Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Tổ chức sự kiện

28/11/2021 13:30
Trở thành một Nhân viên Tổ chức sự kiện nghĩa là bạn sẽ làm việc trong một môi trường năng động, thú vị và có khả năng phát triển khả năng tổ chức, sắp xếp công việc. Xin việc làm Nhân viên Tổ chức sự kiện cần chuẩn bị và lưu ý đến một số yếu tố nhất định.

Tìm việc làm Nhân viên Tổ chức sự kiện cần lưu ý điều gì?

I. Công việc của Nhân viên Tổ chức sự kiện

Nghề tổ chức sự kiện cho phép bạn làm việc, giao tiếp với nhiều người khác nhau, gặp gỡ khách hàng, lắng nghe yêu cầu, đề xuất ý tưởng cho họ, liên hệ nhà cung cấp và cùng chuẩn bị cho những sự kiện sáng tạo, chuyên nghiệp. Để thành công xin việc làm Nhân viên Tổ chức sự kiện, bạn cần có trình độ và kỹ năng cần thiết, hướng ngoại, giỏi giao thiệp, biết cách lắng nghe và xây dựng mối quan hệ, tinh tế khi tìm hiểu tâm lý khách hàng và tầm nhìn của họ về sự kiện.
Với vị trí Nhân viên Tổ chức sự kiện, thông thường thì nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu quá cao với trình độ học vấn, những người tốt nghiệp trung cấp hay có bằng đại học đều có thể làm được. Tuy nhiên, nếu bạn có bằng cấp chuyên nghiệp trong các ngành nghề như dịch vụ, du lịch, kinh doanh, v.v. thì cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp của bạn sẽ rộng mở hơn.
Bên cạnh đó, các kỹ năng, phẩm chất cá nhân của một Nhân viên Tổ chức sự kiện cũng là một trong những yếu tố quyết định thành công của vai trò này. Các kỹ năng như đàm phán, lập ngân sách, sáng tạo và giàu ý tưởng, có tầm nhìn bao quát, chú trọng đến chi tiết, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp xuất sắc là những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên vị trí Nhân viên Tổ chức sự kiện.
Là một ứng viên tiềm năng, bạn cần rèn luyện những kỹ năng này từ trước để có thể tự tin viết vào CV của mình và hoàn thành các nhiệm vụ được giao nếu trúng tuyển.

II. Những lưu ý khi xin việc làm Nhân viên Tổ chức sự kiện

1. Hiểu được tầm quan trọng của kinh nghiệm làm việc và mạng kết nối

Cách tốt nhất để bắt đầu tích lũy những kinh nghiệm, chuẩn bị xin việc vào ngành tổ chức sự kiện là tham gia vào các chương trình tình nguyện, hỗ trợ cho các sự kiện phi lợi nhuận. Cho dù công việc cụ thể của bạn trong các sự kiện có là gì thì rõ ràng là bạn sẽ thu được rất nhiều kinh nghiệm từ hoạt động tình nguyện - không chỉ giúp đỡ cộng đồng mà còn giúp cho sự nghiệp của mình.
Trong khi tham gia các sự kiện đó, bạn cũng đừng ngại bắt chuyện với mọi người xung quanh, đặc biệt là các nhà cung cấp nếu bạn là người hỗ trợ liên hệ và chuẩn bị sự kiện. Ngay từ những hoạt động đơn giản như thực tập và tình nguyện, bạn cũng nên bắt đầu xây dựng danh sách liên lạc và ghi chú những thông tin liên quan. Bạn càng tiếp xúc nhiều hơn với việc lên ý tưởng và thiết lập hậu trường, vận hành và phân tích các sự kiện, bạn sẽ càng có kinh nghiệm thực tiễn hữu ích và tự rút kinh nghiệm cho mình.
Ngành tổ chức sự kiện rất năng động và cạnh tranh, do đó kinh nghiệm làm việc, khả năng xử lý tình huống phát sinh và mạng quan hệ của Nhân viên Tổ chức sự kiện đều rất quan trọng. Trong hầu hết các trường hợp, mối quan hệ giúp bạn chuẩn bị nhanh hơn, hiệu quả hơn và nhận được sự hỗ trợ kịp thời hơn trong các sự kiện.

