Cũng gần giống với câu hỏi về
mục tiêu công việc của bạn trong 3 năm tới là gì, nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi về công việc mơ ước của bạn trong tương lai. Trước những câu hỏi về dự định, kế hoạch của bản thân thì bạn cần có mẹo để trả lời sao cho chuyên nghiệp nhất. Bạn có thể tham khảo những cách trả lời câu hỏi về công việc mơ ước dưới đây.
Hãy chuẩn bị trước cho câu hỏi về công việc mơ ước.
Quyết định công việc mơ ước của bạn
Hãy chọn vị trí lý tưởng mà bạn mong muốn trước cuộc phỏng vấn để có thể đảm bảo rằng bạn sẽ có câu trả lời hợp lý khi nhà tuyển dụng tiềm năng hỏi về công việc mơ ước. Câu trả lời của bạn có thể là sự kết hợp giữa các kỹ năng, giá trị và khả năng hiện tại mà bạn muốn phát triển. Bạn cũng nên cân nhắc trước về lối sống và thành tích mà bạn muốn xây dựng cũng như kiểu công việc có thể giúp bạn đạt được mong muốn đó.
Làm thế nào để trả lời câu hỏi "Công việc mơ ước của bạn là gì?"
1. Đề cập đến những kỹ năng bạn muốn sử dụng
Bạn có thể bắt đầu câu trả lời của mình bằng cách thảo luận về điểm mạnh và kỹ năng hiện tại của bạn cũng như cách các yếu tố đó liên quan đến công việc. Nếu bạn đã đề cập đến điều này từ trước, bạn vẫn có thể nói chi tiết hơn khi được hỏi về công việc mơ ước. Nhà tuyển dụng có thể sẽ không mong đợi bạn có mọi kỹ năng cần thiết cho công việc lý tưởng của mình, vì vậy câu hỏi này cũng cho bạn cơ hội đề cập đến các lĩnh vực mà bạn muốn phát triển.
Ví dụ: "Như tôi đã đề cập trước đó, tôi có 5 năm kinh nghiệm trong ngành thực phẩm, chủ yếu là tại các tiệm bánh. Công việc mơ ước của tôi là được tiếp tục làm việc trong tiệm bánh như một người quản lý. Nhiều nhà tuyển dụng trước đây nói với tôi rằng tôi làm việc tốt với mọi đồng nghiệp và có
kỹ năng giao tiếp tốt, vì vậy tôi muốn phát triển bằng cách ứng tuyển vào vị trí quản lý. Tôi cũng muốn cải thiện kỹ năng tài chính của mình bằng cách tìm hiểu thêm về ngân sách, bảng lương và bán hàng".
2. Mô tả chung về công việc
Thay vì thảo luận về một chức danh cụ thể, hãy trao đổi về nhiệm vụ và trách nhiệm chung của vị trí đó. Ví dụ, bạn có thể giải thích rằng mình thích làm công việc giúp đỡ mọi người và tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của họ. Bạn cũng có thể đề cập rằng bạn muốn làm việc với công nghệ mới nhất vì bạn thường dành thời gian rảnh để nghiên cứu các xu hướng và sản phẩm mới trong ngành.
3. Thảo luận về giá trị của bạn
Thảo luận về các giá trị của bạn có thể giúp nhà tuyển dụng tiềm năng đánh giá động lực của bạn và liệu bạn có cùng mục tiêu với công ty hay không. Đây cũng là đáp án quan cho câu hỏi "Vì sao bạn phù hợp với vị trí này?". Bạn có thể nói rằng điều quan trọng là phải có trách nhiệm với tư cách là một nhân viên để những người khác có thể tin tưởng vào bạn hoặc bạn luôn giữ thái độ tích cực. Nếu câu trả lời của bạn trùng lặp với các giá trị mà người phỏng vấn tìm kiếm, khả năng bạn trúng tuyển sẽ cao hơn.
Ví dụ: "Tôi rất coi trọng tinh thần đồng đội và giao tiếp, vì vậy tôi rất thích làm việc trong môi trường công việc nơi mọi người làm việc tốt với nhau và tự chịu trách nhiệm. Tôi luôn đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn và tôi cũng mong đồng nghiệp của mình làm điều tương tự".
Đừng quên nói về nhiệm vụ công việc và trách nhiệm chung của vị trí ứng tuyển.
4. Điều chỉnh câu trả lời của bạn phù hợp với vị trí công việc bạn đang ứng tuyển
Cho dù đưa ra câu trả lời tập trung vào kỹ năng và giá trị chung của bạn, bạn cũng nên chắc chắn rằng nó liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Khi bạn có thể lồng ghép thông tin giữa yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra với các phẩm chất và kỹ năng mà bạn sở hữu, có nghĩa là bạn đang chứng minh lý do bạn là người phù hợp.
Vậy nên, đừng quên đọc mô tả công việc trước cuộc phỏng vấn để bạn có thể đưa các mục này vào câu trả lời. Nếu bạn thấy rằng mình sẽ làm việc trong một nhóm, hãy đề cập rằng bạn thích làm việc với người khác để hoàn thành một dự án và liệt kê các thành công trước đây bạn có trong lĩnh vực này. Nếu xin vào vị trí lãnh đạo, hãy thảo luận về các vấn đề liên quan, bao gồm cả trách nhiệm giám sát. Đặc biệt, làm nổi bật các kỹ năng mềm như
kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục,... sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.