Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp cần tư vấn pháp lý. Tuỳ vào quy mô kinh doanh mà họ tìm chuyên viên pháp chế ở bên ngoài (các công ty cung cấp dịch vụ) hoặc thuê cá nhân/nhóm nhân viên pháp chế làm việc nội bộ. Công ty nào cũng muốn hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và khi gặp phải vấn đề pháp lý có thể đưa ra giải pháp, cách ứng phó chuyên nghiệp, tuân thủ luật pháp.
Trưởng phòng pháp chế là công việc nhiều bạn trẻ mơ ước
Trưởng phòng pháp chế quản lý, giám sát bộ phận pháp chế, xử lý và bao quát tất cả các công việc như chuẩn bị thoả thuận, tài liệu pháp lý để đảm bảo an toàn pháp lý cho tổ chức, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi được yêu cầu, xử lý các vụ kiện tranh chấp (nếu có), đảm bảo nhân viên công ty tuân thủ quy định nội bộ và luật pháp,...
Với doanh nghiệp có bộ phận pháp chế với nhiều nhân viên, chuyên viên pháp chế, trưởng phòng pháp chế chủ yếu là người chỉ đạo, giám sát và phê duyệt các tài liệu, quyết định. Nếu bộ phận có ít người hơn, trưởng phòng pháp chế có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ chuyên môn cụ thể. Công việc chính của trưởng phòng pháp chế bao gồm:
Để ứng tuyển vị trí trưởng phòng pháp chế, bạn cần có những kỹ năng thiết yếu
Trưởng phòng pháp chế của một doanh nghiệp cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
Nhờ bản mô tả công việc trưởng phòng pháp chế, nhà tuyển dụng có thể liệt kê đầy đủ các yêu cầu với ứng viên tiềm năng. Trong khi đó, ứng viên có thể tự so sánh và đánh giá xem bản thân có thực sự phù hợp với nghề nghiệp này hay không. Nếu bạn không đủ khả năng để ứng tuyển công việc trưởng phòng pháp chế thì cũng có thể trở thành nhân viên pháp chế. Qua thời gian trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn thì bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí mơ ước. Tham khảo công việc nhân viên pháp chế dưới đây để biết rõ hơn về việc làm này.
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của trưởng phòng pháp chế
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng đối với trưởng phòng pháp chế