Những việc làm Hot cho cử nhân Quản trị kinh doanh

02/09/2021 15:30
Quản trị kinh doanh luôn là một ngành học hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ vì lĩnh vực rộng, nhiều cơ hội việc làm và khả năng phát triển nghề nghiệp. Bạn hãy cùng JobOKO tìm hiểu về những việc làm hot cho cử nhân Quản trị kinh doanh để có thể hình dung tốt hơn nhé.

Trong khi nhiều ngành nghề khác có thể thay đổi tuỳ thuộc vào xu hướng thị trường, sự phát triển công nghệ,... thì kinh doanh sẽ luôn hot. Để phát triển trong lĩnh vực kinh doanh, bạn nên có bằng cấp chuyên môn để tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách có hệ thống. Dĩ nhiên, đây là một ngành rất rộng và lúc bắt đầu theo học, sẽ hơi khó hình dung về công việc chính xác bạn muốn làm. Mặc dù vậy, có bằng cử nhân quản trị kinh doanh mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, kiếm tiền, thăng tiến lên vị trí quản lý và phát triển kinh doanh độc lập.

Học chuyên ngành quản trị kinh doanh có thể ứng tuyển việc làm nào?

I. Những việc làm hot cho cử nhân Quản trị kinh doanh

Sau đây là một số cơ hội nghề nghiệp bạn có thể theo đuổi với bằng cử nhân quản trị kinh doanh. Dĩ nhiên, chúng chỉ là một số công việc phổ biến nhất. Bạn cũng nên tự tìm hiểu về mức lương tiềm năng và triển vọng việc làm khác nhau dựa trên thành tích học tập và điều kiện làm việc ở từng thành phố.

1. Nhân viên kinh doanh/nhân viên sales

Nhân viên kinh doanh hay nhân viên sales là người phụ trách bán lẻ sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng của doanh nghiệp. Bạn sẽ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về những gì khách hàng quan tâm để có cách tiếp cận phù hợp, giới thiệu họ sử dụng sản phẩm như một giải pháp hiệu quả, đảm bảo toàn bộ quy trình diễn ra suôn sẻ. Nhân viên kinh doanh/nhân viên sales cũng tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới thông qua cơ sở dữ liệu và mạng kết nối.

2. Nhân viên marketing

Trở thành một nhân viên marketing cũng có thể một lựa chọn nếu bạn có bằng cử nhân quản trị kinh doanh. Với những kiến thức được học, bạn sẽ giúp các công ty phát triển thương hiệu, mở rộng kinh doanh thông qua việc phân tích dữ liệu thị trường, xác định xu hướng, tìm phân khúc thị trường và xây dựng chiến lược tiếp thị để ra mắt sản phẩm hoặc mở rộng thị trường sản phẩm/dịch vụ.

3. Nhân viên xuất nhập khẩu

Về cơ bản, nhân viên xuất nhập khẩu là người tìm kiếm nguồn cung hàng hoá hoặc thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, làm việc với đối tác và điều phối vận chuyển hàng hoá quốc tế. Bạn sẽ theo dõi các lô hàng, phân loại, xử lý thủ tục hậu cần. Đây là công việc có thu nhập cao và được nhiều bạn trẻ có bằng cử nhân quản trị kinh doanh lựa chọn. Thông thường, bạn cũng cần có trình độ ngoại ngữ tốt để làm nghề này.

4. Nhân viên sales admin

Nhân viên sales admin hỗ trợ các hoạt động kinh doanh tại văn phòng, xử lý các đơn đặt hàng trực tuyến hoặc qua điện thoại và email. Nhiệm vụ của bạn sẽ bao gồm kiểm tra tính chính xác của đơn đặt hàng và xuất hóa đơn, duy trì hồ sơ bán hàng và tổng hợp báo cáo bán hàng hàng tháng. Bạn cũng có thể được yêu cầu liên lạc với các bộ phận khác và nghiên cứu thị trường của các dòng sản phẩm mới. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, công ty tuyển nhân viên sale admin, vì thế đây cũng là một vị trí mà bạn cũng nên cân nhắc để cố gắng.

Các vị trí việc làm phổ biến cho ngành quản trị kinh doanh

5. Nhân viên kế hoạch đầu tư

Nhân viên kế hoạch đầu tư là một vị trí khác mà cử nhân quản trị kinh doanh có thể xem xét. Về cơ bản, bạn sẽ được giao nhiệm vụ tư vấn về quy trình vận hành, lập kế hoạch cho các chương trình kinh doanh, hỗ trợ, thúc đẩy các sự kiện kinh doanh đặc biệt, duy trì cơ sở dữ liệu và chuẩn bị tài liệu đánh giá triển vọng, tìm kiếm cơ hội đầu tư và lập kế hoạch.

