Kỹ sư điện là người chịu trách nhiệm thiết kế và lắp đặt hệ thống điện phức tạp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dân dụng. Để làm tốt ở vai trò này, họ cần có nền tảng kiến thức vững vàng và kinh nghiệm thực tế phong phú. Công việc cụ thể mà kỹ sư điện cần phải hoàn thành khi ứng tuyển vào vị trí này ở một công ty, doanh nghiệp ra sao sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết.
Đời sống càng phát triển thì càng không thể thiếu đi sự hiện diện của các thiết bị điện, điện tử. Các thiết bị này có mặt khắp nơi để phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người từ sinh hoạt đến sản xuất. Chính vì thế mà ngành kỹ sư điện hiện nay đang được các bạn trẻ theo đuổi rất nhiều. Để có được công việc như mình mong muốn trong các công ty, doanh nghiệp lớn, ứng viên phải vượt qua được các câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện và phải có kiến thức về công việc kỹ sư điện này nữa.
Công việc của Kỹ sư điện cụ thể là gì?
Công việc của kỹ sư điện là không hề đơn giản, người ta thường nói "
Kỹ sư điện: Nghề nguy hiểm đòi hỏi nhiều kỹ năng" quả thật không sai bỏi do tính chất công việc nên nó cần phải đòi hỏi rất khắt khe, yêu cầu trình độ cao, năng lực và đam mê với nghề. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của JobOKO.com để hiểu rõ hơn về công việc của một kỹ sư điện nhé!
1. Mô tả công việc của Kỹ sư điện
Ứng tuyển Kỹ sư điện, bạn sẽ phải đảm nhận các việc làm như:
- Thiết kế và tiến hành các chương trình nghiên cứu, áp dụng kiến thức về điện và vật liệu để đánh giá hệ thống điện, các sản phẩm, bộ phận và các ứng dụng. Cũng tương tự với công việc của kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đưa ra những sáng chế mới nhất cho chuyên môn của mình.
- Tuân theo các tiêu chuẩn của công ty, đảm bảo đáp ứng tất cả yêu cầu về thiết kế và thủ tục pháp lý.
- Hướng dẫn thợ điện, công nhân điện thông qua theo dõi, giám sát công việc của họ.
- Hoàn thành tất cả tài liệu, hồ sơ liên quan.
- Xác định và nỗ lực khắc phục các khiếm khuyết trong quy trình hiện tại.
- Thiết kế các phương pháp thử nghiệm để xác thực công suất của hệ thống và các thành phần; kiểm tra các đặc tính.
- Nghiên cứu yêu cầu của khách hàng để phát triển các sản phẩm điện; nghiên cứu và kiểm tra các phương pháp và vật liệu sản xuất, lắp ráp.
- Thiết kế và điều chỉnh thiết bị để phát triển và lắp ráp các thành phần.
- Xây dựng các phương pháp thử nghiệm để đảm bảo chất lượng sản phẩm; kiểm tra thành phẩm và công suất hệ thống.
- Thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin và xu hướng để lập báo cáo sản phẩm.
- Trả lời các yêu cầu và thắc mắc để cung cấp thông tin về kỹ thuật.
- Duy trì cơ sở dữ liệu về sản phẩm.
- Đào tạo và hướng dẫn nhân viên kỹ thuật khác để hoàn thành dự án.
2. Yêu cầu bằng cấp và kỹ năng với Kỹ sư điện
Kỹ sư điện là công việc đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Một số kỹ năng, phẩm chất cần có của Kỹ sư điện bao gồm:
- Cử nhân Kỹ thuật, chuyên ngành Điện, Điện tử, Viễn thông và Mạng.
- Hiểu biết về các hệ thống điện tử, có khả năng khắc phục các sự cố điện.
- Thiết kế phương pháp thử nghiệm.
- Sử dụng thành thạo AutoCAD hoặc phần mềm thiết kế khác.
- Kỹ năng quản lý thời gian, dự án.
- Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin, lập báo cáo quả nghiên cứu.
- Tính Tỉ mỉ, cẩn thận.
Những kỹ năng mềm thiết yếu của Kỹ sư điện chuyên nghiệp
3. Làm gì để trở thành Kỹ sư điện giỏi?
Muốn trở thành Kỹ sư điện giỏi thì bạn cần phải có sự học hỏi, nỗ lực rèn luyện sao cho hội tủ đầy đủ các phẩm chất, kỹ năng, thế mạnh như:
- Thiết kế mạch điện. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản nhất của một kỹ sư hệ thống điện. Thực tế thì đây là phần đầu tiên trong chương trình đào tạo nghề kỹ thuật điện, và nếu bạn không nắm vững kiến thức này bạn không thể tốt nghiệp được.
- Dụng cụ đo đạc và tính toán điện năng. Đọc hiểu và thao tác trên các dụng cụ điện một cách thành thạo là công việc chính của một kỹ sư điện. Kiểm tra dòng điện và cách các thành phần phản ứng với nhau là một phần không thể thiếu khi sửa chữa thiết bị cũ và chế tạo thiết bị mới.
- Tư duy phân tích. Là một kỹ sư điện, bạn thường xuyên phải suy nghĩ theo logic và ứng dụng kỹ năng tư duy sáng tạo trong công việc tốt nhất. Hơn nữa việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các giải pháp thay thế, phương pháp tiếp cận và chốt lại vấn đề cũng rất quan trọng, chính vì thế các bạn hãy cùng tìm hiểu thêm kỹ năng phân tích nhé.
- Kỹ năng tương tác. Để trở thành một Kỹ sư điện giỏi, bạn phải biết cách phối hợp làm việc với những người khác để làm việc teamwork và cách giao tiếp với khách hàng để hỗ trợ khắc phục sự cố.
Điều quan trọng để có được công việc kỹ sư điện là bạn cần phải thể hiện tốt kỹ năng, năng lực và niềm đam mê với vị trí ứng tuyển. Đặc biệt, nắm được các câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện phổ biến là điều cần thiết để bạn có cơ hội trải nghiệm trước khi bước vào tình huống thực tế. Nhờ đó mà ứng viên sẽ không bị bối rối, có sự tự tin, khéo léo và nhanh nhạy để thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng. Ngoài ra nếu bạn đang
tìm việc làm nhân viên kỹ thuật thì hãy cùng tham khảo thêm danh sách việc làm được cập nhật trên JobOKO.com để tìm hiểu và lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất.
Nhắc đến kỹ sư điện, chúng ta liên tưởng tới nhiều lĩnh vực khác nhau như kỹ sư điện nước, kỹ sư điện tử, kỹ sư điện công nghiệp,... Ngành kỹ sư điện vô cùng đa dạng nên ứng viên có rất nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề mình yêu thích. Vậy kỹ sư điện nước là làm gì? Yêu cầu của kỹ sư điện nước có khó không? Câu trả lời sẽ được JobOKO.com chia sẻ đầy đủ tại Blog việc làm để bạn đọc tham khảo.
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Kỹ sư điện
2. Yêu cầu bằng cấp và kỹ năng với Kỹ sư điện
3. Làm gì để trở thành Kỹ sư điện giỏi?
Đọc thêm: Ngành Kỹ Sư Điện thi khối gì? Nên theo học ở trường nào?
Đọc thêm: Học ngành điện ra có làm được kỹ sư điện công nghiệp không?