Mô tả công việc của Giám sát kinh doanh

17/04/2020 02:35
Giám sát kinh doanh là một vị trí khá phổ biến trong các công ty, doanh nghiệp. Vậy công việc chính của họ là gì? Có giám đốc kinh doanh rồi thì có cần giám sát kinh doanh nữa hay không? Hãy cùng Joboko.com giải đáp những thắc mắc này trong bài viết mô tả công việc giám sát kinh doanh dưới đây nhé.

Làm việc dưới sự chỉ đạo của giám đốc kinh doanh, giám sát kinh doanh là người quản lý nhân viên kinh doanh bán lẻ và trực tiếp thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh khác, trong đó có báo giá và trưng bày sản phẩm với mục tiêu là đảm bảo kế hoạch doanh số đã đề ra. Để trở thành một giám sát kinh doanh giỏi, ít nhất bạn phải có bằng Đại học về các chuyên ngành kinh tế, marketing hoặc quản trị kinh doanh và bắt buộc phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ.

Yêu cầu công việc giám sát kinh doanh không quá khó

I. Mô tả công việc của Giám sát kinh doanh

1. Quản lý nhân viên kinh doanh

Giám sát kinh doanh là người chịu trách nhiệm hướng dẫn và tạo động lực cho nhân viên kinh doanh. Họ sẽ cùng với giám đốc kinh doanh để phân công công việc cho từng thành viên của phòng kinh doanh, tham gia vào quá trình phỏng vấn nhân viên bán hàng, đào tạo và đánh giá nhân viên,...
Khi mà đội ngũ bán hàng không đạt được mục tiêu mà công ty đã đề ra thì nhiệm vụ của một giám sát kinh doanh là phải vạch ra những chiến lược kinh doanh mới để cải thiện doanh số.

2. Giám sát việc thực hiện các hoạt động kinh doanh

Mô tả công việc giám sát kinh doanh sẽ không thể hoàn chỉnh nếu thiếu đi việc giám sát thực hiện các hoạt động bán hàng để nâng cao doanh số.
Ví dụ, giám sát kinh doanh làm việc trong một siêu thị hoặc cửa hàng dịch vụ sẽ phải giám sát việc phân loại và trưng bày sản phẩm. Họ sử dụng những kiến thức và thông tin thu thập được liên quan đến sở thích, thói quen, hành vi mua sắm,... của người tiêu dùng để xác định xem loại sản phẩm nào sẽ được bày bán ở khu vực nào trong siêu thị. Ngoài ra, giám sát kinh doanh cũng cần phải định giá chính xác mỗi sản phẩm và số lượng hàng hóa mà thị trường cần là bao nhiêu.

3. Viết báo cáo kinh doanh

Giám sát kinh doanh và chủ doanh nghiệp sẽ dựa vào báo cáo kinh doanh chi tiết để đánh giá hiệu suất bán hàng của mỗi sản phẩm và đưa ra quyết định. Khi đó, giám sát kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm soạn thảo nên những bản báo cáo này.
Họ sẽ sử dụng kỹ năng viết lách, thu thập và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sức mua của thị trường, hiệu suất bán hàng của từng cá nhân nhân viên kinh doanh, phản hồi từ khách hàng,... để viết nên một bản báo cáo đầy đủ và chi tiết nhất. Nếu cần thiết thì giám sát kinh doanh cũng có thể chủ trì một cuộc họp để báo cáo những thông tin này.

4. Giải quyết khiếu nại của khách hàng

Một trong những điều được nói đến nhiều nhất khi chia sẻ kinh nghiệm làm giám sát kinh doanh chính là khả năng giải quyết khiếu nại của khách hàng - chìa khóa để tìm kiếm những khách hàng trung thành và thu hút khách hàng tiềm năng mới. Giám sát kinh doanh chính là người phải tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng về những sản phẩm mà mình kinh doanh.
Ví dụ, khi một khách hàng đặt hàng trực tuyến và nhận về sản phẩm không đúng mẫu, giám sát kinh doanh bên cạnh việc tiếp nhận yêu cầu, đổi hàng cho khách thì còn phải xin lỗi khách hàng cũng như đưa ra biện pháp để tránh mắc phải những lỗi sai tương tự.

