Nhân viên nhân sự là người tham gia vào hầu hết các chương trình và hoạt động liên quan đến bộ phận nhân sự của công ty. Công việc của họ về bản chất thiên về hành chính, tuy nhiên, ngoài công việc hành chính,
nhân viên nhân sự còn tham gia vào công tác tuyển dụng và các nhiệm vụ khác.
Do đó, nhân sự hay nguồn lao động trong doanh nghiệp có vai trò hết sức to lớn và là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động, sáng tạo của tổ chức. Điều tất yếu để duy trì và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thì hoạt động quản lý hành chính nhân sự phải được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra một số
câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự cũng một phần nào đó giúp đỡ cho nhà tuyển dụng, nhân viên nhân sự tiết kiệm được thời gian cho công việc khi phỏng vấn cho vị trí nhân sự.
Công việc cụ thể của nhân viên nhân sự là gì
Cùng với công việc của nhân viên nhân sự các bạn cũng có thể tham khảo thêm những
công việc của chuyên viên nhân sự và có sự so sánh đánh giá để thấy sự khác biệt của từng công việc. Từ đó bạn cũng dễ dàng hiểu được nhiều hơn từng chức danh và tùy thuộc công việc sẽ có vai trò đảm nhiệm khác nhau, hiểu rõ hơn đồng nghĩa với việc nắm bắt được sự phù hợp. Vì thế các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết để lựa chọn công việc của mình dễ dàng hơn nhé.
I. Công việc của Nhân viên nhân sự
Công việc điển hình hàng ngày của Nhân viên nhân sự bao gồm:
- Trả lời câu hỏi và thắc mắc của nhân viên công ty.
- Kiểm tra và trả lời email gửi đến.
- Soạn và phân phát tài liệu.
- Liên kết với các đối tác bên ngoài như công ty bảo hiểm, bệnh viện đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên và đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
- Nhập dữ liệu để cập nhật và duy trì hệ thống máy tính.
- Sắp xếp các cuộc hẹn và cuộc họp theo phân công của quản lý.
- Lập báo cáo và bảng tính theo yêu cầu cụ thể.
Ngoài công việc hành chính, nhân viên nhân sự còn thực hiện công tác tuyển dụng và nhân sự, bao gồm:
1. Quy trình tuyển dụng nhân sự
- Đăng quảng cáo tuyển dụng, sắp xếp và phân loại hồ sơ xin việc của ứng viên.
- Đặt lịch phỏng vấn và hỗ trợ quá trình phỏng vấn.
- Thu thập thông tin ứng viên.
- Đảm bảo hoàn tất kiểm tra trình độ học vấn, kinh nghiệm của ứng viên và thông tin người giới thiệu.
- Lập hồ sơ nhân viên mới.
- Theo dõi hoàn thiện chứng từ lương và phúc lợi của nhân viên.
- Cung cấp cho nhân viên mới các thông tin cơ bản về tổ chức.
- Trả lời câu hỏi của toàn bộ nhân viên mới.
2. Phúc lợi và bảng lương nhân viên
- Lập bảng lương nhân viên, trong đó đảm bảo theo dõi thời gian nghỉ phép, nghỉ ốm của nhân viên trên hệ thống.
- Trả lời các thắc mắc về bảng lương.
- Hỗ trợ giải quyết các sai sót về bảng lương.
- Tham gia vào công tác phúc lợi, chẳng hạn như giải quyết khiếu nại, đối chiếu báo cáo về phúc lợi và phê duyệt hóa đơn thanh toán.
3. Lưu giữ hồ sơ
- Lưu giữ hồ sơ và cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực hiện tại.
- Cập nhật phúc lợi nhân viên, tình trạng làm việc và hồ sơ tương tự.
- Lưu giữ hồ sơ liên quan đến khiếu nại, đánh giá hiệu quả làm việc và công tác kỷ luật nhân viênKiểm tra tài liệu để đảm bảo tất cả hồ sơ nhân viên cần có đều đã được lập và lưu giữ.
- Đối chiếu bảng lương, phúc lợi của nhân viên.
- Kiểm tra lương và phúc lợi, đề xuất hành động sửa chữa nếu có sai sót.
Yêu cầu công việc nhân viên nhân sự
II. Yêu cầu bằng cấp và kỹ năng với Nhân viên nhân sự
Để thực hiện tốt công việc ở vị trí nhân sự, các
kỹ năng mềm dưới đây có vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công và thăng tiến của mỗi cá nhân:
- Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên các ngành quản trị nhân lực, quản lý nhân sự, quản lý nguồn nhân lực,...
- Giải quyết vấn đề thành thạo, trong đó có khả năng xác định vấn đề và đưa ra giải pháp một cách kịp thời.
- Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe.
- Khả năng truyền đạt rõ ràng, cả bằng lời nói và văn bản, với các nhân viên trong công ty và phòng nhân sự, thuyết trình tốt trước nhóm và trong các cuộc họp.
- Khả năng đọc hiểu và diễn giải thông tin, trình bày số liệu khoa học, thu thập và phân tích thông tin.
- Làm việc theo hướng dẫn của trưởng phòng nhân sự, phản hồi sự chỉ đạo của quản lý và cải thiện kết quả làm việc thông qua các phản hồi, góp ý.
- Tư duy logic và quyết đoán trong công việc.
- Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý thời gian, sự linh hoạt trong công việc.
- Tìm kiếm và phân tích thông tin ứng viên.
- Kỹ năng tạo lập mối quan hệ (với nhứng viên, đồng nghiệp, cấp trên,...).
- Có kiến thức về công nghệ và có khả năng áp dụng những kiến thức này vào thực tế công việc (quản lý nhân sự công ty, tìm kiếm nhân sự mới,...).
Nếu các bạn vẫn chưa biết
học gì ra làm nhân viên nhân sự thì hãy cùng tham khảo để biết ngành học cùng những công việc phù hợp với chính ngành đó. Trên thực tế nếu bạn chưa có dự định sẵn cho bản thân để đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn có vẻ không dễ dàng, chính vì vậy hãy tìm hiểu và đưa ra cho mình những quyết định phù hợp nhất. Đặc biệt cùng tham khảo chi tiết các thông tin hữu ích được cập nhật trên Blog việc làm để có thêm kiến thức và thông tin cho quá trình lựa chọn việc làm nhé.
MỤC LỤC:
I. Công việc của Nhân viên nhân sự
II. Yêu cầu bằng cấp và kỹ năng với Nhân viên nhân sự