Đảm nhận vai trò quan trọng, Property Manager là công việc nhiều người theo đuổi. Không chỉ mang đến cho bạn mức thu nhập hấp dẫn, công việc này còn mang đến cho bạn nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Vậy Property Manager thường làm gì? Muốn trở thành quản lý tài sản chuyên nghiệp, bạn cần sở hữu kỹ năng gì? Bài viết dưới đây vô cùng hữu ích cho các công ty tuyển Property Manager cũng như ứng viên tìm việc làm vị trí này.
Property Manager là tên tiếng Anh của vị trí quản lý tài sản. Đây là công việc vô cùng quan trọng trong các công ty, có mức thu nhập cao và đãi ngộ tốt. Nhiệm vụ chính của Property Manager là gì và những yêu cầu đối với công việc này như thế nào?
Làm thế nào để tuyển Property Manager trình độ cao?
Mục lục
I. Tổng quan về Property Manager 1. Property Manager là gì? 2. Mô tả công việc Property Manager 3. Yêu cầu công việc của Property Manager II. Mức lương của Property Manager
III. Property Manager cần có những kỹ năng gì? 1. Hiểu quy tắc, quy định về quản lý tài sản 2. Kỹ năng máy tính, cơ sở dữ liệu 3. Nhanh nhạy, hiểu tâm lý khách hàng và người thuê 4. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình IV. Chuẩn bị gì khi xin việc Property Manager?
I. Tổng quan về Property Manager
1. Property Manager là gì?
Property manager (Quản lý tài sản) là một cá nhân hoặc công ty được thuê để giám sát các hoạt động hàng ngày của một đơn vị bất động sản. Chủ sở hữu tài sản và nhà đầu tư bất động sản thường thuê người quản lý tài sản khi họ không muốn hoặc không thể tự quản lý tài sản của mình. Tổ hợp căn hộ, trung tâm bán lẻ và văn phòng kinh doanh là những loại tài sản thương mại phổ biến được điều hành bởi các nhà quản lý tài sản.
2. Mô tả công việc Property Manager
Property Manager thường phụ trách các công việc sau:
- Quản lý tất cả các khía cạnh của tài sản được giao.
- Thiết kế kế hoạch kinh doanh cho các tài sản được giao phù hợp với từng khách hàng.
- Kiểm tra và sắp xếp bảo trì để đáp ứng các tiêu chuẩn.
- Duy trì mối quan hệ tích cực, hiệu quả với người thuê bất động sản.
- Đàm phán hợp đồng thuê/hợp đồng với các nhà thầu một cách kịp thời và đáng tin cậy.
- Quảng cáo và tiếp thị các không gian trống để thu hút khách thuê.
- Thu thập các khoản phí phải thu và xử lý chi phí hoạt động.
- Phát triển và quản lý ngân sách hàng năm bằng cách dự báo các yêu cầu và phân tích phương sai, dữ liệu, xu hướng.
- Hoàn thành mục tiêu tài chính và báo cáo định kỳ về hiệu quả tài chính.
Việc làm Property Manager nhiều bạn trẻ theo đuổi
3. Yêu cầu công việc
Nhà tuyển dụng kỳ vọng ứng viên Property Manager đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Bằng cử nhân Quản trị kinh doanh, Tài chính, Kinh tế, v.v.
- Kinh nghiệm làm việc trong vị trí quản lý tài sản.
II. Mức lương của Property Manager
Tuỳ thuộc vào khối tài sản được giao quản lý mà thu nhập của vị trí Property Manager có thể khác nhau. Các nhà phân tích dự đoán nhu cầu đối với công việc này ngày càng tăng, dẫn đến khả năng mức lương của họ cũng có thể tăng từ 40 - 45%.
III. Property Manager cần có những kỹ năng gì?
Property manager cần có trình độ, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng cần thiết để xử lý tốt các tài sản của khách hàng, duy trì điều kiện của các bất động sản và tăng doanh thu cho khách hàng.
1. Hiểu quy tắc, quy định về quản lý tài sản
Property Manager cần phải hiểu rõ về quản lý tài sản và các khía cạnh tài chính liên quan. Chủ sở hữu tài sản muốn Property Manager là một chuyên gia, đáng tin cậy.
2. Kỹ năng máy tính, cơ sở dữ liệu
Kỹ năng máy tính (MS Office), làm việc với cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý, phân tích, thống kê sẽ giúp nhà quản lý tài sản đơn giản hoá quá trình xử lý, đảm bảo tính chính xác, chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn hãy trau dồi
kỹ năng công nghệ thật tốt để ứng dụng vào công việc đạt hiệu quả cao nhé.
3. Nhanh nhạy, hiểu tâm lý chủ tài sản và người thuê
Quản lý tài sản là người làm việc trung gian, cam kết quản lý tốt tài sản của khách hàng bằng cách cho những người có nhu cầu sử dụng thuê lại. Vì vậy, họ phải có sự nhanh nhạy, hiểu tâm lý của cả 2 bên liên quan.
4. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình giúp Property Manager tiếp cận, kết nối, tạo dựng và duy trì mối quan hệ với chủ tài sản và khách thuê tài sản. Để hiểu rõ hơn về
kỹ năng thuyết trình nhằm cải thiện theo hướng tích cực, bạn đọc tham khảo bài viết nhé.
Các công ty luôn chú trọng đến kỹ năng ứng viên khi tuyển Property Manager
IV. Chuẩn bị gì khi xin việc Property Manager
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến dành cho việc làm Property Manager mà nhà tuyển dụng có thể đề cập đến trong cuộc phỏng vấn. Bạn có thể chuẩn bị trước đáp án để gia tăng cơ hội có được công việc mơ ước.
- Bạn giám sát hoạt động hàng ngày tại ở các cơ sở bất động sản được giao quản lý như thế nào?
- Bạn xác định mức giá thuê phù hợp như thế nào?
- Phương pháp giải quyết tranh chấp của bạn là gì?
- Theo bạn, cách hiệu quả nhất để thu hút người thuê mới là gì?
- Bạn thường liên hệ với các công ty nào khi thực hiện dự án bảo trì?
- Bạn có sử dụng phần mềm quản lý tài sản cho mục đích lưu giữ hồ sơ không? Bạn giữ những loại hồ sơ nào?
- Theo quan điểm của bạn, các yếu tố quan trọng nhất của việc giữ gìn, quản lý tài sản mang lại lợi nhuận là gì?
- Đã bao giờ bạn phải đối phó với một người thuê quậy phá chưa? Bạn khắc phục tình hình như thế nào?
- Từ trước tới nay, bạn đã trục xuất bao nhiêu người thuê?
- Bạn từng sử dụng những dịch vụ pháp lý nào?
Bên cạnh vị trí Property Manager thì bạn cũng có thể tham khảo nhiều công việc khác như
General Manager, Operation Manager,... Những vị trí này đều được nhà tuyển dụng chú trọng và có mức thu nhập tốt, tuy nhiên yêu cầu công việc từng vị trí mang đặc trưng riêng. Vì vậy, tùy theo khả năng và sở thích mà bạn lựa chọn việc làm phù hợp với mình.