Bằng cách bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, tận dụng những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực truyền thông, nắm rõ những chính sách và điều luật về bảo mật và an toàn không gian mạng, bạn hoàn toàn có thể thích ứng và trở thành một nhà tuyển dụng thành công trong thời kỳ hậu Covid-19. Nói cách khác, đi cùng với thời đại kỹ thuật số, nhà tuyển dụng cần nâng cấp bản thân nhiều hơn, kết hợp các kỹ năng của ngành tuyển dụng với các kỹ năng công nghệ thông tin.
Để tuyển được nhân sự giỏi, kỹ năng nhà tuyển dụng cần có là gì?
Có một sự thật là những ứng dụng và nền tảng hỗ trợ làm việc trực tuyến đã và đang "xâm chiếm" mọi lĩnh vực trước cả khi Covid-19 diễn ra. Tuy nhiên, chỉ khi đặt vào bối cảnh khuyến khích cách ly xã hội, người ta mới thực sự thấy được tính hữu dụng và biết trân trọng phát minh này của loài người. Sau tất cả, đây các công cụ hỗ trợ gọi điện, họp video trực tuyến như Google Meet, Zoom, Skype,... là cách duy nhất kết nối nhà tuyển dụng với ứng viên của mình. Và như một lẽ đương nhiên, muốn làm tốt và đạt được hiệu quả công việc cao, nhà tuyển dụng cần làm chủ các nền tảng online này.
Trước và trong mỗi cuộc phỏng vấn, cần đảm bảo mọi thiết bị đều đã được chuẩn bị sẵn sàng từ hệ thống âm thanh, chất lượng đường truyền. Bên cạnh đó, xác định rõ nội dung cuộc trò chuyện, trọng tâm buổi phỏng vấn, kiểm soát thời gian hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng để đạt được mục tiếp giao tiếp cuối cùng.
Cuối cùng và trọng yếu nhất, kể cả phỏng vấn trực tiếp hay online, để thu hút và có được sự tin tưởng từ ứng viên, nhà tuyển dụng cần làm chủ kỹ năng thuyết trình, kiểm soát ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể, và nắm bắt tâm lý người nghe. Tông giọng có trầm có bổng, có ngắt có nghỉ, nhiệt tình, thân thiện, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc một cách bình tĩnh, tự tin là những phẩm chất nhà tuyển dụng cần trau dồi.
Trong trạng thái bình thường mới, chỉ đăng thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng như bình thường là chưa đủ. Có quá nhiều công ty cạnh tranh, quá nhiều vị trí tuyển dụng với cùng mức đãi ngộ hấp dẫn, trong trận chiến tranh giành ứng viên này, kẻ nổi bật mới là kẻ chiếm ưu thế.
Để làm được như vậy, không chỉ cần xây dựng hình ảnh công ty, giá trị cốt lõi ấn tượng, ý nghĩa với ứng viên, hãy tận dụng mọi cơ hội để tiến gần hơn. Điều này có nghĩa, đừng chỉ ngồi chờ đợi ứng viên tìm tới bạn, chủ động bày tỏ thành ý bằng cách tìm hiểu các phương thức liên lạc khác qua Facebook, Zalo, SMS, Email,... chẳng hạn.
Ai cũng biết rằng, trong ngành Marketing tiếp thị sản phẩm, lời lẽ thuyết phục luôn có một sự hấp dẫn chí mạng đối với khách hàng, thôi thúc họ mua dịch vụ hoặc sản phẩm. Nghề tuyển dụng cũng vậy, mỗi lời nói, câu chuyện nhà tuyển dụng chia sẻ đều có ảnh hưởng nhất định tới quyết định của ứng viên. Vì lẽ đó, cần phải có chiến lược lời nói cụ thể, nắm bắt các thông tin và mong muốn của ứng viên, ứng dụng chúng để có một buổi phỏng vấn thuyết phục, tiềm năng nhất.
Nhà tuyển dụng cần có kỹ năng gì để tiếp cận ứng viên hiệu quả?
Rõ ràng, công cụ hỗ trợ gọi điện và làm việc trực tuyến giúp loại bỏ mọi chướng ngại địa lý, tuy nhiên, trong không gian Internet mở như vậy, các tài liệu công ty, thông tin công việc sẽ khó mà được bảo mật như trước đây.
Để tránh rò rỉ thông tin cá nhân và công việc trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần đảm bảo nắm chắc mọi kỹ năng và quy định về an toàn thông tin mạng để phòng trừ và ứng phó với mọi viễn cảnh có thể xảy ra. Bạn có thể trang bị những kiến thức đó thông qua việc tự tìm hiểu hoặc tham gia các khóa học IT, bảo mật dữ liệu, từ cách thiết lập cuộc trò chuyện online tới các kỹ năng về bảo mật tường lửa, nâng cấp và quản lý kho dữ liệu.
Tuyển dụng là ngành có tốc độ phát triển và thay đổi theo thời cuộc nhanh, vì vậy, người làm công việc tuyển dụng cũng cần có sự nhạy bén để thích nghi và xây dựng được môi trường phát triển thuận lợi nhất!
MỤC LỤC:
1. Phỏng vấn online
2. Tranh thủ cơ hội tiếp cận ứng viên
3. Lời lẽ thuyết phục
4. Nắm chắc kỹ năng bảo mật, an toàn không gian mạng
Đọc thêm: Nhà tuyển dụng cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn ứng viên qua video?
Đọc thêm: Mới bước chân vào nghề tuyển dụng, bạn cần chuẩn bị gì?