Nhà tuyển dụng quan tâm đến IQ, EQ hay EI của ứng viên?

23/07/2021 10:30
Khi tìm kiếm ứng viên, hầu hết mọi nhà tuyển dụng đều muốn thuê được những người giỏi nhất và phù hợp nhất nhưng liệu còn điều gì quan trọng hơn thế? Thực tế thì nhà tuyển dụng quan tâm đến IQ, EQ hay EI của ứng viên và vì sao?
Chắc hẳn bạn đã nghe nhắc nhiều đến IQ, EQ hay EI nhưng liệu đã hiểu rõ về từng thuật ngữ này? Trong quá trình tuyển dụng, nhiều công ty cũng áp dụng kiểm tra IQ, EQ hay EI của ứng viên để lựa chọn người phù hợp nhất. Hãy theo dõi bài viết sau để phân biệt cụ thể các chỉ số này nhé.

IQ, EQ, EI có gì khác biệt?

I. Phân biệt IQ, EQ và EI

IQ (Intelligence Quotient - Chỉ số thông minh) là tổng số điểm có được từ một tập hợp các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoặc bài kiểm tra được thiết kế để đánh giá trí thông minh của con người.
EQ (Emotional Quotient - Chỉ số cảm xúc) là khả năng của mỗi cá nhân để nhận ra cảm xúc của chính họ và của người khác, phân biệt giữa các cảm xúc khác nhau và gọi tên một cách thích hợp, sử dụng thông tin cảm xúc để hướng dẫn suy nghĩ và hành vi, và quản lý hoặc điều chỉnh cảm xúc để thích nghi với môi trường hoặc đạt được các mục tiêu.
EI (Emotional Intelligence - Trí thông minh cảm xúc), cũng thường được gộp chung với EQ là một thuật ngữ lần đầu tiên được đưa rabởi Daniel Goleman, liên quan đến sự tự nhận thức, tự điều chỉnh, động lực, sự đồng cảm và kỹ năng xã hội. Khi ai đó có những phẩm chất này, họ có khả năng làm việc tốt với người khác và có hiệu quả trong công việc, cuộc sống.

II. Nhà tuyển dụng quan tâm đến IQ, EQ hay EI của ứng viên?

Theo truyền thống, việc thuê những người giỏi nhất có nghĩa là tìm kiếm một người có IQ cao, điều này phản ứng năng lực, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, công việc của ứng viên. Chỉ số IQ cao đi kèm với sự đảm bảo rằng ứng viên hiểu được các quy trình kỹ thuật nhanh nhất, chính xác nhất và thậm chí có thể đề xuất cải tiến.
Tuy nhiên, chỉ số IQ cao không có nghĩa là ứng viên của bạn sẽ thành công tại nơi làm việc. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp hiện ưu tiên EQ cao và EI.
Một người có EQ và EI cao thể hiện các đặc điểm như:

  • Tính tự giác cao.
  • Có thể tự điều chỉnh.
  • Có động lực.
  • Thành thạo các kỹ năng xã hội nâng cao.
  • Cảm giác đồng cảm.

Vậy tại sao những kỹ năng này lại được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn so với việc một người có khả năng tính toán câu trả lời cho các vấn đề, bài toán nan giải? Câu trả lời là vì ai cũng phải làm việc với người khác.
Một người có khả năng tự nhận thức, có sự đồng cảm và thúc đẩy bản thân là điều tối quan trọng để họ thực hiện công việc của mình. Nó cũng đóng vai trò vào khả năng xây dựng các mối quan hệ của họ - điều cần thiết trong công việc.
Khi bạn có EQ, EI cao, bạn có thể quản lý tốt hơn các mối quan hệ giữa các cá nhân và tìm thấy sự chuyển đổi tự nhiên hơn sang vai trò lãnh đạo (ngay cả khi không được thăng chức). Những kỹ năng này cũng giúp bạn dễ dàng phục hồi sau thất bại, điều này rất quan trọng đối với nhân viên.

