Lateral Hiring là gì? các bước cần thiết để tuyển được "chuyên gia" về làm việc

07/07/2020 09:00
Các chủ doanh nghiệp và chuyên gia nhân sự đều biết về Lateral Hiring vì đây là một hình thức tuyển dụng đặc biệt, cần đầu tư nhiều công sức nhưng đồng thời cũng mang lại hiệu quả tích cực. Vậy Lateral Hiring là gì và Lateral Hiring có giúp doanh nghiệp thuê được chuyên gia?
Lateral Hiring là quá trình tìm nguồn cung ứng ứng viên thụ động phù hợp để lấp đầy một vị trí thích hợp, chuyên môn hoặc điều hành. Những người này thường không thể được tìm thấy nếu đăng tuyển dụng theo cách thông thường. Lateral Hiring phổ biến trong các ngành nghề như luật, khoa học và y học cũng như các doanh nghiệp lớn.

Tầm quan trọng của ​Lateral Hiring trong doanh nghiệp

1. Lateral Hiring là gì?

Lateral Hiring là một thuật ngữ trong tuyển dụng, nhân sự, đề cập đến một hình thức tuyển dụng đặc biệt. Lateral Hiring được sử dụng với 2 ý nghĩa khác nhau. Trước hết, Lateral Hiring là hình thức khi doanh nghiệp nhắm vào nhân viên của một doanh nghiệp khác trong ngành/đối thủ cạnh tranh, đưa ra các đề xuất hấp dẫn để kéo họ về đầu quân cho công ty mình. Những đề xuất này có thể là một mức lương cao hơn hoặc những lời hứa về cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.
Trong một số ngành nghề chuyên nghiệp, Lateral Hiring thường bị coi là một hành vi khó chấp nhận nhưng thực tế thì Lateral Hiring ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong trường hợp hợp đồng của nhân viên đó không hề ngăn chặn Lateral Hiring.
Một nghĩa khác của Lateral Hiring là một doanh nghiệp thuê mới một chuyên gia không có kinh nghiệm cụ thể trong vị trí này nhưng có danh tiếng, uy tín trong ngành. Lúc này Lateral Hiring mang đến sự thay đổi hoàn toàn trong sự nghiệp của người đó. Một ví dụ dễ hình dung là việc tuyển dụng một giáo sư đại học để trở thành giám đốc của một công ty.
XEM THÊM: Mẹo giúp nhà tuyển dụng chiếm ưu thế trong "cuộc chiến" giành nhân tài

2. Ưu điểm và nhược điểm của Lateral Hiring

2.1. Ưu điểm của Lateral Hiring

  • Doanh nghiệp gia tăng cơ hội thuê được nhân tài là các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm.
  • Nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.
  • Lateral Hiring chỉ tuyển dụng các ứng viên đủ điều kiện và tài năng, do đó doanh nghiệp sẽ không cần phải lo lắng về chất lượng ứng viên.
  • Gia tăng sức cạnh tranh trong nội bộ công ty cũng như trong ngành công nghiệp.
  • Có thêm những ý tưởng sáng tạo mới để thực hiện một công việc cụ thể, mang đến sự mới mẻ trong việc bắt đầu và thực thi các dự án.
  • Sự công bằng trong văn hóa làm việc.
  • Lợi ích quan trọng nhất là những nhân viên tuyển dụng bằng Lateral Hiring có thể đưa ra những ý tưởng mới hoặc thông tin về đối thủ cạnh tranh - những bên họ đã hợp tác, làm việc trước đó.

Ưu và nhược điểm của Lateral Hiring

2.2. Nhược điểm của Lateral Hiring

  • Lateral Hiring bị cho là có nguy cơ gây bất lợi cho phát triển bền vững của công ty. Vấn đề chủ yếu ở đây là đạo đức nghề nghiệp. Nhân viên mới được tuyển dụng và các nhân viên sau này có thể không được như kỳ vọng.
  • Đào tạo, đảm bảo ứng viên từ Lateral Hiring có thể thích nghi nhanh thường tốn thời gian và làm cạn kiệt các nguồn lực của công ty.
  • Có thể làm gia tăng tranh chấp nội bộ giữa các nhân viên hiện tại của công ty và nhân viên mới vì nhiều sự khác biệt về chuyên môn.
  • Nhiều cơ quan, tổ chức trung gian hỗ trợ Lateral Hiring có thể đưa ra hồ sơ hoặc tài liệu giả mạo.
  • Rủi ro về mặt pháp lý nếu hợp đồng của ứng viên có những quy định, điều khoản liên quan.

3. Lateral Hiring có giúp doanh nghiệp thuê được chuyên gia?

Theo một cuộc khảo sát, đề xuất hiệu quả nhất để giữ chân hoặc thuê một tài năng hàng đầu là một phần thưởng hiệu suất! Một đề xuất mạnh mẽ và thuyết phục để chống lại các đề nghị cạnh tranh là điều nên làm trong một đề xuất tuyển dụng bên thành công. Thuê nhân tài hàng đầu được các đối thủ của bạn thèm muốn đòi hỏi một đề xuất làm nổi bật thương hiệu của công ty bạn và một đề nghị mạnh mẽ có lợi cho nhà tuyển dụng trong ba năm tới về mặt thẩm định, vai trò và sự công nhận.

