Mô tả công việc của Nhân viên truyền thông

10/10/2021 12:30
Việc làm nhân viên truyền thông phù hợp với những bạn trẻ có khả năng giao tiếp tốt, năng động, sáng tạo. Đây cũng là công việc có cơ hội nghề nghiệp đầy triển vọng trong tương lai và được đánh giá có mức thu nhập hấp dẫn. Tùy theo lĩnh vực ứng tuyển, nhân viên truyền thông sẽ cần đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể.
Cũng là một vị trí thuộc lĩnh vực truyền thông, báo chí, việc làm nhân viên truyền thông có dễ ứng tuyển không được nhiều bạn trẻ quan tâm. Để biết công việc nhân viên truyền thông chi tiết cũng như kỹ năng cần có để ứng viên đảm nhận tốt việc làm này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.
Nhiệm vụ của nhân viên truyền thông là gì?

I. Nhân viên truyền thông là gì?

Nhân viên truyền thông là những người lên kế hoạch, chuẩn bị nội dung, sự kiện để truyền thông nội bộ, quảng bá thương hiệu và các sản phẩm/dịch vụ công ty cung cấp. Họ phụ trách liên lạc trong tổ chức, giữa tổ chức và công chúng, phương tiện truyền thông để phát triển thương hiệu.

II. Mô tả công việc của nhân viên truyền thông

Mục tiêu của nhân viên truyền thông là tạo ra một hình ảnh thương hiệu tích cực cho doanh nghiệp. Họ thực hiện công việc của mình theo nhiều cách khác nhau, bao gồm đảm bảo tất cả thông tin liên quan tới hoạt động của công ty được chuẩn bị phù hợp và công bố đúng phương pháp.
Hơn nữa, nhân viên truyền thông cũng thường tập trung vào việc viết các thông cáo báo chí, duy trì danh sách liên lạc với các kênh truyền thông, viết và giám sát nội dung trang web cũng như phụ trách quan hệ công chúng nói chung. Nhìn chung, vai trò của nhân viên truyền thông rất đa dạng, tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.

1. Công việc của nhân viên truyền thông

Nhân viên truyền thông thường làm gì hằng ngày là thắc mắc của nhiều người tìm việc khi có ý định ứng tuyển. Để đảm nhận vị trí nhân viên truyền thông, bạn cần hoàn thành các yêu cầu công việc bao gồm:
  • Phối hợp với ban quản lý để phát triển và thực hiện các chiến lược truyền thông hiệu quả sau khi phân tích đối tượng mục tiêu.
  • Viết, chỉnh sửa và phân phối nội dung, bao gồm các ấn phẩm, thông cáo báo chí, nội dung trang web, báo cáo hàng năm, bài phát biểu và tài liệu marketing khác, truyền đạt các hoạt động, thông tin sản phẩm/hoặc dịch vụ của công ty.
  • Trả lời các câu hỏi của giới truyền thông, sắp xếp các cuộc phỏng vấn và đóng vai trò là người phát ngôn trong một số trường hợp.
  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ hiệu quả với các nhà báo và duy trì cơ sở dữ liệu truyền thông.
  • Tìm kiếm cơ hội để nâng cao danh tiếng của thương hiệu, điều phối các sự kiện công khai theo yêu cầu.
  • Duy trì hồ sơ truyền thông và đối chiếu phân tích số liệu.
  • Quản lý khủng hoảng truyền thông.

2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với nhân viên truyền thông

Đặc thù của việc làm nhân viên truyền thông là năng động, sáng tạo và tiếp xúc với nhiều người nên đòi hỏi phải có kỹ năng và kiến thức chuyên môn của ngành nghề. Một số yêu cầu về trình độ và kỹ năng của nhân viên truyền thông cụ thể như:
  • Bằng cử nhân chuyên ngành truyền thông, báo chí, marketing hoặc liên quan.
  • Kinh nghiệm làm việc trong vai trò nhân viên truyền thông.
  • Kỹ năng viết, tạo nội dung, chỉnh sửa hình ảnh và video.
  • Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời cả bằng văn bản và lời nói: Đây là kỹ năng quan trọng nhân viên truyền thông cần có bởi công việc đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với nhiều người để quảng bá, tuyên truyền, đưa thông tin. Nếu bạn chưa biết rõ về kỹ năng giao tiếp là gì thì hãy tham khảo bài viết nhé.
  • Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc.
  • Thành thạo Microsoft Office, hệ thống quản trị nội dung và nền tảng truyền thông xã hội (Facebook, Instagram, v.v.).