III. Lý do nhà tuyển dụng tuyển người có EI cao

Bộ Lao động Mỹ ước tính chi phí trung bình của một quyết định tuyển dụng sai lầm có thể tương đương tới 30% thu nhập tiềm năng trong năm đầu tiên của một cá nhân. Nhiều công ty đang từ bỏ phương thức tuyển dụng truyền thống để tránh điều này. Các công ty công nghệ như Google đang phụ thuộc nhiều hơn vào EI thay vì chỉ đánh giá IQ.
Một ứng viên có IQ cao, rất thông minh cũng không có nghĩa là họ có EI cao và sẵn sàng học hỏi từ những sai lầm. Họ thường thành công trong sự nghiệp, do đó không nghĩ đến các lựa chọn khác. Theo Laszlo Bock, tác giả cuốn sách "Quy tắc của Google", những kiểu ứng viên này không có khả năng tự nhận thức và tạo động lực để cải thiện bản thân.
Ngược lại, người lao động lý tưởng sẽ có IQ cao, có khả năng tiếp nhận và phân tích trong khi vẫn có những thuộc tính của một người có EI cao, có trí tuệ cảm xúc tốt. Hãy cùng xem xét một số lý do tại sao việc nhà tuyển dụng thuê được những người có EI cao quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp:

1. Khả năng giải quyết vấn đề

Khi phải đối mặt với một vấn đề, những người có EI cao sẽ muốn giải quyết nó càng sớm càng tốt. Họ không tập trung vào vấn đề thực tế hoặc kết quả đã xảy ra. Thêm vào đó, theo Travis Bradberry - chủ tịch công ty TalentSmart (Mỹ), những người có trí tuệ cảm xúc cao có thể giải quyết vấn đề hiệu quả nhất thay vì chỉ than thở về chúng. Ngoài ra, họ cũng có khả năng giữ bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng.

IE cao thể hiện khả năng gì của ứng viên trong tuyển dụng?

2. Khả năng quản lý cảm xúc

Thật thú vị, 90% những người thành công có kỹ năng quản lý cảm xúc của họ trong các tình huống bị áp lực để giữ bình tĩnh và kiểm soát. Họ cũng tích cực trong các trường hợp bất khả kháng.
Căng thẳng là một phần bình thường trong công việc. Tuy nhiên, miễn là nó không kéo dài thì nó vô hại và thực sự thúc đẩy. Trên thực tế, nghiên cứu từ Đại học Berkeley California (Mỹ) đã chỉ ra rằng sự khởi đầu của căng thẳng lôi kéo não bộ phát triển các tế bào mới, chịu trách nhiệm cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, hiệu ứng này chỉ được nhìn thấy khi căng thẳng không liên tục.
Những người có EI cao sẽ quản lý cảm xúc của họ, tạo ra một sự khác biệt lớn. Họ tự nhận thức và hiểu khi nào cần lùi lại một bước nếu mọi thứ trở nên hơi nặng nề hơn, trong khi người có EI thấp có thể để mình đi đến trạng thái không thể tiếp tục chịu đựng.
Vậy thì nhà tuyển dụng nên làm gì để tìm thấy những người có EI cao? Một số doanh nghiệp lớn sử dụng thang đánh giá hành vi, những người khác dùng big data (dữ liệu lớn để phân tích).

Blind Hiring (Tuyển dụng mù) là gì?

Để có thể tuyển được những ứng viên phù hợp thì phương thức tuyển dụng đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh việc chú ý đến các tiêu chí khi tuyển dụng dành cho ứng viên thì hình thức Blind Hiring (Tuyển dụng mù) cũng được nhiều công ty, doanh nghiệp quan tâm. Nhằm giúp các nhà tuyển dụng hiểu rõ về phương pháp này, Joboko sẽ cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.

MỤC LỤC:
I. Phân biệt IQ, EQ và EI
II. Nhà tuyển dụng quan tâm đến IQ, EQ hay EI của ứng viên?
III. Lý do nhà tuyển dụng tuyển người có EI cao

Đọc thêm: Nhà tuyển dụng đôi khi cũng mắc sai lầm

Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888