Phó phòng kinh doanh là người trực tiếp hỗ trợ cho trưởng phòng kinh doanh thực hiện các công việc thuộc bộ phận, từ lên kế hoạch chiến lược mục tiêu cho tới quản lý nhân sự. Để trở thành phó phòng kinh doanh, bạn không chỉ cần có bằng cấp mà còn phải sở hữu các kỹ năng mềm khác như giao tiếp, lãnh đạo, quản lý, đào tạo,...
Vị trí phó phòng kinh doanh cần có những kỹ năng gì?
Ngay cả khi đã trở thành cấp trên của một nhóm nhân viên thì điều đó cũng không đồng nghĩa với việc bạn đã có đầy đủ kỹ năng để trở thành người lãnh đạo giỏi bởi kỹ năng lãnh đạo không phải ngày một ngày hai mà có. Bạn cần phải dành nhiều thời gian mới có thể phát triển và sở hữu được kỹ năng này.
Công việc của bạn là giúp đỡ và hỗ trợ các thành viên trong nhóm. Bạn cần phải thường xuyên và chủ động động viên, khích lệ cấp dưới cũng như quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh của mình. Ngoài ra, việc làm phó phòng kinh doanh cũng có thể hướng dẫn thêm cho các nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm. Đừng chỉ ngồi đợi yêu cầu từ cấp trên, hãy tìm kiếm những việc bạn có thể xử lý và bắt tay vào làm ngay lập tức.
Một số yếu tố giúp bạn phát triển kỹ năng lãnh đạo:
Đôi khi chúng ta nhầm lẫn giữa kỹ năng quản lý và lãnh đạo nhưng hai kỹ năng này không hoàn toàn giống nhau. Kỹ năng quản lý tập trung vào việc giám sát và trách nhiệm giải trình. Bạn cần có khả năng quản lý các hoạt động kinh doanh diễn ra mỗi ngày, đảm bảo đáp ứng các mục tiêu và không ngừng nâng cao chất lượng công việc.
Để cải thiện kỹ năng quản lý, bạn có thể tập trung xây dựng các kỹ năng đã nêu ở mục 1 và một số kỹ năng khác như:
Tìm kiếm và phát triển tài năng cho doanh nghiệp cũng là một kỹ năng được phát triển theo thời gian. Bạn có thể đề xuất cấp trên cho bạn tham gia quá trình tuyển dụng của công ty, đặc biệt là các buổi phỏng vấn. Đồng thời, dành một chút thời gian rảnh rỗi mỗi ngày để tạo dựng các mối quan hệ. Điều này sẽ rất hữu ích với bạn khi cần tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự cho công ty.
Một trong những nhiệm vụ của phó phòng kinh doanh là hướng dẫn nhân viên kinh doanh, đào tạo và tạo điều kiện để họ phát triển sự nghiệp cá nhân. Để thành công trong công việc, bạn cần nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên và bức tranh toàn cảnh của cả phòng kinh doanh.
Hãy tình nguyện trở thành cố vấn cho các thành viên mới và có ít kinh nghiệm hơn mình, học cách lắng nghe, giúp họ giải quyết khó khăn và đưa ra những đánh giá, góp ý mang tính xây dựng.
Kỹ năng cần thiết nhất của phó phòng kinh doanh là gì?
Kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch mục tiêu chiến lược là cực kỳ quan trọng đối với phó phòng kinh doanh. Vị trí quản lý này đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn và cụ thể hóa nó thành những chiến lược mục tiêu, kế hoạch cụ thể và sau đó là phân công công việc cho từng người trong bộ phận.
Là một phó phòng kinh doanh, bạn cũng cần phải nắm rõ tình hình hiện tại và có khả năng dự báo những xu hướng sẽ diễn ra trong tương lai để có những kế hoạch chuẩn bị hợp lý, đón đầu cơ hội và thách thức. Chỉ có như vậy thì công ty mới có thể phát triển và lớn mạnh.
Phần lớn thời gian của bạn sẽ dành cho việc gặp gỡ, trao đổi và giải quyết các vấn đề với nhóm kinh doanh. Do đó, bạn cần có khả năng làm việc và cộng tác với họ.
Không quá khó để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Bạn chỉ cần thường xuyên trò chuyện và tương tác với đồng nghiệp của mình về các mối quan tâm chung. Nếu người khác muốn xin ý kiến của bạn, hãy giải thích lập luận của mình một cách đơn giản và logic để họ có thể hiểu được những gì bạn đang trình bày.
Phó phòng kinh doanh sẽ là bước đệm quan trọng để bạn tiến lên các vị trí cao hơn như Trưởng phòng kinh doanh, Giám đốc kinh doanh. Mức lương khi đảm nhiệm công việc này cũng khá cao, có thể lên tới 40 triệu đồng/tháng. Bởi vậy, nếu bạn nhận thấy mình có đầy đủ những kỹ năng này thì đừng ngần ngại ứng tuyển phó phòng kinh doanh ngay đây là vị trí đầy triển vọng, và nhiều cơ hội phát triển.
MỤC LỤC:
1. Lãnh đạo
2. Quản lý
3. Tìm kiếm, tuyển dụng và phát triển nhân tài
4. Đào tạo, cố vấn
5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
6. Dự đoán tình hình kinh doanh
7. Giao tiếp và làm việc nhóm