III. Mức lương của nhân viên truyền thông

Tuỳ vào hình thức làm việc, trình độ, kỹ năng và hiệu suất công việc, mức lương của nhân viên truyền thông có thể ở trong khoảng từ 3 đến 20 triệu/tháng. Thông thường, với vị trí toàn thời gian, một nhân viên truyền thông nhận khoảng 7,6 đến 12 triệu/tháng.
Đối với việc làm truyền thông ứng viên có thể tham khảo công ty Điền Quân tuyển dụng, đây là một trong số những doanh nghiệp lĩnh vực giải trí truyền thông lớn và có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên. Đặc biệt tại những doanh nghiệp lớn sẽ có mức lương thưởng, chế độ và đãi ngộ tốt, các bạn hãy nắm bắt cơ hội nhé.

IV. Làm sao để trở thành một nhân viên truyền thông giỏi?

1. Học tập để có bằng cử nhân và các chứng chỉ liên quan

Yêu cầu tối thiểu đối với nhân viên truyền thông thường là bằng cử nhân về quan hệ công chúng, truyền thông, báo chí hoặc một lĩnh vực liên quan. Khi học các ngành này, bạn sẽ được đào tạo khả năng viết, nói cũng như các kỹ thuật và nguyên tắc quan hệ công chúng, tạo thông điệp và chiến lược truyền thông. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhân viên truyền thông thường phải học thêm về cách tạo nội dung số để từ đó tiếp cận đối tượng rộng hơn.

2. Rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống

Đối với bất kỳ vị trí công việc nào, kinh nghiệm là một trong những tiêu chí được các nhà tuyển dụng ưu tiên. Trong trường hợp của nhân viên truyền thông, kinh nghiệm làm việc sẽ giúp bạn linh hoạt hơn, có khả năng xử lý tình huống tốt hơn.
Trước khi xin vào vị trí nhân viên truyền thông toàn thời gian, bạn có thể xin thực tập hoặc trợ lý truyền thông. Trong vai trò đó, bạn chủ yếu sẽ hỗ trợ nhân viên cấp trên, điều phối các sự kiện, hoạt động PR và theo dõi thông tin trên các kênh truyền thông.
Yêu cầu công việc nhân viên truyền thông chi tiết

3. Phát triển kỹ năng giao tiếp

Nhân viên truyền thông hay nhân viên PR cần có kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói. Đặc thù công việc của bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người - nhân viên trong công ty, sếp, báo chí,... Do đó, chỉ khi khéo léo trong giao tiếp, bạn mới có thể thực hiện công việc của mình một cách trơn tru.
Những người chọn theo học các ngành liên quan tới truyền thông thường thích nói chuyện, viết lách và tương tác với mọi người. Tuy vậy, trên thực tế, giao tiếp chuyên nghiệp có thể khác so với trao đổi thông thường. Bạn chỉ có thể cải thiện kỹ năng của mình qua học hỏi, rèn luyện và xử lý các tình huống thực tế.

4. Xây dựng mối quan hệ tốt

Xây dựng mối quan hệ tốt là một trong những yêu cầu quan trọng nhất với nhân viên truyền thông. Bạn có thể bắt đầu xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp của mình bằng cách tham dự các sự kiện trong ngành và tiếp xúc với các nhà báo, phóng viên.
Những ai yêu thích làm việc trong lĩnh vực truyền thông, báo chí thì ngoài vị trí nhân viên truyền thông, bạn có rất nhiều cơ hội khác như rất nhiều công ty tuyển nhân viên tổ chức sự kiện, hay ngành biên tập viên, phóng viên, chuyên viên truyền thông thương hiệu... Đặc biệt, ngành biên tập hiện nay trở thành một trong những việc làm hot nhiều người mơ ước. Để biết những vị trí công việc của ngành biên tập viên cụ thể, bạn đọc hãy truy cập vào bài viết JOBOKO giới thiệu. Qua đây, bạn sẽ nhanh chóng lựa chọn cho mình công việc ưng ý.

MỤC LỤC:
I. Nhân viên truyền thông là gì?
II. Mô tả công việc của nhân viên truyền thông
III. Mức lương của nhân viên truyền thông
IV. Làm sao để trở thành một nhân viên truyền thông giỏi?

Đọc thêm: Ngành truyền thông học những gì? có dễ xin việc?

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Truyền thông

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888