Phát triển kinh doanh khác biệt hẳn so với bán hàng. Nhân viên phát triển kinh doanh là người cố vấn đáng tin cậy cho khách hàng và đây cũng là chìa khóa cho mối quan hệ lâu dài, chiến lược, mang lại nhiều giá trị hơn bán hàng đơn thuần. Để thành công trong vai trò này, bạn sẽ cần phát triển những kỹ năng quan trọng nhất, phù hợp nhất.
Nhân viên phát triển kinh doanh chịu trách nhiệm về sinh kế của doanh nghiệp. Để một công ty có thể duy trì tính cạnh tranh thì Nhân viên phát triển khách hàng sẽ liên tục cung cấp giá trị tích cực để có khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại. Trên thực tế, các nhiệm vụ có thể phức tạp và cần tiến hành qua nhiều bước. Có các kỹ năng, phẩm chất sau đây sẽ là điều kiện tiên quyết để một Nhân viên phát triển kinh doanh làm việc hiệu quả.
Để trở thành nhân viên phát triển kinh doanh, cần có những kỹ năng gì?
1. Biết khách hàng muốn gì
Nhân viên phát triển kinh doanh phải là một người am hiểu khách hàng, hiểu doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ để từ đó cân nhắc đến các sáng kiến, chiến lược nội bộ. Việc hiểu khách hàng cho phép bạn điều chỉnh giải pháp, chiến lược tiếp cận của mình để phù hợp nhất, có sức thuyết phục và lâu dài nhất.
2. Thông minh về mặt cảm xúc
Bên cạnh đó, để xây dựng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng chủ chốt, Nhân viên phát triển kinh doanh phải là người có EQ cao, nói cách khác là bạn nên nhạy cảm, tinh tế, biết đoán ý người khác và thay đổi hành vi sao cho thích hợp nhất. Đồng thời, thông minh về mặt cảm xúc cũng có nghĩa là bạn hiểu được những "tín hiệu" của khách hàng, coi đó là những chỉ số quan trọng để tạo ra một mối quan hệ kinh doanh thành công. Hiểu điều gì thúc đẩy khách hàng của bạn, về tính cách, phong cách và kỳ vọng cơ bản của họ, thông qua đó bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ bền vững, tin tưởng lẫn nhau.
3. Am hiểu kinh doanh thời kỹ thuật số
Rất nhiều hoạt động kinh doanh ngày nay được thực hiện qua các giải pháp kỹ thuật số. Hình ảnh trực tuyến của cá nhân bạn như một Nhân viên phát triển kinh doanh nói riêng và công ty bạn nói chung là rất quan trọng.
Bạn phải thành thạo các phương pháp nghiên cứu để đánh giá khách quan về danh tiếng của công ty bạn so với đối thủ cạnh tranh. Khách hàng tiềm năng không chỉ nhìn vào công ty mà bạn đại diện, họ tin tưởng vào việc bạn hiểu biết và xử lý công việc nhanh chóng, nhất là khi họ cần có thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc thắc mắc và được bạn giải thích, chứng minh qua các thao tác
công nghệ thông tin chuẩn.
4. Giỏi chuyên môn
Một Nhân viên phát triển kinh doanh thực sự xuất sắc có kiến thức sâu về lĩnh vực họ kinh doanh. Nhìn chung, trình độ chuyên môn về giải pháp và ngành nghề cho phép bạn trở thành một phần của giải pháp, góp phần tạo nên giải pháp kinh doanh chứ không chỉ là người cung cấp giải pháp. Kiến thức và sự kế thừa, phát triển này làm cho bạn có giá trị hơn đối với khách hàng.
5. Kỹ năng giao tiếp và xây dựng niềm tin
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất với Nhân viên phát triển kinh doanh là duy trì sự trung thực và chính trực với khách hàng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Thông qua giao tiếp khéo léo, bạn hãy để khách hàng hiểu rằng họ có thể tin tưởng vào bạn và công ty của bạn cùng với các sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao. Hãy nhớ, bản thân bạn là người ủng hộ khách hàng, đừng bao giờ cho khách hàng lý do để nghi ngờ bất cứ điều gì bạn nói hoặc làm.
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố không thể thiếu đối với nhân viên phát triển kinh doanh
6. Cam kết, lạc quan
Nhân viên phát triển kinh doanh cần có sự tin tưởng vào công ty và giải pháp sản phẩm, dịch vụ mà bạn đại diện. Dù cho dù thế nào đi nữa, bạn luôn tin rằng mình đang mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình. Sự cam kết tổng thể trong mối quan hệ giữa người kinh doanh - khách hàng sẽ tạo nên mối quan hệ bền chặt nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần có cái nhìn tích cực về kinh doanh và cuộc sống nói chung vì không ai thích làm ăn với một người tiêu cực.
Làm tốt trong vai trò Nhân viên phát triển kinh doanh, bạn có cơ hội thăng tiến lên các vai trò như Trưởng phòng/
Giám đốc phát triển kinh doanh nhưng trước hết, bạn hãy dành thời gian để tự định hướng. Chăm chỉ, nghiêm túc rèn luyện các kỹ năng, phẩm chất kể trên sẽ giúp bạn chứng minh năng lực của bản thân và chinh phục những đỉnh cao mới trong sự nghiệp.
Bên cạnh đó, những kỹ năng mà một nhân viên phát triển kinh doanh sở hữu cũng sẽ là yếu tố quyết định bạn có được nhận khi gửi CV xin việc hay không. Ngoài kinh nghiệm thì kỹ năng là điểm mà nhà tuyển dụng chú ý để đánh giá ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển nhân sự. Do đó, nếu bạn chưa biết cách đề cập kỹ năng trong
CV xin việc cho Nhân viên phát triển kinh doanh ra sao thì hãy truy cập vào JOBOKO để được hướng dẫn chi tiết nhé.
MỤC LỤC:
1. Biết khách hàng muốn gì
2. Thông minh về mặt cảm xúc
3. Am hiểu kinh doanh thời kỹ thuật số
4. Giỏi chuyên môn
5. Kỹ năng giao tiếp và xây dựng niềm tin
6. Cam kết, lạc quan
Đọc thêm: Tại sao nên chọn nghề nhân viên phát triển kinh doanh?
Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp, bước đệm tạo đà thăng tiến trong sự nghiệp