Những lỗi sai chết người trong cách quản lý khiến nhân viên nghỉ việc

03/12/2019 17:16
Đối với một nhà quản lý mà nói, kỹ năng quản lý nhân viên quả thật là bài toán khó giải. Quản lý mà không tốt, nhân viên nghỉ việc cũng ảnh hưởng lớn đến công ty, vừa phải tuyển dụng lại vừa phải đào tạo lại nhân viên mới. Để học cách quản lý tốt hơn, dưới đây là những lỗi sai chết người trong cách quản lý khiến nhân viên nghỉ việc mà một nhà quản lý cần tránh.

Có nhiều nguyên nhân, lý do khiến nhân viên nghỉ việc, có thể là do môi trường làm việc hoặc cũng có thể là do chính cách quản lý thiếu chuyên nghiệp của các nhà quản lý. Nếu nguyên nhân là do cách quản lý, buộc một nhà quản lý phải xem xét lại cách quản lý nhân viên của mình như thế đã được chưa. Đặc biệt, khi bạn là nhân viên dưới sự quản lý của vị sếp như vậy, bạn cũng sẽ có những suy nghĩ tiêu cực như nhảy việc, nghỉ việc. Vậy trong trường hợp sếp khó tính quá, có nên nộp đơn xin nghỉ việc không? Đâu là lỗi sai trong cách quản lý của sếp? Các bạn cùng theo dõi để có câu trả lời nhé.

Khi sếp quản lý không tốt, nhân sẽ sẵn sàng bỏ việc, tìm việc làm mới

Những lỗi sai trong cách quản lý khiến nhân viên nghỉ việc

1. Không tìm được tiếng nói chung

Là người quản lý mà không hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho nhân viên cấp dưới của mình một cách rõ ràng sẽ dễ gây ra những hiểu nhầm và kết quả cuối cùng là cả 2 không tìm được tiếng nói chung. Nhân viên thì chẳng biết chính xác họ phải làm những gì, thậm chí nếu có làm thì cũng là làm sai.

Vì vậy nhiệm vụ của các nhà quản lý là làm sao để làm sao để hướng dẫn, giải thích cho nhân viên của mình một cách rõ ràng những yêu cầu, cách làm như thế nào trong việc, tránh để lãng phí thời gian cứ phải làm đi làm lại. Đừng làm cho xung đột nơi công sở diễn ra bởi điều này sẽ làm mất đi hình ảnh chuyên nghiệp, năng động của doanh nghiệp bạn, hãy biết giải quyết và xử lý một cách khéo léo.

2. Bỏ qua ý kiến của nhân viên

Quản lý đừng tự cho rằng mình biết tất cả, mà dù có biết thật nhưng biết không sâu bằng chính những nhân viên chuyên về mảng đó. Hãy học cách lắng nghe ý kiến từ những người xung quanh, tham khảo và hỏi ý kiến của nhân viên khi gặp khó khăn và đừng quên giữ thái độ cởi mở, tích cực. Hãy biết lắng nghe ý kiến của nhân viên, dù đó là những chia sẻ đóng góp chưa hoàn thiện. Đây cũng là bí quyết để sếp lấy được lòng nhân viên. Khi nhân viên yêu mến sếp, họ sẽ tập trung hiệu quả vào công việc hơn, chú tâm hơn và có sự kính nể nhất định đối với người quản lý.

3. Thuê nhầm người

Sai lầm chết người của quản lý là tìm kiếm và thuê nhân viên không có năng lực, trình độ chuyên môn kém. Trong một nhóm, tổ chức, một cá nhân không có năng lực sẽ ảnh hưởng đến kết quả làm việc của cả một nhóm.
 

4. Không cho nhân viên theo đuổi đam mê

Muốn nhân viên làm việc cống hiến hết mình, trước hết người quản lý, lãnh đạo phải biết tạo điều kiện, khuyến khích và động viên nhân viên của mình khả năng sáng tạo, theo đuổi đam mê, không nên quá khắt khe trong những vấn đề cá nhân riêng tư, tạo điều kiện, không gian cho nhân viên phát triển mọi mặt, kỹ năng, miễn là họ làm tốt việc là được. Quản lý mà càng khắt khe càng khiến nhân viên cảm thấy bất mãn, chán việc mà thôi.
Nghệ thuật quản lý là vô cùng quan trọng để nhân viên không đi tìm việc làm mới

5. Trốn tránh trách nhiệm

Đã là quản lý, đồng nghĩa với việc bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm những gì xảy ra, kết quả làm việc của nhóm mà bạn quản lý chứ không phải đổ lỗi cho người này người kia. Điều đó càng khiến bạn khó ghi điểm trong mắt nhân viên, đánh mất đi sự tôn trọng và niềm tin tưởng của họ đối với bạn.

6. Không biết hòa giải xung đột

Những cuộc tranh cãi, xung đột nơi công sở xảy ra như cơm bữa. Với vai trò là một người quản lý mà bạn không biết nhìn nhận, đánh giá nguyên nhân mọi vấn đề xuất phát từ đâu, giải quyết vấn đề thiếu công bằng, ưu ái người này hơn người kia, chẳng mấy chốc mà nhân viên bạn tuyển dụng tự rời bỏ công việc của mình chỉ vì cách quản lý thiếu chuyên nghiệp của nhà quản lý như bạn.

Trên đây là những lỗi sai chết người trong cách quản lý khiến nhân viên nghỉ việc mà một nhà quản lý cần biết và cần tránh nếu không muốn phải nhận những lá đơn xin nghỉ việc từ nhân viên của mình. Đặc biệt, nếu bạn đã quyết tâm xin nghỉ việc do môi trường công ty không phù hợp với mình nữa thì hãy cân nhắc ứng xử khéo léo. Lời khuyên dành cho bạn là xin nghỉ việc, đừng để sếp đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp

>> Bạn đang muốn tìm một mẫu cv xin việc ấn tượng, truy cập ngay Joboko.com để tải Cv xin việc về nộp cho nhà tuyển dụng nhé.
>> Đừng quên like và Share nếu bạn quan tâm tới bài viết và để lại ý kiến đánh giá bình luận bên dưới nhé.

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888