Những nhiệm vụ giám sát kinh doanh thường làm hằng ngày là gì?

5. Công việc khác

Bên cạnh những công việc chính như trên thì giám sát kinh doanh còn phải thực hiện những công việc khác như:

  • Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và đề xuất các phương án kinh doanh dựa trên những nghiên cứu đó.
  • Nghiên cứu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ nhiều kênh khác nhau.
  • Phỏng vấn, tuyển dụng và đào tạo nhân viên kinh doanh mới.
  • Tiếp nhận báo cáo kinh doanh từ nhân viên kinh doanh.
  • Trả lời câu hỏi từ khách hàng.
  • Hỗ trợ nhân viên kinh doanh chốt đơn và ký hợp đồng.
  • Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của nhân viên bán hàng theo tuần, tháng, quý.
  • Đảm bảo hoàn thành mọi mục tiêu doanh số đã đề ra.

II. Yêu cầu đối với Giám sát kinh doanh

Giám sát kinh doanh là người phải chịu trách nhiệm thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh và sự phát triển của công ty. Do đó, nhà tuyển dụng cũng luôn đặt ra những yêu cầu đặc biệt đối với vị trí này và thường được nêu rất chi tiết trong bản mô tả công việc hoặc khi phỏng vấn giám sát kinh doanh.

  • Có bằng Cử nhân về kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing, hoặc ngành nghề liên quan.
  • Có 2 năm kinh nghiệm chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng, sales hoặc một ngành nghề khác liên quan.
  • Có thành tích trong kinh doanh là một lợi thế.
  • Kỹ năng sử dụng máy tính tốt và thành thạo một hoặc một vài phần mềm, công cụ hỗ trợ công việc.
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng và giao tiếp tốt bằng văn bản.
  • Nhiệt huyết và quyết tâm trong công việc.
  • Có hiểu biết sâu sắc về các sản phẩm, dịch vụ của công ty và vị thế của nó trên thị trường.
  • Khả năng đa nhiệm, thực hiện công việc ưu tiên và quản lý thời gian hiệu quả.
  • Khả năng lãnh đạo.

Kỹ năng giám sát kinh doanh cần có để đảm nhận tốt vị trí

III. Mức lương của Giám sát kinh doanh

Mức lương của giám sát kinh doanh dao động trong khoảng 5 - 33,8 triệu đồng/tháng, trong đó mức lương trung bình khoảng 10,1 - 16,2 triệu đồng/tháng. Nếu như bạn làm việc trong các công ty lớn và cơ cấu công ty chia thành nhiều khu vực khác nhau thì mức lương giám sát khu vực của bạn sẽ thấp hơn một chút, trung bình khoảng 9,4 - 13,1 triệu đồng/tháng.
Thông thường khi tìm việc làm giám sát bán hàng, giám sát kinh doanh hay bất cứ các vị trí việc làm nào thì ứng viên đều quan tâm đến mức lương. Tuy nhiên mức lương này cao hay thấp còn tùy thuộc vào tính chất công việc và đặc biệt là năng lực của bản thân ứng viên. Nghệ thuật đàm phán lương trong quá trình phỏng vấn cũng là một nhân tố quyết định bạn có nhận được mức lương xứng đáng hay không.

Công việc của Giám sát Bán hàng

Cho dù bạn là ứng viên đi xin việc giám sát kinh doanh hay một nhà tuyển dụng đang tìm kiếm nhân viên cho vị trí này thì hy vọng bài viết mô tả công việc giám sát kinh doanh trên đây của JobOKO.com sẽ giúp bạn hiểu được mình có thực sự phù hợp hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm công việc giám sát bán hàng để lựa chọn cho mình việc làm ưng ý.

MỤC LỤC:
I. Mô tả công việc của Giám sát kinh doanh
II. Yêu cầu đối với Giám sát kinh doanh
III. Mức lương của Giám sát kinh doanh

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888