6. Nhân viên chăm sóc khách hàng

Nhân viên chăm sóc khách hàng là người đại diện cho doanh nghiệp để hỗ trợ khách hàng. Bạn sẽ tương tác với khách hàng qua điện thoại, gặp trực tiếp trao đổi qua email, mạng xã hội. Chất lượng công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, uy tín của công ty.

7. Chuyên viên nhân sự

Trong khi theo học ngành quản trị kinh doanh bạn sẽ được tìm hiểu rất nhiều về quản trị: từ quy trình đến những vấn đề quan trọng khác. Trở thành chuyên viên nhân sự có thể là hướng đi của những bạn giỏi giao tiếp và thích lĩnh vực này. Bạn sẽ phụ trách hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực qua việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý, xây dựng quy trình tuyển dụng tối ưu.

8. Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng

Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng phụ trách kiểm soát quy trình từ mua vật tư, nguyên liệu để sản xuất cho đến khi bàn giao hàng hoá và nhận phản hồi từ nhà phân phối, khách hàng. Bạn sẽ xác định và đặt số lượng thích hợp, đàm phán giá cả với nhà cung cấp, giám sát,... Đây là một vị trí công việc dành cho những bạn có khả năng đa tác vụ, tổ chức và sắp xếp công việc một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.

9. Trở thành giảng viên

Nếu bạn có kết quả học tập tốt và muốn phát triển trong lĩnh vực đào tạo, bạn có thể cân nhắc học lên Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh để sau này trở thành giảng viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Ngày nay, các lớp đào tạo online, chia sẻ kỹ năng cũng rất phổ biến và đó là một hướng đi khác.

10. Tự kinh doanh

Tự kinh doanh cũng là một lựa chọn công việc với nhiều tiềm năng phát triển dành cho các bạn trẻ học quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, với hướng đi này, bạn cần kiếm được nguồn vốn. Bạn có thể bắt đầu kinh doanh từ sớm hoặc làm các công việc khác để tích luỹ kinh nghiệm, mối quan hệ, vốn trước khi thực sự bắt tay vào làm. Với việc tự kinh doanh bạn có thể kiếm được lợi nhuận cao nhưng đồng thời phải đối mặt với rủi ro.

Để đáp ứng yêu cầu việc làm ngành quản trị kinh doanh, bạn cần có kỹ năng gì?

II. Kỹ năng mà một cử nhân Quản trị kinh doanh cần có

1. Sự tháo vát, chủ động

Đây là một kỹ năng quan trọng mà tất cả các nhà tuyển dụng muốn thấy trong đội ngũ nhân viên của họ, đặc biệt là khi bạn ứng tuyển vào các vị trí ngành quản trị kinh doanh. Nếu bạn có thể chủ động đào sâu và tìm giải pháp mới cho các vấn đề hiện tại thì bạn sẽ được đánh giá cao hơn và giúp các kế hoạch kinh doanh diễn ra hiệu quả hơn.

2. Kỹ năng lập kế hoạch và nghiên cứu

Lập kế hoạch và nghiên cứu là kỹ năng không thể thiếu với những sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh. Bạn cần phải liên tục rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tất cả các vị trí công việc kể trên đều cần được thực hiện với kỹ năng này. Bạn sẽ nghiên cứu thị trường, khách hàng, lập kế hoạch tiếp cận và mở rộng kinh doanh, đánh giá số liệu để cải thiện hoạt động,...

3. Kỹ năng tổ chức

Những việc làm của ngành quản trị kinh doanh thường yêu cầu bạn làm việc với cường độ cao và đa tác vụ, do đó, kỹ năng tổ chức là vô cùng quan trọng. Bạn sẽ phải thành thạo trong lập kế hoạch, quản lý thời gian hợp lý, sắp xếp các cuộc đàm phán với khách hàng, nhà cung cấp,...

4. Kỹ năng lãnh đạo, giám sát

Những người học ngành quản trị kinh doanh thường có mục tiêu phát triển lên các vị trí quản lý hoặc tự kinh doanh trong tương lai. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát công việc rất quan trọng. Điều này cũng giúp bạn phối hợp với đồng nghiệp, cấp dưới, đảm bảo công việc kinh doanh được tiến hành có hệ thống và đạt hiệu quả tốt nhất.

Sự khác biệt giữa nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh có đa dạng các vị trí để bạn đọc lựa chọn, trong đó, nhân viên kinh doanh hay chuyên viên kinh doanh được khá nhiều bạn trẻ ứng tuyển. Bởi đây là các vị trí có yêu cầu không quá khắt khe nên sinh viên mới ra trường hay chưa nhiều kinh nghiệm cũng có thể đảm nhận. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai vị trí này, vậy phân biệt nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh như thế nào?

MỤC LỤC:
I. Những việc làm hot cho cử nhân Quản trị kinh doanh
II. Kỹ năng mà một cử nhân Quản trị kinh doanh cần có

Đọc thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? các trường đào tạo chất lượng

Đọc thêm: Có nên theo học ngành Quản trị kinh doanh không? dựa vào tiêu chí nào để quyết định?

  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888