Pha Chế trên các kênh tuyển dụng trực tuyến, liệt kê đầy đủ trách nhiệm và các yêu cầu cũng như quyền lợi bạn có thể có được. Ngoài ra, bạn còn có thể căn cứ vào thông tin trên mạng để tra cứu trước về nhà hàng/quán bar đó, xem hình thức, loại đồ uống và các đánh giá của khách hàng.

Có một thực tế là các nhà hàng, khách sạn, quán bar lớn sẽ yêu cầu ứng viên gửi CV bao gồm các thông tin cơ bản về bản thân, kinh nghiệm và giới thiệu kỹ năng. Trong khi đó, những cơ sở nhỏ hơn thậm chí không cần CV. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng, sau đó nộp hồ sơ xin việc bổ sung khi trúng tuyển.
Khi chuẩn bị CV xin việc Nhân viên Pha Chế, ứng viên cần tập trung vào 2 mục lớn: Kinh nghiệm làm việc và Kỹ năng. Cả 2 phần này đều cần được điều chỉnh theo các yêu cầu của nhà tuyển dụng trong mô tả công việc. Kinh nghiệm làm việc có thể là Nhân viên Pha Chế tại các cơ sở kinh doanh khác nhau hoặc kinh nghiệm làm các công việc liên quan như phục vụ,... Những kỹ năng của Nhân viên Pha Chế nên được đưa vào CV là:

  • Hiểu biết về các công cụ và kỹ thuật pha chế đồ uống.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Tích cực, có cá tính, ngoại hình sạch sẽ và ấn tượng.
  • Sẵn sàng làm việc ca đêm, cuối tuần và ngày lễ.
  • Sự chú ý đến từng chi tiết.
  • Mắt thẩm mĩ để trang trí đồ uống đẹp mắt.
  • Tinh tế trong cảm nhận hương vị, nắm bắt sở thích của khách và sáng tạo ra các loại đồ uống mới.

Cần chuẩn bị những gì khi ứng tuyển việc làm Nhân viên Pha chế?

2. Chuẩn bị phỏng vấn và bài kiểm tra Nhân viên Pha Chế

Phỏng vấn Nhân viên Pha Chế thường được chia làm 2 phần: Kiểm tra kỹ năng pha chế và trao đổi với nhà tuyển dụng, trong đó phần kiểm tra có thể có nhiều giá trị hơn một chút. Để chuẩn bị tốt nhất, ứng viên cần tự rèn luyện và sẵn sàng thể hiện tay nghề của mình.
Kiểm tra kỹ năng pha chế ở các cơ sở khác nhau cũng sẽ khác nhau. Một số nhà tuyển dụng sẽ để ứng viên tự phát huy - pha chế loại đồ uống nào bạn tự tin nhất và họ sẽ đánh giá dựa vào chất lượng cũng như hình thức của đồ uống. Trong khi đó, những nhà tuyển dụng khác có thể ra đề sẵn, nhắc đến một loại đồ uống cụ thể và yêu cầu ứng viên thực hiện. Với lựa chọn đầu tiên, ứng viên ở thế chủ động nhưng nếu không tạo ra được một loại đồ uống hoàn hảo thì bạn sẽ bị loại ngay lập tức, còn yêu cầu thứ 2 thì cần ứng viên có sự am hiểu về nhiều loại đồ uống khác nhau.
Trong phần trao đổi, trò chuyện với nhà tuyển dụng, người phỏng vấn chủ yếu sẽ hỏi bạn về lý do bạn chọn nghề pha chế và bạn tự tin với các loại đồ uống nào. Một số câu hỏi tình huống cũng sẽ được đề cập tới để xem khả năng phản ứng và xử lý của ứng viên - nhất là khi bạn làm Nhân viên Pha Chế ở quầy bar, tiếp xúc với nhiều kiểu khách hàng và sẽ có những khách hàng say rượu, cư xử bất lịch sự,...

Có những vị trí việc làm nào cho nhân viên pha chế?

Sự trung thực, thái độ tự tin, bình tĩnh và tay nghề pha chế xuất sắc là những gì ứng viên vị trí Nhân viên Pha Chế nên theo đuổi để chinh phục nhà tuyển dụng. Sự cá tính và phong cách cũng sẽ được đánh giá cao đối với vai trò công việc mang tính đặc thù này. Để biết có những vị trí việc làm nào cho nhân viên pha chế, từ đó đưa ra lựa chọn công việc phù hợp với mình, bạn hãy theo dõi bài viết sau.

MỤC LỤC:
I. Công việc của Nhân viên Pha Chế
II. Những lưu ý khi xin việc làm Nhân viên Pha Chế
III. Có những vị trí việc làm nào cho nhân viên pha chế?

Đọc thêm: Mô tả công việc của Nhân viên pha chế

Đọc thêm: Thu nhập nhân viên pha chế hàng tháng cao không?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888