4. Các bước cần thiết để tuyển được "chuyên gia" về làm việc

Nếu không có ứng viên được xác định từ trước, nhà tuyển dụng sẽ phải chủ động hơn trong quá trình tiến hành Lateral Hiring. Mặc dù có rất nhiều chiến thuật khác nhau có thể được thực hiện nhưng nhìn chung các bước cơ bản sẽ bao gồm:

4.1. Xác định vị thế của ứng viên trong ngành

Ứng viên trong Lateral Hiring phải có hiểu biết sâu sắc về ngành nghề và có thể hiểu được tình hình, thách thức và cơ hội, triển vọng. Họ phải có một hồ sơ theo dõi đã được chứng minh là thành công trong ngành.

4.2. Xác định các kỹ năng quan trọng cần có

Các công ty sẽ chỉ lựa chọn Lateral Hiring khi phát hiện và chắc chắn rằng ứng viên có một kỹ năng cụ thể và rất ấn tượng. Là một nhà tuyển dụng, bạn phải biết chính xác về những kỹ năng cần thiết và tìm kiếm ứng viên theo hướng đó.

4.3. Xác định triển vọng tiềm năng

Sau hai bước đầu tiên, bạn có thể bắt đầu xác định ứng viên tiềm năng đáp ứng các tiêu chí. Mạng tìm kiếm của bạn có thể sẽ phải được mở rộng nhiều hơn qua nhiều địa điểm, vùng miền khác nhau.

4.4. Nghiên cứu kỹ lưỡng từng cá nhân

Một khi bạn đã biên soạn thành công danh sách ngắn các ứng viên Lateral Hiring tiềm năng, bạn phải nghiên cứu rất cẩn thận từng đối tượng. Ở cấp độ này, bạn có thể tìm thấy thông tin báo chí về những người này và các tổ chức họ làm việc hoặc đã từng làm việc trước đây. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng các nguồn tin bên ngoài, các mối quan hệ để hỏi thêm về họ.

4.5. Liên lạc kín đáo

Sau khi đã cân nhắc kỹ và tiếp tục thu hẹp danh sách ứng viên, nhà tuyển dụng có thể chính thức bắt đầu Lateral Hiring bằng cách tiếp cận, liên lạc với ứng viên. Đây là một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với Lateral Hiring và phải được sử lý với kỹ năng và sự thận trọng để tránh gây phản cảm, khó chịu cho ứng viên. Về cơ bản, khi liên lạc lần đầu, bạn càng ít nói càng tốt. Bạn có thể làm điều này qua điện thoại, email hoặc văn bản nhưng hãy đảm bảo rằng bạn chỉ sử dụng danh bạ bí mật.

Cách Lateral Hiring hiệu quả cho nhà tuyển dụng

4.6. Gặp gỡ

Nếu ứng viên tiềm năng bày tỏ thái độ không quan tâm đến cơ hội nghề nghiệp bạn đề xuất, hãy lịch sự cảm ơn, còn nếu họ muốn biết thêm trước khi quyết định, hãy gửi cho họ chi tiết đầy đủ về vai trò công việc. Giữ liên lạc một cách khéo léo và luôn cố gắng hẹn gặp càng sớm càng tốt. Trong Lateral Hiring, nhà tuyển không bao giờ nên yêu cầu ứng viên gửi CV.

4.7. Đàm phán

Lateral Hiring thường bước vào giai đoạn đàm phán từ rất sớm. Tại sao một ứng viên đang có công việc tốt, thành công lại có thể rời bỏ vị trí hiện tại và hợp tác với công ty bạn? Họ quan tâm đến lợi ích gì ngoài tiền lương,... Bạn hãy tìm hiểu và lấy đó làm điều kiện đàm phán. Trong trường hợp này, kỹ năng đàm phán tốt sẽ giúp bạn chiếm ưu thế và dễ dàng thuyết phục ứng viên về với công ty của mình.
XEM THÊM: Tuyệt chiêu cải thiện kỹ năng đàm phán hiệu quả

4.8. Đề xuất các gói lợi ích

Nếu một ứng viên tiềm năng trở thành một ứng viên thực thụ trong Lateral Hiring, nhà tuyển dụng phải nhanh chóng đưa ra đề xuất các gói lợi ích để thu hút sự quan tâm của họ. Hãy chắc chắn rằng lời đề nghị đáp ứng mong đợi của ứng viên.

Contingency Recruiting là gì? có nên sử dụng?

Bên cạnh hình thức tuyển dụng Lateral Hiring thì nhà tuyển dụng có đa dạng các lựa chọn khác như sử dụng dịch vụ Headhunt hay Internal Recruiting, Contingency Recruiting. Với những ai chưa hiểu rõ về các hình thức hay khái niệm này thì đừng bỏ lỡ thông tin Joboko cập nhật. Để biết Contingency Recruiting là gì? có nên sử dụng dịch vụ này không thì hãy theo dõi bài viết sau.

MỤC LỤC:
1. Lateral Hiring là gì?
2. Ưu điểm và nhược điểm của Lateral Hiring
3. Lateral Hiring có giúp doanh nghiệp thuê được chuyên gia?
4. Các bước cần thiết để tuyển được "chuyên gia" về làm việc

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888