2. Tìm hiểu về ngành tổ chức sự kiện

Khi chuẩn bị xin việc làm Nhân viên Tổ chức sự kiện, một trong những yêu cầu bắt buộc mà ứng viên nào cũng phải làm là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về toàn bộ ngành nghề, cách lên kế hoạch sự kiện và các chủ đề liên quan khác, những công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, các loại hình sự kiện,... Bạn có thể lướt trang web của các công ty, tham khảo nội dung các blog, đọc tạp chí,...
Càng đọc nhiều thì bạn sẽ càng có nhiều kiến thức, thông tin ý nghĩa, nắm bắt được xu hướng tổ chức sự kiện mới nhất. Điều này cũng sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh cho bạn khi xin việc Nhân viên Tổ chức sự kiện.

Làm thế nào để xin việc làm Nhân viên Tổ chức sự kiện thuận lợi?

3. Nhận thức được tầm quan trọng của mạng xã hội

Ngày nay, rất khó để phủ nhận vai trò của mạng xã hội trong việc kết nối và cung cấp các cơ hội việc làm, đặc biệt là những ngành nghề cần sự liên kết rộng như tổ chức sự kiện. Từ việc xây dựng một hình ảnh năng động trên trang Facebook đến việc tham gia các hội, nhóm của những Nhân viên Tổ chức sự kiện - cả các chuyên gia và ứng viên tiềm năng - đều sẽ ảnh hưởng tích cực đến lựa chọn và con đường sự nghiệp của bạn. Những hội, nhóm trên Facebook cũng thường xuyên cung cấp các cơ hội việc làm Nhân viên Tổ chức sự kiện.
Bên cạnh đó, LinkedIn đồng thời là kênh tuyển dụng chuyên nghiệp mà ở đó ứng viên và cả nhà tuyển dụng có thể tìm thấy đúng người phù hợp. Không chỉ ứng viên chủ động tìm kiếm nhà tuyển dụng mà trên LinkedIn, nhà tuyển dụng cũng có thể tìm thấy người phù hợp cho vị trí Nhân viên Tổ chức sự kiện còn trống.
Nói cách khác, mạng xã hội giúp mở rộng quy mô tìm việc của ứng viên Nhân viên Tổ chức sự kiện, tạo điều kiện cho những kết nối ý nghĩa và tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa quá trình xin việc làm.

4. Nắm bắt được kỳ vọng của nhà tuyển dụng

Một lưu ý quan trọng khác khi xin việc làm Nhân viên Tổ chức sự kiện là ứng viên phải hiểu, nắm bắt được kỳ vọng của nhà tuyển dụng, cả về trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng. Chỉ khi bạn biết họ mong đợi những gì thì bạn mới có thể thực sự tự đánh giá xem mình có phù hợp không và điều chỉnh CV cho thu hút nhất.
Khi viết CV và chuẩn bị trả lời phỏng vấn Nhân viên Tổ chức sự kiện, ứng viên nên điều chỉnh và cá nhân hóa nội dung dựa trên mô tả công việc của nhà tuyển dụng với sự thay đổi, sắp xếp lại ngôn ngữ. Thay vì khẳng định thế mạnh của bản thân, bạn nên tập trung vào việc khẳng định bạn hiểu kỳ vọng của nhà tuyển dụng và sẽ thông qua kỹ năng, kinh nghiệm của mình để đóng góp những giá trị tích cực cho công ty, cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho các sự kiện của khách hàng.

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Tổ chức sự kiện

Nếu muốn có cơ hội trúng tuyển cao trong vòng phỏng vấn thì ứng viên cần chuẩn bị kỹ càng từ bước gửi CV xin việc. Cùng với đó, tìm hiểu và luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn nhân viên tổ chức sự kiện phổ biến sẽ giúp bạn có được sự tự tin tối đa, bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề mà nhà tuyển dụng đưa ra. Vì vậy, bạn còn chần chờ gì mà không tham khảo mẹo trả lời câu hỏi phỏng vấn phổ biến dưới đây.

MỤC LỤC:
I. Công việc của Nhân viên Tổ chức sự kiện
II. Những lưu ý khi xin việc làm Nhân viên Tổ chức sự kiện
III. Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Tổ chức sự kiện

Đọc thêm: Mô tả công việc Nhân viên Tổ chức sự kiện

Đọc thêm: Ngành tổ chức sự kiện có vất vả không? thu nhập như thế nào?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888